Chào bác sĩ,
Em đang có thắc mắc này mong bác sĩ giải đáp giúp. Hiện em đang đi làm và ở chung phòng với một bạn nữa, hôm trước bạn ấy có khám sức khỏe và phát hiện bị mắc viêm gan B. Em nghe mọi người nói là bệnh này rất nguy hiểm và dễ lây lan, muốn không bị lây bệnh thì nên đi tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm. Vậy bác sĩ cho em hỏi là tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể? và em cần phải lưu ý gì khi tiêm vacxin?
Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ!
Kim Ngân – Đông Anh, Hà Nội
Trả lời:
Chào bạn Kim Ngân, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, các chuyên gia trả lời như sau:
1. Vacxin viêm gan B là gì? Cơ chế như thế nào?
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao, gây nên bởi virus viêm gan B (HBV). Virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công lá gan, làm tổn thương các tế bào gan, từ đó làm suy giảm hoạt động của cơ quan này. Bệnh viêm gan B nếu để kéo dài, không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan,…
➤ Xem chi tiết: Viêm gan B là bệnh gì? Những thông tin cần biết
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm gan B, trong khi đó virus HBV lại có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Tiêm vacxin ngừa viêm gan B được xem phương pháp hiệu quả, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh đến 90-95%, có thể áp dụng cho cả người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Vacxin ngừa viêm gan B bản chất là các phân tử protein bên trong bề mặt của chủng virus ái tính với HBV. Sau khi phân tử protein này vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành kháng nguyên HbsAg. Kháng nguyên này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh kháng thể là anti-HBs để đối kháng với HBV. Tiêm vacxin viêm gan B không chỉ ngăn ngừa được bệnh viêm gan B mà còn giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm gan D (một bệnh chỉ phát sinh ở người nhiễm HBV).
2. Tại sao phải tiêm vacxin viêm gan B?
Tại sao phải tiêm vacxin viêm gan B? Vì tiêm vacxin là phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B tốt và hiệu quả nhất. Vậy làm sao chúng ta phải phòng ngừa viêm gan B? Vì:
Thứ nhất, virus viêm gan B lây lan nhanh qua nhiều con đường
Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc viêm gan B mãn tính. Còn ở Việt Nam, số người mắc bệnh này chiếm 20% dân số. Như vậy cũng đủ hiểu là căn bệnh này dễ mắc như thế nào.
Virus viêm gan B được xem là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV. Tuy 2 loại virus này có cơ chế tương tự nhau nhưng HBV lại có đặc điểm khác biệt, hơn hẳn HIV đó là có thể sống ngoài tự nhiên đến 1 tháng. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì đây là điều kiện thuận lợi cho việc lây lan và phát tán virus.
Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 100 lần virus HIV. Dưới đây là 3 con đường chính lây nhiễm bệnh:
- Lây qua đường tình dục nếu quan hệ không có biện pháp bảo vệ an toàn.
- Lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
- Lây qua đường máu nếu tiếp xúc máu trực tiếp, sử dụng chung bơm kim tiêm, vật dụng cá nhân, dao cạo râu, bấm móng tay,… với người bị bệnh.
➤ Xem chi tiết: Bệnh viêm gan B lây qua những đường nào?
Thứ hai, bệnh viêm gan B rất nguy hiểm
Không chỉ lây lan nhanh mà viêm gan B còn cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ là các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, thường tiến triển trong âm thầm, đến khi người bệnh phát hiện ra thì đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị vô cùng khó khăn, có thể là không điều trị được dẫn tới tử vong.
Viêm gan B nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy gan cấp: Virus tấn công ồ ạt các tế bào gan dẫn đến tình trạng suy gan cấp tính, chức năng gan bị suy giảm trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong có thể lên tới 90%.
- Xơ gan: Các tổn thương gan lâu ngày sẽ hình thành sẹo và bị xơ hóa. Ở giai đoạn nặng (xơ gan mất bù), toàn bộ lá gan bị xơ, chức năng gan suy giảm hoàn toàn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng gây trướng bụng, tứ chi phù nề.
- Ung thư gan: Là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu viêm gan mãn tính kéo dài và không được kiểm soát, khống chế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển, gây hại ở các mô gan.
- Hội chứng não gan: Đây tuy là biến chứng ít gặp nhưng lại là mối đe dọa lớn cho sức khỏe và tính mạng người mắc. Hội chứng não gan sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, từ từ mất nhận thức không gian, thời gian và cuối cùng là hôn mê.
