Cà gai leo được mệnh danh là vị thuốc quý, là “thần dược” tốt cho gan. Tuy nhiên khi đứng trước lựa chọn sử dụng Cà gai leo, nhiều người không khỏi thắc mắc “có nên uống Cà gai leo có tươi không?” hay “uống Cà gai leo khô hay tươi tốt hơn?”. Hãy đọc bài viết này để có thêm thông tin nhé!
Mục lục
Có nên uống Cà gai leo tươi không?
Cà gai leo là dược liệu quen thuộc trong Đông y. Chúng thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, cải thiện tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, chữa cảm cúm, hen suyễn…
Trong Cà gai leo tươi có chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa như flavonoid, sterol, acid amin, alkaloid, saponin với khả năng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần glycoalkaloid trong Cà gai leo đã được chứng minh có tác dụng giải độc, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả.
☛ Xem chi tiết: Công dụng chữa bệnh gan của Cà gai leo
Vậy có nên uống Cà gai leo tươi không? Câu trả lời là “CÓ”. Uống Cà gai leo tươi đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nhất là sức khỏe gan. Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng Cà gai leo tươi một cách bữa bãi, tránh việc uống quá nhiều có thể dẫn đến dị ứng, kích ứng tiêu hóa…
Cà gai leo nên uống tươi hay khô tốt hơn?
Với những lợi ích tuyệt vời mà Cà gai leo mang lại cho sức khỏe, việc uống Cà gai leo tươi hay khô tốt hơn nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Theo quan niệm dân gian, uống Cà gai leo khô có thể cho hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, trong khi đó Cà gai leo tươi sẽ phù hợp với các trường hợp cần giải nhiệt, giải độc gan. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm nghiên cứu để chứng minh cho kết luận này. Nhiều nhận định cũng cho rằng lượng hoạt chất trong cả 2 dạng chế biến này là ngang nhau. Thực tế, mỗi loại sẽ có những ưu – nhược điểm riêng.
Theo đó, Cà gai leo tươi có thể giúp giữ tối đa hương vị tự nhiên cũng như toàn bộ hoạt chất, tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là không thể bảo quản được lâu. Trong khi đó, Cà gai leo khô không giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên và lượng hoạt chất có thể bị thất thoát nhưng chúng lại có thời gian bảo quản dài, đem đến sự thuận tiện cho việc sử dụng.
Như vậy, có thể thấy ở dạng chế biến nào thì Cà gai leo tươi vẫn có những lợi ích nhất định. Việc lựa chọn uống Cà gai leo khô hay tươi tốt hơn sẽ phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng cần chú ý đến nguyên liệu, quy trình chế biến… để đảm bảo hiệu quả dược liệu cũng như an toàn khi sử dụng.
Cách sử dụng Cà gai leo
Cà gai leo được sử dụng phổ biến nhất ở dạng sắc nước và pha trà. Cách làm như sau:
Sắc Uống
- Chuẩn bị 1 nắm cành lá (khoảng 60g) Cà gai leo tươi hoặc 30g Cà gai leo khô
- Rửa sạch Cà gai leo tươi dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất
- Cho Cà gai leo vào nồi, thêm 1 lít nước và đun sôi
- Nước bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 10 phút
- Tắt bếp, chắt Cà gai leo ra bát và uống khi còn ấm.
Pha trà
- Chuẩn bị 60g Cà gai leo tươi hoặc 20 – 30g Cà gai leo khô
- Cà gai leo rửa thật sạch rồi đem cắt khúc
- Cho Cà gai leo vào ấm hoặc bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào tráng qua một lượt
- Thêm vào 1000ml nước sôi, ủ trong khoảng 20 – 30 phút là có thể dùng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chế biến Cà gai leo tươi
Lưu ý khi uống Cà gai leo
Theo Đông y, Cà gai leo có độc tính thấp nhưng chúng vẫn được đánh giá là rất an toàn. Đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc dùng Cà gai leo ở dạng tươi hoặc khô có thể gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có, khi sử dụng dược liệu này ta cần lưu ý:
- Không uống quá 60g/ngày với Cà gai leo tươi hoặc 30g/ngày với Cà gai leo khô. Các trường hợp dùng Cà gai leo để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều dùng phù hợp nhất.
- Uống nước Cà gai leo lúc còn ấm để tránh tình trạng lạnh bụng và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nước Cà gai leo ấm cũng có hương vị thơm ngon hơn.
- Nên uống Cà gai leo sau bữa ăn khoảng 30 phút, không uống lúc bụng đói để tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
- Không dùng Cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú…
- Người mắc bệnh thận, huyết áp hoặc đang trong thời gian dùng thuốc trị bệnh… tuyệt đối không tự ý sử dụng Cà gai leo khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, chất lượng của Cà gai leo tươi cũng được xem là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự an toàn, cũng như hiệu quả khi sử dụng. Tuy nhiên, điều này khá khó để kiểm soát.
Việc tự trồng Cà gai leo tại nhà khi không có đủ các yếu tố môi trường, thổ nhưỡng và kiến thức chuyên sâu về chúng cũng khó cho hàm lượng hoạt chất tốt. Trong khi đó, nếu không may mua và sử dụng phải Cà gai leo tươi không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng thậm chí còn có nguy cơ đầu độc gan, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Hiểu được điều này, cùng với mong muốn gìn giữ, phát triển cây thuốc Việt, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư vùng trồng Cà gai leo chuyên biệt tại xã Mỹ Thành – huyện Mỹ Đức – Hà Nội với diện tích lên đến 15ha. Tại đây, những cây Cà gai leo không chỉ được tuyển chọn kỹ càng từ nguồn giống mà còn được canh tác, thu hái theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO (tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới về thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu).
Đặc biệt, Cà gai leo được trồng tại vùng dược liệu Tuệ Linh không chỉ đảm bảo sạch mà còn có hàm lượng hoạt chất vượt trội, lên đến 0.75%, gấp 7 – 8 lần lượng hoạt chất quy chuẩn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố then chốt giúp các sản phẩm từ Cà gai leo của Tuệ Linh luôn được nhiều người tin dùng và được chuyên gia đánh giá cao.