Cách thu hoạch Cà gai leo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dược liệu này. Vậy thu hoạch Cà gai leo thế nào mới chuẩn? Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Đôi nét về cây Cà gai leo
Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như cà gai dây, cà bò, cà vạnh, cà lù… Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc, một số ở các tỉnh phía Nam.
Về đặc điểm hình thái, Cà gai leo có thân dài khoảng 60 – 100cm với nhiều gai và cành xòe rộng. Lá cây có hình trứng hoặc hoặc thuôn dài, mặt trên có gai và mặt dưới có lông mềm màu trắng. Thông thường, Cà gai leo sẽ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm và thời gian cho quả là vào tháng 9 đến tháng 12.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đặc điểm nhận biết cây Cà gai leo
Về mặt dược tính, Cà gai leo chứa nhiều thành phần quý giá, đặc biệt là Glycoalkaloid. Chúng được xem là dược liệu quý trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý viêm gan, xơ gan, viêm gan B… Ngoài ra, chúng cũng được biết đến với tác dụng giải độc, chống viêm, giảm đau…
☛ Xem chi tiết: Công dụng của Cà gai leo
Khi nào có thể thu hoạch Cà gai leo?
Khi cây Cà gai leo được khoảng 5 tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu ra hoa. Đây cũng là giai đoạn tán cây phát triển mạnh mẽ nhất. Để cây có thể sinh trưởng tối ưu, ta sẽ cần tiến hành tỉa cành, thu hoạch trước một phần. Điều này giúp cây nhận được đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình quang hợp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển, tạo điều kiện thu hoạch sớm hơn.
Vào khoảng tháng thứ 7 – 8, cây bắt đầu cho quả chín đỏ, ta có thể thu hoạch Cà gai leo lần hai, cũng là vụ chính thức. Đây là giai đoạn cây cho hoạt tính cao nhất, có khả năng phát huy tối đa giá trị dược liệu.
Thu hoạch Cà gai leo như thế nào?
Khi Cà gai leo đến thời điểm thu hoạch, ta nên chọn những ngày khô ráo để tiến hành. Nếu không may trời mưa hoặc độ ẩm không khí cao hãy tạm ngừng việc thu hái. Ngoài ra, nên thu hoạch Cà gai leo vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nắng gắt.
Việc thu hoạch có thể tiến hành thu hoạch như sau:
- Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như kéo hoặc liềm, găng tay bảo hộ và bạt sạch…
- Chọn những cành có lá xanh đậm, mướt, không sâu bệnh.
- Sử dụng kéo hoặc liềm cắt phần thân Cà gai leo tại điểm cách mặt đất 15 – 20cm để cây tiếp tục sinh trưởng cho vụ kế tiếp.
- Gom các cây Cà gai leo đã cắt lại, xếp theo một chiều thành từng đống nhỏ ở nơi có bóng râm. Không để Cà gai leo đã thu hoạch ở nơi có nắng chiếu trực tiếp bởi chúng có thể bị hấp hơi, gây nhũn lá.
- Khi bốc xếp, vận chuyển dược liệu về nơi tập kết cần có bạt khô lót, đồng thời thực hiện nhẹ nhàng, tránh đè nén khiến Cà gai leo bị dập nát.
Sau khi được thu hoạch, Cà leo sẽ cần được xử lý đúng cách trước khi sử dụng. Theo đó, phần lá Cà gai leo có thể được tách khỏi thân và phơi khô ngay sau khi thu hoạch, còn thân của chúng sẽ được cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 3 – 5cm rồi phơi khô. Quả của cây cũng sẽ được lọc ra, giữ lại những quả to, chín để thu hạt rồi phơi khô làm giống, chuẩn bị cho mùa vụ sau.
☛ Tìm hiểu: Kỹ thuật trồng Cà gai leo
Lưu ý khi thu hoạch Cà gai leo
Khi thu hoạch Cà gai leo ta cần lưu ý các vấn đề như:
- Kiểm tra cẩn thận cành và lá để loại bỏ những phần bị sâu bệnh hoặc hư hỏng.
- Không thu hoạch Cà gai leo khi cây còn non, chưa ra hoa kết quả, lá chưa chuyển màu xanh đậm.
- Đảm bảo các cả dụng cụ thu hoạch như kéo, liềm phải được làm sạch và khử trùng sau mỗi lần sử dụng, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh.
- Túi đựng trong quá trình thu hoạch cũng cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, tránh làm hỏng Cà gai leo.
- Sau khi thu hoạch, Cà gai leo cần được phơi hoặc sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Vùng trồng Cà gai leo cho hoạt chất vượt trội
Công ty TNHH Tuệ Linh tự hào là đơn vị tiên phong trong việc nuôi trồng, phát triển cây Cà gai leo tại Việt Nam với diện tích vùng chuyên canh lên đến gần 15ha tại Xã Mỹ Thành – Mỹ Đức – Hà Nội.
Khác với những cây Cà gai leo dại hoặc được nuôi trồng theo cách thông thường, Cà gai leo Tuệ Linh được trồng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đạt chứng nhận GACP-WHO (Thực hành tốt trong trồng trọt và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).
Để có được những cây Cà gai leo chất lượng, khu vực trồng Cà gai leo Tuệ Linh đã trải qua một quá trình xử lý nghiêm ngặt về mẫu đất và nguồn nước, nhằm đáp ứng tối ưu nguồn dinh dưỡng tự nhiên, đồng thời đảm bảo không tồn dư thuốc trừ sâu và các chất độc hại. Các cây mẹ sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng từ cây thuần chủng sẽ được nhân giống bởi các kỹ sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong môi trường ổn định như nhà kính, tránh sự thụ phấn chéo với các loại cà gai khác.
Mọi công đoạn nuôi trồng, chăm sóc và thu hái tại vùng trồng Cà gai leo Tuệ Linh đều được tuân thủ một cách tuyệt đối theo các tiêu chuẩn của GACP-WHO. Chúng sẽ được bắt sâu, nhổ cỏ hoàn toàn bằng tay, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Phân bón được sử dụng cho Cà gai leo cũng là phân vi sinh, được ủ bằng chính bã của chúng sau khi tách chiết hoạt chất. Tuệ Linh hoàn toàn nói không với các loại phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng hay các loại hóa chất độc hại, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
☛ Xem tiếp: Quy trình trồng Cà gai leo tại xã Mỹ Đức
Đặc biệt, theo kết quả định lượng tại Viện Dược liệu Trung ương, Cà gai leo tại vùng dược liệu Tuệ Linh có hàm lượng Glycoalkaloid đạt mức 0.75%, cao gấp 7 – 8 lần so với quy chuẩn. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng giúp Tuệ Linh phát triển thành công các sản phẩm như viên uống Cà gai leo Tuệ Linh, Giải độc gan Tuệ Linh, Giải độc gan Tuệ Linh Plus…