Thứ ba, vẫn chưa có thuốc đặc trị viêm gan B
Nếu virus HBV tổn tại trong cơ thể hơn 6 tháng mà không được ngăn chặn, kiểm soát sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính. Việc điều trị ở giai đoạn này cực kỳ khó khăn và hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Cách kiểm soát bệnh tốt nhất lúc này là thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý, kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để có thể chung sống lâu dài với bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra.
Tóm lại, viêm gan B là một chứng bệnh nguy hiểm, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mắc. Vì thế, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Tiêm vacxin ngừa viêm gan B được coi là biện pháp hiệu quả, giúp phòng tránh bệnh hữu hiệu cho mọi đối tượng (người lớn, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh).
3. Tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể?
Tiêm vacxin ngừa viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa biết là sau khi tiêm vacxin bao lâu thì có kháng thể. Câu trả lời như sau:
Thông thường, với hầu hết các loại vacxin, sau khi tiêm thì khoảng 15 ngày sẽ có kháng thể. Nhưng với vacxin viêm gan B thì đặc biệt hơn, đó là sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 21 ngày thì cơ thể mới bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, thời gian hình thành kháng thể ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người. Theo thống kê, có khoảng 5% trường hợp khỏe mạnh bình thường nhưng lại không thể tạo ra kháng thể sau khi tiêm vacxin.
Mặc dù sau khoảng 21 ngày sau khi tiêm mũi vacxin viêm gan B đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể này lại chưa đủ để giúp phòng bệnh hiệu quả. Nồng độ kháng thể anti-HBs phải đạt trên 100 IU/L mới được cho là an toàn và phòng được lây nhiễm viêm gan B. Và định lượng kháng thể bền vững với Hepatitis B virus khi đạt 1.000 IU/L.
Do đó, để có đủ lượng kháng thể cần thiết thì mỗi người cần phải tiêm đủ 3-4 mũi vacxin ngừa viêm gan B. Sau khi tiêm đủ mũi, số lượng kháng thể có thể tồn tại trong khoảng 10-20 năm. Tuy nhiên, chúng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần nên sau khoảng 5 năm cần kiểm tra lại và tiêm thêm mũi bổ sung khi cần thiết. Việc này sẽ sẽ giúp duy trì lượng kháng thể ở mức đảm bảo, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
➤ Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng viêm gan B và những lưu ý quan trọng
4. Những lưu ý trước trong và sau khi viêm vacxin viêm gan B
Để việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B mang lại hiệu quả tốt nhất, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
✦ Trước khi tiến hành tiêm vacxin ngừa viêm gan B, mọi đối tượng (trừ trẻ sơ sinh) đều phải thực hiện xét nghiệm xem đã mắc viêm gan B hay chưa.
✦ Vì viêm gan B ủ bệnh khá dài, nhiều người có thể bị nhiễm virus HBV trước khi tiêm vacxin mà không nhận ra. Lúc này, vacxin sẽ không đáp ứng và không ngăn ngừa được bệnh.
✦ Phụ nữ đang mang thai được khuyến khích không tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ có nguy cơ cao bị mắc bệnh thì các bác sĩ có thể xem xét và chỉ định tiêm phòng.
✦ Tùy thuộc vào từng đối tượng mà mức độ đáp ứng miễn dịch của vacxin viêm gan B là khác nhau. Chẳng hạn, với nam giới trên 40 tuổi, người bị béo phì, tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS,… thì mức độ đáp ứng vacxin sẽ rất thấp.
✦ Tiêm không đúng cách cũng cũng làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của vacxin.
✦ Đặc biệt ghi nhớ lịch tiêm vacxin các mũi nhắc lại vì việc tiêm đúng thời gian, thời điểm sẽ nâng cao hiệu quả của vacxin.
✦ Sau khi tiêm vacxin ngừa viêm gan B một thời gian, người tiêm cần phải tái khám lại để kiểm tra nồng độ kháng thể. Nếu chưa đạt mức an toàn hoặc khả năng đáp ứng kém, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm liều bổ sung.
✦ Tiêm vacxin phòng viêm gan B có thể giảm nguy cơ mắc viêm gan D nhưng không thể ngăn ngừa được các viêm gan siêu vi khác như viêm gan C, viêm gan A, viêm gan E.
Trên đây là giải đáp của các chuyên gia về vấn đề tiêm vacxin viêm gan B bao lâu thì có kháng thể? Cùng với đó là những lưu ý giúp việc tiêm vacxin mang lại hiệu quả cao. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn Kim Ngân gỡ rối được vấn đề đang thắc mắc cũng như hiểu hơn về bệnh viêm gan B và việc tiêm vacxin phòng ngừa bệnh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!