Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh, để lại hậu quả khôn lường. Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Các chuyên gia khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh, trẻ dưới 18 tuổi và người lớn trong các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm phòng. Vậy tiêm phòng vắc xin viêm gan B ở người lớn lộ trình như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Tầm quan trọng tiêm phòng viêm gan B
Theo khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC), người lớn nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B nếu có nguy cơ lây nhiễm loại virus này. Đặc biệt là đang sinh sông tại các khu vực có tỷ lệ người lớn nhiễm virus viêm gan B cao. Một số đối tượng có nguy cơ cao cần chủ động bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B.
Tất cả các vắc xin viêm gan B đã được sử dụng từ năm 1986 không gây ra trường hợp nhiễm viêm gan B nào. Nếu bạn bị nhiễm virus viêm gan B hoặc đã hồi phục sau khi nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ, việc tiêm vắc xin sẽ không có ý nghĩa gì. Nhưng những người sống xung quanh bệnh nhân cần tiêm vắc xin để bảo vệ suốt đời.
Tiêm vắc xin viêm gan B – bảo vệ suốt đời
Chỉ cần tiêm vắc xin viêm gan B là bạn đã bảo vệ cơ thể chống lại viêm gan B suốt đời. Vắc xin viêm gan B là một loại vắc xin an toàn, hiệu quả được khuyên dùng cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi. Vắc xin viêm gan B cũng được khuyên sử dụng cho người lớn, đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm trùng cao do công việc, lối sống, hoàn cảnh, địa lý…
Do đó, tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời của mình. Tiêm vắc xin viêm gan B là việc cần thiết cho mọi người để bảo vệ trọn đời chống lại virus viêm gan B.
Phòng chống xơ gan, suy gan, ung thư gan
Người bệnh mắc viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành các bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan…Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là một trong những con đường phòng mắc các bệnh gan. Bên cạnh đó, vắc xin viêm gan B còn được gọi là vắc xin phòng chống ung thư đầu tiên bởi nó ngăn ngừa viêm gan B – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư gan trên toàn thế giới.
Người lớn nào nên tiêm vắc xin viêm gan B?
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B trong suốt cuộc đời. Do đó, tiêm vắc xin là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, có những nhóm đối tượng sau đây được khuyến nghị tiêm vắc xin:
- Người có quan hệ tình dục với đối tắc mắc viêm gan B.
- Người có quan hệ tình dục với những người không chung thủy hoặc có nhiều mối quan hệ khác nhau.
- Người có quan hệ đồng giới.
- Những người đang điều trị một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
- Người tiêm chích ma túy.
- Người sống gần hoặc có quan hệ gần với người bệnh viêm gan B.
- Nhân viên y tế, công an, bảo vệ… có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh viêm gan B.
- Người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc máu, lọc màng bụng, bệnh nhân chạy thận tại nhà…
- Người dân hoặc du khách du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao như châu Á, châu Phi, Nam Mỹ…
- Người mắc bệnh gan mạn tính.
- Người bị nhiễm virus viêm gan C.
- Người nhiễm HIV.
- Người lớn chưa được tiêm vắc xin và mắc bệnh tiểu đường từ 19 – 59 tuổi. Người lớn hơn 60 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin viêm gan B cần phải xin ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm.
- Tù nhân.
- Tất cả những đối tượng khác có nhu cầu muốn bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus HBV.
Đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc viêm gan B cần được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Vắc xin phòng viêm gan B cho người lớn có loại nào?
Hiện nay, có 2 loại vắc xin tiêm phòng viêm gan B được sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên là:
- Twinrix (kết hợp HepA-HepB, tiêm 3 mũi).
- Heplisav-B (Tiêm 2 mũi).
Vắc xin Engerix-B và Recombivax HB (dưới dạng 3 ml và tiêm 3 mũi) được chỉ định cho người lớn từ 20 tuổi trở lên.
Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn
Trước khi tiêm vắc xin viêm gan B, người lớn cần được xét nghiệm máu để xác định có bị nhiễm virus viêm gan B hay không hoặc đã có kháng thể phòng bệnh hay chưa. Nếu:
- Kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B khi đó việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
- Kết quả HBsAb dương tính, tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Bác sĩ dựa vào nồng độ HBSAb để xem có cần thiết phải tiêm vắc xin nữa không.
- Kết quả HBsAg và HBsAb đều âm tính, tức là cơ thể chưa mắc bệnh nên có thể thực hiện tiêm vắc xin nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Trước khi tiêm phòng, người bệnh cần được xét nghiệm xem cơ thể có nhiễm virus hay có kháng thể hay chưa.
Tham khảo chi tiết: HBsAg là gì và bao nhiêu là bình thường?
Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn: Có thể chọn 1 trong 2 phác đồ
Phác đồ: 0-1-6
- Mũi 1.
- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1
Phác đồ 0-1-2-12
- Mũi 1:
- Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: Ít nhất 2 tháng sau mũi 1.
- Mũi 4: ít nhất 1 năm sau mũi 1.
Xem chi tiết: Tiêm vắc xin viêm gan B mấy mũi? Lộ trình tiêm như thế nào?
Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vị trí tiêm. Ngoài ra, một số tác dụng phụ nhẹ khác chỉ kéo dài 1 – 2 ngày như:
- Sưng đỏ hoặc ngứa chỗ tiêm.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Mệt mỏi, hay cáu kỉnh.
- Viêm họng, chảy nước mũi , nghẹt mũi.
- Sốt nhẹ.
- Buồn nôn.
Một số tác dụng phụ khác hiếm xảy ra, nhưng nếu xuất hiện cần gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau lưng, mờ mắt, thay đổi tầm nhìn.
- Ớn lạnh, lú lẫn.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Khỏ thở.
- Ngất xỉu, chóng mặt khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi.
- Ngứa, đặt biệt ở vị trí tay và chân.
- Đau khớp.
- Ăn uống mất ngon.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đau khớp.
- Phát ban da
- Buồn ngủ hoặc khó ngủ.
- Cứng hoặc đau ở cổ hoặc vai.
- Đau bụng hoặc co thắt dạ dày.
- Đồ mồ hôi.
- Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi.
- Giảm cân.
- Đau đầu.
Xem thêm thông tin: Tiêm vắc xin viêm gan B bao lâu có kháng thể?
Các biện pháp phòng bệnh viêm gan B khác
Ngoài tiêm vắc xin phòng viêm gan B, mọi người cần kết hợp thêm các phương pháp khác nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh bằng cách:
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế sử dụng chất béo, bia rượu, thuốc lá, giảm lượng muối. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất, thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ khác có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung của cơ thể trong đó có gan.
- Thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực giúp phòng tránh viêm gan B.
- Ngủ đúng giờ, tố nhất trước 11 giờ đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi.