Viêm gan B có tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con khá cao trong quá trình sinh nở nên thường được khuyến cáo tiêm vacxin ngừa từ trước khi mang thai. Tuy nhiên, có một số bà bầu chưa kịp tiêm phòng viêm gan B đã có thai nên thắc mắc có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không? Có an toàn cho bà bầu không? Tất cả những thông tin về tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu sẽ được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu không?
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Theo số liệu thống kê, ở nước ta, tỷ lệ người nhiễm bệnh viêm gan B chiếm đến 10 – 20% dân số. Đây là tác nhân hàng đầu dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như ung thư gan hoặc xơ gan.
Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Do đó, để bảo vệ cho cả mẹ và con, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B giúp tạo kháng thể phòng bệnh – phương án dài hạn cho việc phòng ngừa bệnh viêm gan B.
Việc tiêm phòng viêm gan B cần được tiến hành theo đúng quy trình. Đầu tiên, mẹ cần kiểm tra xét nghiệm xem mình có mắc phải virus siêu vi B hay không. Nếu như chưa mắc viêm gan B sẽ bắt đầu với 3 mũi với thời gian khác nhau theo tư vấn của bác sĩ.
Quy trình tiêm vacxin phòng viêm gan B theo phác đồ 3 mũi với các mốc thời gian khác nhau để tạo miễn dịch bền vững. Sau ngày tiêm mũi đầu tiên 1 tháng, mũi thứ 2 được thực hiện và 5 tháng tiếp theo (tức là 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu) mẹ được tiêm mũi thứ 3 để đảm bảo phòng chống viêm gan B toàn diện. Vì vậy, phụ nữ trước khi có kế hoạch mang thai nên khám, tư vấn với Bác sỹ chuyên khoa về việc tiêm chủng trước mang thai.
Còn những trường hợp đã nhiễm virus viêm gan B từ trước, việc tiêm phòng hoàn toàn vô tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất, phòng chống lây nhiễm trong quá trình mang thai.
Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh viêm gan B đạt tỷ lệ 90%. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng kháng thể mà loại vắc xin này tạo ra sẽ giảm dần. Vì thế, bạn cần tiêm mũi nhắc lại sau khoảng 10 – 15 năm.
☛ Tham khảo thêm tại: Bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Lợi ích của tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu
Phòng nhiễm virus viêm gan B
Tiêm vắc xin là cách an toàn và hiệu quả để phòng bệnh viêm gan B
Trẻ em, người trưởng thành, người già hay phụ nữ có thai đều là đối tượng có thể mắc bệnh viêm gan B. Trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Bởi trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm, nó sẽ tập trung để bảo vệ cho thai nhi nên mẹ bầu rất dễ nhiễm bệnh.
Bệnh viêm gan B khi mang thai tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi hay gây dị tật thai nhi như khi nhiễm những loại virus khác như rubella, cúm,… nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Mẹ bầu thường có nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân khi bị nhiễm viêm gan B và phát triển nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Giảm truyền nhiễm viêm gan B sang con
Một trong những con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến là truyền từ mẹ sang con. Thời điểm lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con thường bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ cho đến ngày thứ 7 sau khi sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ càng cao nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B hoặc bệnh phát triển nghiêm trọng vào những tháng cuối. Cụ thể:
- Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm sang con là không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 1%.
- Đến 3 tháng giữa, tỷ lệ nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con có thể lên mức 20%.
- Sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, tỷ lệ này có thể lên đến 90% nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con khi trưởng thành
Như đã nói ở trên, sẽ có đến 90% trẻ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh mà không hề hay biết nên không có biện pháp can thiệp phù hợp hoặc cũng có thể mẹ biết nhưng không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh. Trong số những trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B, có khoảng 50% trẻ khi trường thành có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan vô cùng nguy hiểm. Khoảng 25% trẻ sơ sinh nhiễm HBV có nguy cơ tử vong vì xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Những điều cần biết khi tiêm phòng vacxin viêm gan B
Thời điểm tiêm phòng viêm gan B tốt nhất cho bà bầu
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, thời điểm tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu tốt nhất là nên thực hiện từ trước khi có thai. Cũng như một số loại vacxin khác, phụ nữ cần đợi tối thiểu là 1 tháng và thông thường là 3 tháng sau khi tiêm mũi cuối cùng phòng viêm gan B thì mới nên mang thai, đây là thời điểm tốt nhất để cơ thể người mẹ cũng có đủ thời gian để sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus.
Tiêm phòng viêm gan B thường không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với một số trường hợp, thai phụ có nguy cơ cao lây nhiễm HBV sang con nên vẫn được khuyến cáo tiêm phòng viêm gan B.
