Từ xưa tới nay Cà gai leo được coi là dược liệu hàng đầu sử dụng trong điều trị các bệnh lý về gan giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều sử dụng Cà gai leo để dùng mỗi ngày vì nhiều lợi ích với sức khỏe. Vậy Cà gai leo có tác dụng gì? Uống nhiều cà gai leo có tốt không?
Mục lục
Đặc điểm nhận diện cây cà gai leo
Cà gai leo là cây dược liệu quý được biết với nhiều tên gọi khác nhau như cà lù, cà quýnh, cà gai dây, gai cườm…Cây mọc leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất.
Thân cây nhẵn, hóa gỗ và được phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le nhau, mặt trên có gai, mặt dưới có lông, có hình dáng thuôn dài hoặc bầu dục. Hoa Cà gai leo màu trắng hoặc hơi tím, chụm lại với nhau từ 3 – 5 hoa, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhọn, thường nở vào tháng 4 – 6 hàng năm. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ mọng rất đẹp mắt, trơn nhẵn, cuống dài. Hạt dẹt màu vàng.
Cà gai leo mọc hoang ở khắp mọi nơi ở nước ta từ đồng bằng ven biển, trung du, miền núi… phổ biến nhất là các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thái Bình… Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ, thân lá. Sau khi thu hái, cây được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô.
☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin về cây thuốc cà gai leo
Cà gai leo chữa bệnh gì? – Tác dụng của Cà gai leo
Từ xưa, Cà gai leo được sử dụng trong điều trị bệnh lý về gan, giải độc gan, giải độc rượu bia. Ngày nay, một số nghiên cứu đã tìm thấy trong cây dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất quý như flavonoid, ancaloit, glycoalkaloid,.. với khả năng bảo vệ gan và nhiều công dụng với sức khỏe.
Một số tác dụng của Cà gai leo có thể kể đến như:
Tăng cường chức năng gan, thải độc gan
Các hoạt chất ancaloit, glycoalkaloid,.. trong Cà gai leo có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ gan, ngăn chặn sự tổn thương và hủy hoại tế bào gan, làm giảm men gan. Ngoài ra chúng cũng thúc đẩy đào thải độc tố và kích thích tái sinh tế bào gan, cải thiện chức năng gan, giúp gan làm việc hiệu quả hơn.
Theo ghi nhận trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái năm 1998 (được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải và GS.TS Nguyễn Phúc Hưng), chiết xuất từ cây Cà gai leo có hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ gan khỏi độc tính của TNT. Điều này thể hiện qua việc ngăn chặn tổn thương tế bào gan, kiểm soát sự gia tăng trọng lượng gan do nhiễm chất độc TNT và giảm thiểu dấu hiệu tổn hại gan trên mẫu vi thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh gan
Cà gai leo thường được dùng làm thuốc chữa bệnh gan, đặc biệt là bệnh lý viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Theo đó, Hoạt chất glycoalcaloid được tìm thấy trong Cà gai leo đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ trong điều trị viêm gan do virus, bao gồm cả viêm gan B.
Cụ thể, chúng có khả năng ngăn chặn sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, phòng chống viêm gan, đồng thời ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan, làm giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn đầu. Việc sử dụng Cà gai leo còn được biết đến với khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm triệu chứng của bệnh viêm gan.
Trong một nghiên cứu tiến sĩ Y học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa tại Bệnh viện Quân Y 103 (năm 1999), khi xem xét về tác dụng thực tế của Cà gai leo trong điều trị bệnh gan đã ghi nhận: sau 2 tháng sử dụng Cà gai leo, bệnh nhân đã có sự cải thiện rõ rệt về các triệu chứng viêm gan như da vàng, mệt mỏi, chán ăn… Đặc biệt, sau 3 tháng, nồng độ virus trong máu cũng giảm đáng kể.
Giải rượu
Từ xa xưa, người dân thuộc miền núi phía Tây Bắc nước ta đã dùng Cà gai leo để giải rượu, chống say, chống đau đầu vì rượu. Hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo không chỉ tốt cho gan mà còn có khả năng hỗ trợ gan trong quá trình chuyển hóa, đào thải ethanol – chất gây hại có trong rượu bia.
Theo ghi chép trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” của tác giả cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi, cà gai leo có công dụng chống say do rượu cực mạnh. Theo đó, trước khi uống rượu, nếu nhai và ngậm rễ Cà gai leo thì có thể uống nhiều rượu hơn bình thường. Ngoài ra, sau khi uống rượu, chỉ cần dùng một lượng Cà gai leo khô vừa đủ, đem sắc uống sẽ mau chóng tỉnh táo, không còn nhức đầu, mệt mỏi.
Người ta cũng thực hiện một thử nghiệm nhỏ, dùng Cà gai leo sao vàng, ngâm với rượu qua đêm, đến hôm sau vị rượu đã nhạt đi nhiều, nồng độ cồn trong rượu cũng giảm thấp. Điều này cho thấy Cà gai leo có thể phá giải độc cồn, từ đó giải rượu, làm giảm triệu chứng do say rượu bia gây ra.
☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng cà gai leo giải độc rượu bia
Ức chế một số bệnh ung thư
Trong Cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất có khả năng oxy mạnh, có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi tác động của gốc tự do.
Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự, dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có khả năng chống oxy hóa hữu hiệu, lần lượt là 47,5% và 38,1%.
Công trình nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng dịch chiết Cà gai leo có thể ức chế một số loại tế bào ung thư do virus gây ra, bao gồm tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF) và ung thư cổ tử cung. Hơn nữa, nó cũng có khả năng ức chế gen gây ung thư liên quan đến virus.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy các thành phần Solamnia A (có nhiều trong rễ Cà gai leo) và Solamnia B (có nhiều trong thân lá Cà gai leo) có khả năng giảm đau và chống viêm rõ rệt nên có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, theo quan điểm y học cổ truyền, Solamin có tính bình, không gây cảm giác nóng hay lạnh, có thể cân bằng thể nhiệt nên rất tốt cho người bệnh thấp khớp.
Chữa dị ứng
Các chiết xuất từ cây Cà gai leo có khả năng ức chế quá trình phân hủy tế bào mast, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng.
Ngoài ra, chúng cũng điều hòa hoạt động của các interleukin – protein có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch, từ đó giảm viêm và kiểm soát tình trạng dị ứng, cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra.
Một số công dụng khác
Cà gai leo cũng được biết đến và sử dụng với những công dụng khác như:
- Chữa cảm cúm: Thành phần flavonoid và alkaloid trong Cà gai leo có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể nên có thể làm giảm các triệu chứng cảm cúm.
- Chữa rắn cắn: Các hoạt chất trong Cà gai leo có khả năng chống viêm, giảm đau, loại bỏ độc tố nên còn được dân gian dùng để cấp cứu trong trường hợp bị rắn cắn.
- Chữa ho gà: Các alkaloid, tinh bột và lượng flavonoid dồi dào trong Cà gai leo có công dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên dược liệu này còn được dùng để chữa trị ho gà.
- Chữa hen suyễn: Chiết xuất từ cây Cà gai leo có khả năng ổn định tế bào mast – loại tế bào nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản, từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
Uống cà gai leo nhiều có tốt không?
Uống cà gai leo nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Cà gai leo là dược liệu lành tính, nhiều nghiên cứu cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào của chúng với sức khỏe.
Bên cạnh đó, Cà gai leo hiệu quả với một số bệnh lý liên quan tới gan, cần sử dụng lâu dài để đạt kết quả trong chữa trị. Vì vậy, có thể uống nước cà gai leo thường xuyên mỗi ngày thay cho các loại nước uống thông thường.
Tuy nhiên cũng KHÔNG NÊN lạm dụng điều này. Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Việc cố tình dùng liều lượng lớn và trong thời gian dài dễ gây ngộ độc.
Liều dùng và thời gian sử dụng Cà gai leo sẽ khác nhau tùy trường hợp. Ví dụ, người sử dụng cà gai leo để bảo vệ sức khỏe, tăng cường chức năng gan thường dùng 20 – 30g/1 ngày. Trường hợp chữa bệnh gan có thể dùng khoảng 100g hàng ngày, đồng thời kết hợp với các dược liệu khác như Mật nhân, Diệp hạ châu, Giảo cổ lam… để nâng cao hiệu quả điều trị. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y để nắm được liều dùng phù hợp.
☛ Tìm hiểu thêm: Bà bầu có sử dụng được cà gai leo không?
Tác dụng phụ của Cà gai leo
Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm được dẫn chứng chứng minh nào nói về tác dụng phụ khi sử dụng Cà gai leo. Song cũng không thể khắng định rằng Cà gai leo là dược liệu không có tác dụng phụ nào. Để tránh những tác dụng không mong muốn thì nên sử dụng Cà gai leo dạng chiết xuất và dạng cao bởi đây là những sản phẩm đã được xử lý về dược liệu chọn lọc những dược tính phù hợp, loại bỏ tạp chất để sử dụng và đúng liều lượng khuyến cáo. Với dạng khô thô tự chế biến thì người bệnh nên dùng đúng liều lượng hợp lý (khoảng 20-30g mỗi ngày) cũng như thời gian sử dụng phù hợp để hiệu quả.
Sử dụng Cà gai leo như thế nào để hiệu quả?
Tùy trường hợp cụ thể và mục đích sử dụng, cách dùng Cà gai leo sẽ khác nhau ở từng người. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc, đồng thời tuân thủ chỉ dẫn khi thực hiện.
Dưới đây là một số cách dùng tham khảo:
Sắc uống Cà gai leo
Đây là cách sử dụng Cà gai leo đơn giản và phổ biến nhất. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị: Thân lá và rễ cây cà gai leo khô 50 – 60g (liều dùng 1 ngày cho 1 người)
- Rửa sạch dược liệu
- Đổ nước vào và đun sôi
- Khi sôi vặn nhỏ lửa 10 phút
- Chắt nước thuốc uống hàng ngày thay nước lọc.
Hãm nước Cà gai leo
Với cách hãm nước Cà gai leo, ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian khi sử dụng.
