Cà gai leo vốn được gọi là dược liệu vàng bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Tuy nhiên, cà gai leo có mấy loại, loại nào tốt cho gan thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm kiến thức về loại dược liệu quý này.
Cà gai leo có mấy loại?
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà quánh… Là loại cây thân nhỏ, có chiều dài khoảng 1m hoặc hơn, thường mọc trên mặt đất hoặc leo lên thân của cây khác và phân thành nhiều nhánh nhỏ. Thân cây nhẵn, hóa gỗ khi già. Lá mọc so le nhau, hình thuôn hoặc bầu dục, hai mặt có lông mềm, mặt trên có gai. Cành cũng phủ lông trắng và có gai cong màu vàng.
Hoa Cà gai leo có hình xim ở kẽ lá, quả khi chín mọng có màu đỏ, hạt dẹt màu vàng. Để phân biệt cà gai leo có mấy loại, người ta dựa vào hoa.
Cụ thể, Cà gai leo có hai loại:
- Cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn thường được dùng để chế biến thành thuốc.
- Cà gai leo hoa tím với dây lớn, lá to và dày hơn thì ít được sử dụng hơn. Ở một số vùng người ta trồng làm hàng rào.
Ngoài ra, Cà gai leo còn rất dễ bị nhầm lẫn với cây Cà dại hoa tím hay còn gọi cà thorel (có tên khoa học là Solanum thorelii Bonati). Đây là loại cà có hình thái cây rất giống cây cà gai leo nhưng không được dùng làm dược liệu vì tác dụng dược lý của nó rất yếu. Để phân biệt rõ 2 loại cà này chỉ có cách dựa vào hình thái hoa của cây:
Cà gai leo hoa trắng | Cà dại hoa tím (Cà thorel) |
– Hoa có 4 cánh rời. – Có màu trắng hoặc chỉ hơi phớt tím – Mùa hoa thường ra vào tháng 4 – 6. |
– Hoa có 5 cánh liền – Có màu tím – Mùa hoa thường vào tháng 7-9 |
Một số loại cà khác cũng hay bị người dân nhầm lẫn với cây Cà gai leo nên bạn đọc cũng cần nắm được thông tin cơ bản để phân biệt và lựa chọn Cà gai leo chuẩn:
Cà tàu | Cà dại | Cà gai | Cà độc dược |
Mặt lá không có lông, cây ít phân cành, quả xanh có khoang, khi chín có màu vàng đến cam. | Cây có độc. Lá lớn, ít lông tơ. Hoa 5 cánh liền, mọc thành chùm | Cây chi chít gai, không có lông. Quả lớn trên 1-2cm. Cây độc, chỉ dùng ngoài chữa mụn nhọt, không được uống | Cây độc, dùng để chữa hen, có tác dụng hoàn toàn khác với cây cà gai leo. |
Cà gai leo loại nào tốt cho gan?
Với 2 loại Cà gai leo thì chỉ Cà gai leo hoa trắng được dùng làm thuốc với những tác dụng tuyệt vời lên gan. Từ lâu, các sách y học cổ truyền đã ghi nhận cà gai leo hoa trắng như một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là hỗ trợ sức khỏe gan. Có khả năng giúp làm mát gan, giảm tình trạng gan yếu, và hỗ trợ làm giảm triệu chứng như nổi mẩn ngứa, vàng da, chướng bụng… do gan kém.
Kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy việc dùng nước sắc cà gai leo trước và sau khi uống rượu bia sẽ giúp cơ thể nhanh tỉnh táo hơn, giảm cảm giác đau đầu và mệt mỏi do tác động của cồn.
Hàng loạt công trình nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra Cà gai leo hoa trắng chứa các hoạt chất có lợi cho gan như glycoalcaloid, flavonoid, giúp ngăn ngừa tổn thương gan và hỗ trợ cải thiện chức năng gan, bảo vệ các tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại như chất cồn, rượu bia, các chất độc nguy hiểm… Cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B: Trong đề tài luận án tiến sỹ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân Y 103) thử nghiệm chiết xuất Cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy Cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong máu.
- Làm hạ men gan: Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, Cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
- Ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan, làm giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm: Hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ 1987-2000 đã công bố Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan nên giúp ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả.
- Giúp giải độc gan, hạn chế hủy hoại tế bào gan, bảo vệ gan: Các hoạt chất trong cây Cà gai leo có tác dụng cao trong việc bảo vệ gan khỏi các chất độc hại ngoài môi trường, hạn chế các tổn thương gan và giải độc gan rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện dựa trên việc sử dụng chiết xuất và hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo sẽ phát huy tác dụng ở mức cao nhất khi ở dạng chiết xuất toàn phần. Đặc biệt, để tăng dược tính và hiệu quả bảo vệ gan, Cà gai leo sẽ còn được kết hợp với Mật nhân, giúp thúc đẩy giải độc cơ thể, nhuận gan, lợi mật, làm chậm quá trình hủy hoại và kích thích tái tạo tế bào gan, tăng cường miễn dịch rất mạnh.
Sự kết hợp Cà gai leo và Mật nhân dưới dạng chiết xuất toàn phần lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam qua TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh (Thế hệ 1), sản xuất từ nguồn cà gai leo chất lượng cao với công nghệ chiết xuất độc quyền từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đảm bảo độ tinh khiết và hoạt chất tối ưu, đem đến giải pháp mới từ thảo dược cho bệnh nhân gan mật.
Năm 2020, sản phẩm được cải tiến thành Giải độc gan Tuệ Linh Plus (Thế hệ 2) với công thức đột phá, bổ sung thêm cao kế sữa, actiso, và khúng khéng, mang đến giải pháp toàn diện trong hỗ trợ viêm gan virus và bảo vệ sức khỏe gan mật.
☛ Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng cà gai leo hiệu quả cho bệnh gan
Kết luận:
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Cà gai leo có mấy loại, loại nào tốt cho gan?”. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy Like hoặc Share để chúng tôi có động lực chia sẻ kiến thức mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh gan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1800.1190 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/co-nen-uong-nuoc-ca-gai-leo-hang-ngay-169240422111916514.htm
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tac-dung-cua-ca-gai-leo-doi-voi-suc-khoe-la-gan-20210606091613048.htm
Nguyễn thị bảo xuyên đã bình luận
Sao mỗi lần mình uống vô được 1 tí là thấy mệt, rất ngộp,khó chịu ở ngực. Không biết có phải do có mật nhân làm mình bị hạ huyết áp hay do mình bị dạ dày nên không uống được nữa
Nguyễn Minh đã bình luận
Chào bạn, bạn uống vào thời điểm nào ạ? bạn có thể để lại số điện thoại để nhân viên liên hệ hỗ trợ thông tin cho bạn ạ!