Đối với một số trường hợp đang tiến hành tiêm phòng viêm gan B và phát hiện có thai thì nên thông báo ngay với bác sĩ để có chỉ định phù hợp. Bác sĩ sẽ tư vấn về thời gian phù hợp để tiêm mũi còn lại.
Tiêm phòng viêm gan B khi mang thai có an toàn không?
Đối với những thai phụ thuộc có khả năng lây nhiễm HBV cho con cao thì hoàn toàn có thể yên tâm tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tiêm phòng viêm gan B khi mang thai tuy không được khuyến cáo nhưng vẫn an toàn, không gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vacxin phòng viêm gan B là loại vacxin bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người lành mạnh có chứa kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Đồng thời, vacxin được điều chế trong môi trường vô trùng và tuân thủ theo yêu cầu của WHO nên rất an toàn cho bé từ trong bụng mẹ.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, mũi tiêm phòng viêm gan B cho phụ nữ mang thai không nên tiêm trong ba tháng đầu thai kỳ, thời điểm thích hợp nhất và tốt nhất để tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu là từ tháng thứ tư trở đi của thai kỳ.
Dù đã được chứng minh là an toàn và không chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ mang thai nhưng các chuyên gia và bác sĩ đều khuyên rằng nếu không nằm trong trường hợp bất đắc dĩ thì cũng không nên tiêm phòng trong giai đoạn này. Với những phụ nữ đang có thai, việc tiêm phòng vắc xin có chứa virus bất hoạt sẽ trở nên vô dụng.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai sức đề kháng của mẹ bầu thường rất yếu. Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này cũng dẫn đến những thay đổi lớn của cơ thể nên việc thực hiện tiêm phòng có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc khó đánh giá được hiệu quả. Từ đó, có thể gián tiếp gây ảnh hưởng đến của người mẹ.
Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé cũng như mang đến hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, khi tiêm phòng viêm gan B bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Việc tiêm phòng viêm gan B cần thực hiện đầy đủ 3 mũi theo đúng quy trình về thời gian như chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ theo đúng quy trình này sẽ đảm bảo cho việc phát huy tối đa công dụng phòng chống bệnh.
- Cần thông báo và tham khảo ý kiến với chuyên gia y tế hoặc bác sĩ trước khi tiêm phòng vacxin viêm gan B nếu có tiền sử về bệnh thận, xơ gan, bệnh khớp… Hoặc đang có các biểu hiện như cảm cúm, sốt, ho… để xem có thực hiện tiêm phòng được hay không.
- Sau khi tiêm vắc xin sẽ có một số trường hợp dễ gặp phải các phản ứng sốc phản vệ. Chính vì vậy, bác sĩ thường khuyến cáo sau khi tiêm phòng bạn nên ở lại cơ sở tiêm khoảng 30 phút. Thời gian này vừa giúp cơ thể mẹ được điều phối một cách từ từ lượng thuốc vừa hấp thụ và theo dõi các biểu hiện mà cơ thể có thể gặp phải và từ đó, bác sĩ có thể kịp thời chăm sóc và hỗ trợ khi có biểu hiện sốc phản vệ hay phản ứng lạ với thuốc.
Cách phòng ngừa viêm gan B khi mang thai
Bên cạnh việc tiêm phòng viêm gan B, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để tăng cường hiệu quả phòng bệnh: Để phòng tránh lây nhiễm viêm gan B khi mang thai và đặc biệt ngăn ngừa tình trạng truyền nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con, mẹ bầu cần chú ý một vài lưu ý sau đây:
- Thiết lập, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dưỡng chất cần thiết là tiền đề cho mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh nhất. Phụ nữ mang thai cần tăng cường bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất như: protein, các loại vitamin, khoáng chất thông qua các loại rau xanh, hoa quả tươi.
- Tăng cường bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể cũng như đào thải các chất độc hại tốt hơn.
- Hạn chế hoặc cắt giảm chất béo và giảm bớt hàm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để luyện tập thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp thai phụ dễ sinh hơn. Mẹ bầu nên chọn các bài tập vừa sức nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga hoặc ngồi thiền.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của mẹ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, nên ngủ trước 11 giờ để gan có thời gian nghỉ ngơi và đào thải các chất độc hại trong cơ thể.
- Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo và các vật dụng có nguy cơ dính máu hoặc dịch từ cơ thể người bị nhiễm viêm gan B, bởi đây chính là những con đường đi tới viêm gan B cao nhất.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh gây căng thẳng, stress vì điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và nhiều cơ quan trong cơ thể và gan là một trong số đó.
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình hoặc bạn tình bị nhiễm virus viêm gan B.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm gan b khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?