- Cà gai leo rửa sạch, trụng qua một lần nước sôi, cho vào bình giữ nhiệt
- Thêm lượng nước đủ dùng vào hãm trong 30 phút
- Dùng uống hàng ngày và nên uống nước còn ấm.
Dùng Cà gai leo dạng viên
Phương pháp này khá tiện lợi, dễ dàng bảo quản và không mất thời gian chế biến, phù hợp khi mang đi xa. Đặc biệt là dạng viên được chiết xuất dưới dạng cao khô với hàm lượng hoạt chất được tính toán vừa đủ nên thường đạt được hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, trên thị trường sản phẩm viên uống Cà gai leo Tuệ Linh được chuyên gia và người dùng đánh giá cao trong việc bảo vệ và phục hồi tế bào gan, tăng cường chức năng gan, giảm men gan trong các trường hợp bị viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, gan bị tổn thương do dùng nhiều bia rượu, hóa chất,…
Kết hợp cà gai leo với dược liệu khác
Trong nhiều trường hợp, sử dụng Cà gai leo kết hợp với các dược liệu khác như Mật nhân, Giảo cổ lam, Bán chi liên, Diệp hạ châu… sẽ giúp làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Dùng cà gai leo và mật nhân
Cà gai leo và Mật nhân đều rất tốt cho gan. Sự kết hợp của hai dược liệu này được xem là bài thuốc hữu hiệu giúp điều trị các bệnh về gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B (theo lương y Hà Văn Tiêu – Chủ tịch hội đông y TP. Hà Nội) như sau:
- Chuẩn bị: Cà gai leo 30g, rễ Mật nhân 10g, Xạ đen 30g
- Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước hoặc hãm với 1 lít nước sôi, uống trong ngày
- Uống hàng ngày để đạt được hiệu quả.
Cà gai leo kết hợp Bán chi liên, cây An xoa
Cà gai leo kết hợp với cây An xoa và Bán chi liên được sử dụng trong các trường hợp người bệnh mắc bệnh lý như xơ gan, xơ gan cổ trướng.
Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị: Cà gai leo, An xoa mỗi vị 30g, Bán chi liên 15g.
- Đem rửa sạch các vị thuốc trên, sau đó sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml. Trường hợp người bệnh ăn uống ít có thể sắc cạn hơn.
- Chắt nước thuốc ra bát, uống 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa, tối sau bữa ăn.
Cà gai leo kết hợp Giảo cổ lam
Sự kết hợp giữa Cà gai leo và Giảo cổ lam có tác dụng hạ men gan, điều trị gan nhiễm mỡ khá hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị: Cà gai leo và Giảo cổ lam mỗi vị 30g.
- Hãm với 1 lít nước uống trong ngày.
- Kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả.
Bùi Hóa đã bình luận
Tôi sắc nước cà gai leo uống liên tiếp 1 tuần liền nhưng lại thấy bụng ậm ạch và đi ngoài. Cho hỏi như vậy là bị gì?
Kiên Trương đã bình luận
Chào anh Hóa. Cà gai leo được biết đến với nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là khả năng giải độc gan, giảm nồng độ virus viêm gan, tăng cường chức năng gan… Tuy nhiên, việc dùng cà gai leo với liều lượng lớn trong một thời gian dài có thể sẽ gây ngộ độc. Vậy nên anh Hóa có thể tham khảo bác sĩ và điều chỉnh lại lượng cà gai leo dùng mỗi ngày cho phù hợp. Ngoài ra, nếu anh thuộc thể trạng hàn huyết, thiếu máu, thiếu nước thì không nên dùng cà gai leo. Còn trường hợp anh đang sử dụng các loại thuốc như chống đông máu, giảm đường huyết, giảm huyết áp thì cần phải thận trọng khi sử dụng cà gai leo. Thân ái!
Hoàng Thị Bắc đã bình luận
Vườn nhà tôi có mọc lên mấy khóm cây cà gai leo này. Tôi có thể hái chúng vào phơi khô và pha trà uống để giải độc, mát gan được không?
Kiên Trương đã bình luận
Chào chị Bắc. Cà gai leo là dược liệu quý mọc ở nhiều tỉnh ở nước ta. Từ xưa, cà gai leo được sử dụng trong điều trị bệnh lý về gan, giải độc gan, giải độc rượu bia. Cà gai leo tươi có thể thu hái, phơi khô và sử dụng làm trà uống để giải độc gan, mát gan. Với cây cà gai leo tự mọc trong vườn nhà, chị nên kiểm tra kỹ xem đó có đúng là loại cà gai leo được dùng làm thuốc hay không (cà gai leo hoa trắng mới dùng làm thuốc còn loại hoa tím thì không). Đồng thời nếu thấy cây bị sâu bệnh hay cằn cỗi thì cũng không nên thu hái vì dược tính thấp. Thay vào đó, để yên tâm và tiện lợi, chị có thể đặt mua cà gai leo khô hoặc các sản phẩm được chế biến từ cà gai leo của công ty uy tín (chẳng hạn như Trà cà gai leo Tuệ Linh, viên uống cà gai leo Tuệ Linh…), được làm từ nguồn cà gai leo sạch chuẩn GACP của WHO.