Cà gai leo hiện nay là loại dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về gan. Tuy nhiên, trong thực tế có khá nhiều người thường nhầm lẫn cà gai leo với các loại cà khác dẫn đến sử dụng không hiệu quả trong trị bệnh mà đôi khi còn mang độc hại vào thân. Cùng đọc bài viết dưới đây nắm được cách phân biệt cây cà gai leo chuẩn từ chuyên gia dược liệu.
Hình ảnh cây cà gai leo chuẩn ở cả dạng tươi và khô
Mục lục
Đặc điểm cây cà gai leo:
Cà gai leo chuẩn là dược liệu có đặc điểm sau:
- Cây thân leo nhỏ, sống nhiều năm. Cây thường leo bám vào thân của các cây khác hoặc bò sát trên mặt đất. Thân nhỏ, có nhiều nhánh, khi già hóa gỗ. Các cành của cà gai leo có phủ lông tơ dày, có gai cong màu vàng nhạt.
- Lá cây có hình bầu dục mọc so le quanh thân cây, hơi thuôn, xẻ thùy không đều, mặt trên có các gai nhỏ, mặt dưới có lông mịn màu trắng.
- Hoa thường mọc thành từng cụm 5-7 bông, màu trắng hình xim ở nách lá. Quả có hình cầu, mầu đỏ, căng và mọng.
- Cây thường ra hoa khoảng tháng 4-5, mùa quả vào tháng 7-9.
Cách phân biệt cà gai leo với các loại cà khác:
Cây cà gai leo là dược liệu dễ bị nhầm lẫn nhất trong dân gian, mà phổ biến là nhầm lẫn với các loại cà khác, trong đó có một số loại không được dùng làm dược liệu, thậm chí có loại còn có độc. Do vậy, dựa vào các đặc điểm cà gai leo ở trên, các nhà dược liệu học đã đưa ra cách phân biệt cà gai leo chuẩn như sau:
Cà gai leo hoa trắng và hoa tím
Nói về cách phân biệt cà gai leo thì đâu tiên chúng tôi sẽ nói đến 2 loại cà gai leo phổ biến nhất là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn rằng đây đều là 2 loại cà gai léo đúng. Tuy nhiên thực tế thì chỉ có 1 loại được dùng vào chế biến dược phẩm và tốt cho người bệnh gan.
- Cà gai leo hoa trắng: Đây là loại phổ biến, được sử dụng làm thuốc. Loại này có đặc điểm dây nhỏ, hoa màu trắng.
- Cà gai leo hoa tím: Loại này thường chỉ được dùng để làm hàng rào. Đặc điểm của cà gai dây hoa tím là có hoa màu tím, thân dây lớn hơn loại hoa trắng.
Phân biệt cà gai leo với cà dại:
Cà gai leo (trái) và cà dại (phải)
Do cà gai leo và cà dại bình thường có hình dáng khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai cây, dẫn đến sử dụng sai, giảm hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi để ý kĩ, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai loại cây này, dựa vào các điểm khác nhau cơ bản như:
- Về thân cây: Cây cà dại cao hơn cà gai leo, mọc đứng, thường cao từ 2-3m còn cà gai leo là thân leo nhỏ, có gai, mọc bò trên mặt đất hoặc bám vào các cây khác, thường chỉ cao từ 0.6 -1m.
- Lá cây: Lá cây cà dại to hơn cà gai leo. Chiều dài từ 5-10cm trong khi lá cà gai leo dài 3-4m.
- Quả: Quả cà dại có màu vàng, đường kính quả cà dại thường từ 10-15mm, lớn hơn quả cà gai leo (5-7mm).
Phân biệt cà gai leo và cà tàu:
Cà gai leo (trái) và cà tàu (phải)
Một số đặc điểm có thể dùng để phân biệt cà gai leo với cà tàu như:
- Toàn thân và lá cây cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống với các loại cà khác. Cây có nhiều gai sắc nhọn.
- Hoa: Cụm hoa tán nằm ngoài nách lá mọc thành từng chùm từ 3-5 cái, cánh hoa có màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời, có hình sao, rộng khoảng 2cm.
- Quả có lông tròn, có rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi, đường kính quả từ 2.5 – 3cm.
Trong khi đó, các đặc điểm của cà gai leo như:
- Thân nhẵn nhỏ, hóa gỗ, có nhiều nhánh nhiều cành, được phủ lông tơ và gai cong suốt chiều dài cành.
- Lá cây có hình bầu dục, hơi thuôn, mọc so le dọc theo thân cây, mặt trên có gai nhỏ, mặt dưới được phủ một lớp lông nhỏ.
- Hoa mọc thành các cụm từ 5-7 bông nhỏ màu tím nhạt ở nách lá.
- Quả có hình cầu mọng, lúc còn non có màu xanh sẫm, khi chín màu đỏ tươi bắt mắt.
Phân biệt cà gai leo với cà độc dược:
Cà gai leo (trái) và Cà độc dược (phải)
Cà độc dược cũng là loại cây hay bị nhầm lẫn với cà gai leo. Một số đặc điểm khác của cây cà độc dược với cà gai leo như:
- Thân: Cà độc dược có thân thảo, cao khoảng 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non màu xanh lục hoặc tím nhạt.
- Lá mọc so le, có hình trứng.
- Hoa to, nhìn tương tự hoa rau muống.
- Quả tròn, có gai sắc nhọn.
Cà độc dược có nhiều độc tố, nếu sử dụng nhầm, không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Do vậy cần phải nắm rõ đặc điểm của cà gai leo để tránh nhầm lẫn, nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
☛ Xem thêm: Đặc điểm nhận biết cây cà gai leo
Làm sao để mua được Cà gai leo chuẩn?
Như đã đề cập, cây cà gai leo rất dễ nhầm lẫn với các loại cà khác nên khi mua dược liệu khô sẽ rất dễ mua phải hàng “dởm”, bởi khi dược liệu khô sẽ không thể phân biệt được cà gai leo có chuẩn hay không. Do đó, để tránh nhầm lẫn giữa các loại cây với nhau, người bệnh có thể tìm mua cây tươi rồi tự chế biến thành cây khô để sử dụng lâu dài hoặc tốt nhất nên mua của các công ty có thương hiệu tuy tín.
Tuy nhiên, cách sử dụng Cà cai leo khô sắc nước thường mất thời gian và nếu chế biến không đúng cách cũng có thể làm mất đi công dụng của cây cà gai leo. Vì vậy, một lựa chọ tối ưu cho các bạn chính là tìm mua sản phẩm ở dạng viên. Giải độc gan Tuệ Linh tự hào là sản phẩm hàng đầu bào chế từ cao Cà gai leo kết hợp với Mật nhân.
Giải độc gan Tuệ Linh đã được nghiên cứu bài bản, thử nghiệm lâm sàng tại các trung tâm dược lý, bệnh viện trung ương, chứng minh là sản phẩm:
- Hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, viêm gan do rượu, người suy giảm chức năng gan.
- Giúp hạ men gan hiệu quả.
- Làm chậm sự tiến triển của xơ gan, tăng cường và phục hồi chức năng gan.
- Giải độc và bảo vệ tế bào gan.
Tìm nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất TẠI ĐÂY
Tóm lại:
Trên đây là bài viết về cách nhận biết cây cà gai leo với các loại cây họ cà khác. Hi vọng bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn đọc biết cách nhận biết đúng cây cà gai leo đúng hoa trắng để dùng tốt cho người bệnh gan. Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh gan, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 1800.1190 để được các chuyên gia tư vấn.
Nguồn tham khảo:
Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc.