Cà gai leo là dược liệu hàng đầu trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lí về gan. Hiện nay, cà gai leo vẫn được sử dụng phổ biến dưới dạng phơi khô. Đối với cà gai leo khô, chúng ta nên sử dụng như thế nào cho hợp lí. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!
Cà gai leo khô
Cà gai leo khô là gì?
Cà gai leo còn được biết đến với tên gọi khác như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm… Tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae.
Cây cà gai leo mọc hoang ở nhiều nơi, sống leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Thân nhẵn, hóa gỗ, phân nhiều cành nhiều nhánh có thể dài tới 6 m hoặc hơn.
Cành phủ lông hình sao và nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, xẻ thùy không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm từ 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt.
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9.
Cây cà gai leo mọc hoang ở nhiều nơi từ đồng bằng, trung du, vùng núi, cây thường dùng để làm hàng rào. Thu há vào quanh năm, lấy cả rễ, cành và lá. Thái lát, phơi khô hoặc sấy khô.
Cà gai leo khô là chính là cà gai leo tươi được phơi khô hoặc sấy khô. Cà gai leo khô dễ bảo quản và sử dụng được lâu hơn nên khi trồng đã đủ ngày đủ tháng, người dân thường đem phơi khô hoặc sấy khô dùng dần cho tiện
Công dụng cây cà gai leo
Cà Gai Leo đã được các nhà khoa học Viện Dược liệu Trung ương nghiên cứu và chứng minh Cà Gai Leo quý giá nhất ở hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng giải độc và bảo vệ gan, ức chế sự sao chép của vi rút viêm gan, ngăn chặn sự tạo thành sợi collagen, từ đó ngăn ngừa viêm gan vi rút và xơ gan. Cà Gai Leo còn đặc biệt an toàn, có thể sử dụng lâu dài và không có tác dụng phụ.
Cho đến nay, Cà gai leo là dược liệu duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động và đem đến những kết quả rất đáng khích lệ. Lần đầu tiên tại Việt Nam, chiết xuất từ Cà gai leo được kiểm chứng có hiệu quả giúp bệnh nhân viêm gan B giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh, hạ men gan, giảm nồng độ virus trong máu không thua kém thuốc tây y hiện đại
Cà gai leo tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.
Ngoài ra, rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.
Xem thêm: Cà gai leo mọc ở đâu cho chất lượng tốt nhất?
Cách sử dụng cà gai leo khô
Dạng sắc nước truyền thống là dạng dễ áp dụng nhất. Bạn chỉ cần mua Cà gai leo khô về hoặc mua dạng tươi về phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát về dùng dần. Nước sắc Cà gai leo có màu nâu vàng cánh gián, mùi thơm dễ chịu, có thể uống hàng ngày, rất hiệu quả trong bồi bồ gan, tăng cường và phục hồi chức năng gan. Cách sắc nước này cũng khá đa dạng, bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Dùng để tăng cường và phục hồi chức năng gan
- Cà gai leo 30g.
- Cà gai leo được sơ chế, rửa sạch, sau đó sắc với 1l nước, đun nhỏ lửa khoảng 10p thì ngừng.
Ngoài ra, có thể phối hợp Cà gai leo với các dược liệu khác để tăng cường hiệu quả hơn.
Bài thuốc 2: Kết hợp cà gai leo và mật nhân chữa viêm gan virut
- Cà gai leo 30g.
- Cây xạ đen 30g.
- Rễ cây mật nhân: 10g.
- Các vị thuốc đem đi rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, uống trong ngày.
- Nước sắc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng (do rễ cây mật nhân), nhưng lại rất đễ uống. Bệnh nhân viêm gan virus B có thể dắc uống hàng ngày thay nước lọc.
Bài thuốc 3: Kết hợp cà gai leo và giảo cổ lam điều trị gan nhiễm mỡ
- Cà gai leo 30g.
- Giảo cổ lam 30g.
- Dược liệu được rửa sạch, hãm với 1l nước. Dùng kiên trì hàng ngày trong 1 tháng có công dụng tốt trong hạ men gan hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải cứ mang cây Cà gai leo về sắc nước uống mà không cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, cách chế biến, thu hái, bảo quản. Nếu sử dụng không đúng thì có thể gây hại hơn. Người mua cần chú ý khi lựa chọn Cà gai leo khô bởi dễ mua nhầm lẫn hoặc pha trộn với các dược liệu khác, khi mua khô sẽ không thể phân biệt được có chuẩn hay không.
Do đó, để tránh nhầm lẫn, bạn nên mua tại Cà gai leo đã có thương hiệu uy tín. Ngoài ra, cách sử dụng này cũng không thúc hết được các dược chất quý trong cây Cà gai leo nên thích hợp với các trường hợp bị nóng gan, gan yếu, suy giảm chức năng gan, giải độc, bảo vệ gan, với các bệnh lý gan mật như viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… khi dùng cần có sự kiên trì và dùng đúng liều lượng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
☛ Xem thêm:: Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan