Không ít người muốn sử dụng Cà gai leo để cải thiện sức khỏe nhưng lại lo ngại chúng bị đắng như các loại thảo dược khác. Vậy Cà gai leo có đắng không? Chúng có mùi vị gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Đôi nét về Cà gai leo
Cà gai leo hay còn gọi là cà lù, cà vạnh, cà bò… có thân nhỏ chia thành nhiều nhánh, mọc leo hoặc bò dưới mặt đất. Thân của chúng có gai, lá có hình thuôn hoặc bầu dục, mặt trên xanh sẫm và mặt dưới nhạt. Hoa Cà gai leo có màu trắng hoặc hơi tím, quả hình cầu màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ tươi.
☛ Tìm hiểu thêm: Cây Cà gai leo có đặc điểm gì?
Cả thân, lá và rễ Cà gai leo đều được sử dụng làm thuốc. Chúng chứa các hoạt chất như glycoalkaloid, flavonoid, saponin steroid, alcaloid solasodin, diosgenin, solasodine… có rất nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Đặc biệt, thành phần glycoalkaloid còn có thể ức chế hoạt động của virus viêm gan B, ngăn chặn tiến triển của xơ gan, làm mát gan và giải độc gan hiệu quả.
Ngoài ra, cà gai leo cũng có các công dụng khác như tiêu độc, giảm đau, trị ho, giảm đau nhức xương khớp, chữa sâu răng…
☛ Xem chi tiết: Cà gai leo có tác dụng gì?
Cà gai leo có đắng không?
Cà gai leo có thể được sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi, dùng sắc uống hay pha trà đều được. Nhiều người muốn uống Cà gai leo nhưng lại e ngại, sợ chúng có vị đắng. Tuy nhiên Cà gai leo không đắng nhiều như các dược liệu khác, chúng chỉ có vị đắng nhẹ, khi nuốt lại thấy ngọt mát.
Ngoài ra, vị đắng của Cà gai leo cũng có thể thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện môi trường, tuổi của cây khi thu hái, phương pháp chế biến cũng như vị trí sử dụng là thân, rễ hay lá…
Mùi vị của Cà gai leo
Cà gai leo có mùi thơm tự nhiên đặc trưng. Theo nhận xét của nhiều người, chúng rất dễ uống. Nước Cà gai leo có màu vàng cánh gián, thơm nhẹ, không quá nồng và cho cảm giác thanh mát cùng chút vị đắng ngọt, rất dễ chịu để uống thường xuyên.
Cà gai leo có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như Cà gai leo khô, trà túi lọc hoặc cao… mỗi loại có thể mang một chút khác biệt trong hương vị. Theo đó, dạng khô hoặc trà túi lọc thường có mùi thơm thảo dược nhẹ, trong khi đó dạng cao thì thường có hương thơm nồng hơn nhưng vẫn khá dễ chịu.
Đặc biệt, trên thị trường hiện nay cũng các sản phẩm Cà gai leo dạng viên uống. Dạng này thường có mùi thơm nhẹ, và gần như không có vị quá rõ rệt lại vô cùng tiện lợi khi sử dụng nên rất được ưa chuộng.
Dùng Cà gai leo như thế nào để mùi vị thơm ngon?
Mỗi dạng bào chế Cà gai leo có thể được dùng theo một cách khác nhau để đảm bảo được mùi vị của dược liệu. Ví dụ:
Cà gai leo khô
Cà gai leo khô đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu. Chúng thường được sử dụng nhiều nhất ở dạng sắc uống. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị khoảng 30g Cà gai leo khô
- Rửa sạch, cho vào ấm, chế thêm nước và đun sôi
- Nước sôi vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp
- Chắt nước Cà gai leo ra bát, uống hết trong ngày.
Trà túi lọc Cà gai leo
Cà gai leo dạng túi lọc có cách dùng rất đơn giản. Ta có thể làm như sau:
- Chuẩn bị 1 – 2 gói trà túi lọc Cà gai leo
- Cho túi trà vào ấm, rót nước sôi vào sau đó chắt bỏ nước để loại bỏ tạp chất (tráng trà)
- Tiếp tục chế thêm một lượng nước sôi vừa đủ, đậy nắp ấm và chờ vài phút là có thể thưởng thức.
Cao khô Cà gai leo
Cách sử dụng cao khô Cà gai leo như sau:
- Chuẩn bị 1 – 2g cao khô Cà gai leo
- Cho cao khô Cà gai leo đã chuẩn bị vào 1 ly nước ấm khoảng 100 – 200ml
- Khuấy đều đều khi cao tan hết là có thể thưởng thức.
Cà gai leo dạng viên
Đây là dạng Cà gai leo có cách sử dụng đơn giản nhất. Ta chỉ cần dùng đúng số lượng viên uống theo hướng dẫn kèm theo sản phẩm, uống trực tiếp với nước lọc là được.
Nếu cần tư vấn chi tiết về Cà gai leo hoặc các sản phẩm của Tuệ Linh, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1800 1190 để được hỗ trợ nhanh nhất