Bệnh viêm gan B là mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe con người bởi triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, dễ nhầm sang bệnh khác, vi rút viêm gan B lây lan nhanh chóng và hậu quả thì khôn lường cho sức khỏe.
Mục lục
Viêm gan B có mấy giai đoạn?
Viêm gan B là bệnh lý về gan khá nguy hiểm hiện nay. Nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng tấn công và gây tổn thương cho gan. Virus HBV có tốc độ lây lan nhanh chóng, thường qua 3 con đường cơ bản là đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
Bệnh nguy hiểm hơn do ít có biểu hiện rõ ràng khiến nhiều người khó phát hiện bệnh. Nhiều trường hợp phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Viêm gan B thường chia thành 2 giai đoạn:
Viêm gan B cấp tính: Là giai đoạn virus ở trong cơ thể chưa quá 6 tháng. Thông thường, người bệnh viêm gan B ở giai đoạn cấp tính chưa để lại những biến chứng nghiêm trọng. Có tới 90% người bệnh tự khỏi mà không cần điều trị, sau khi hết nhiễm trùng, người bệnh không còn khả năng truyền bệnh cho người khác và cũng sẽ miễn dịch với viurs này.
Viêm gan B mạn tính: Khi virus HBV tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn này, virus HBV tấn công gan khiến chức năng gan dần suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh đối mặt với các biến chứng như xơ gan, ung thư gan nếu không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Mắc bệnh viêm gan có nguy hiểm không?
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B ( HBV) gây nên. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm HBV từ trẻ em cho tới người khỏe mạnh. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng được gọi là giai đoạn mạn tính, khả năng cao dẫn tới xơ gan, suy gan thậm chí ung thư gan gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
HBV là siêu vi có sức sống rất dai thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày. Đây là loại virus có khả năng lây truyền chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Khả năng lây lan của virus HBV cao gấp 100 lần so với virus HIV. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể thông qua 3 con đường chủ yếu như sau:
- Đường máu: Bệnh viêm gan B lây qua đường máu, nếu máu hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết cắt hay chỗ hở thì bạn có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Virus HBV có thể lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế như kim tiêm, ống tiêm đã qua sử dụng hoặc không được tiệt trùng đúng cách. Hoặc các dụng cụ khác như dao cạo rau, bông lau tai, bàn chải đánh răng, các dụng cụ xăm mình, xâu khuyên ở người…
- Từ mẹ sang con: Đây là con đường dễ lây nhiễm virus viêm gan B, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 60 – 70% trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nếu sau sinh bố mẹ không có biện pháp tiêm phòng, bảo vệ bé, nguy cơ lây nhiễm có thể lên tới 90%.
- Đường tình dục: Chủ yếu do quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh dễ dàng bằng cách sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ tình dục bừa bãi, nên chung thủy một vợ một chồng. Nếu trong gia đình có vợ hoặc chồng bị viêm gan B, cần phải đi khám và tiêm phòng kịp thời.
Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan b lây qua những con đường nào ?
Hình ảnh virus viêm gan b
Viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao, ước tính cả nước có hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B (chiếm 10% dân số). Khi xâm nhập vào cơ thể, HBV nhân đôi trong tế bào gan và kích thích cơ thể tạo ra các đáp ứng miễn dịch.
Đáp ứng miễn dịch này giúp cơ thể tiêu diệt và ngăn ngừa HBV tái nhiễm nhưng đồng thời cũng gây tổn thương tế bào gan. Vi rút viêm gan B có thể được coi là một trong những vi rút nguy hiểm nhất, tốc độ lây lan gấp 100 lần so với vi rút HIV.
Ngoài ra, virus viêm gan B rất nguy hiểm vì có khả năng lây nhiễm cực cao ở người bệnh sang người lành tính. Người bệnh ít khi nhận ra các biến chứng, dấu hiệu bất thường của bệnh.
Virus viêm gan B rất nguy hiểm vì chúng tàn phá cơ thể một cách âm thầm và ít có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi xét nghiệm máu hoặc khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng thậm chí khi có biến chứng.
Đặc biệt, sau khi nhiễm virus viêm gan B, tỷ lệ người bệnh chuyển sang viêm gan B mạn tính từ 6 – 10%. Điều nguy hiểm là phần lớn người bệnh viêm gan B mạn tính lại cảm thấy hoàn toàn bình thường, ít có các triệu chứng. Với những người bệnh chuyển biến nặng có xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu…Khi bệnh ở giai đoạn này nếu không có biện pháp điều trị có thể dẫn tới xơ gan, suy gan nặng hơn là ung thư gan gây ảnh hưởng tới tính mạng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm thường thấy của viêm gan B mạn tính:
Xơ gan (sẹo ở gan)
Viêm gan mãn tính có thể diễn tiến thành xơ gan, làm suy giảm chức năng gan. Khi đó người bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, yếu ớt, dễ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên những triệu chứng xơ gan thường không biểu hiện rõ hoặc dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác nên người bệnh dễ chủ quan, không đi khám và điều trị sớm và nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, gan không còn khả năng phục hồi.
Suy gan (suy giảm chức năng gan)
Suy gan là một trong những biến chứng của viêm gan B. Khi đó chức năng gan suy giảm, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, ăn không tiêu, gầy sút,… Bệnh đến giai đoạn muộn thì gan không còn khả năng phục hồi, người bệnh có thể tử vong do các biến chứng như nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa, hôn mê gan.
Ung thư gan
Những người bị viêm gan B mạn tính có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn. Ung thư gan là bệnh nguy hiểm, diễn biến nhanh, khó khăn trong việc điều trị trong khi đa số bệnh nhân ung thư gan thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Viêm gan D
Bất cứ ai bị viêm gan B cũng đều dễ nhiễm virus viêm gan D. Một người không thể bị nhiễm viêm gan D nếu không bị nhiễm virus viêm gan B, khi đó cả viêm gan B và viêm gan D cùng nhau hủy hoại các tế bào gan
Bệnh não do gan
Đây được coi là biến chứng nguy hiểm của viêm gan B, khi đó người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng và hôn mê dần.
Viêm cầu thận
Tuy tỷ lệ biến chứng này là thấp nhưng cũng không phải là không xảy ra. Khi bệnh nặng hiện tượng phù nề thấy rõ, đầu nặng, suy cầu thận, hư thận
Tăng áp suất mạch môn
Khi bị viêm gan B, virus tấn công lá gan tạo lên các mô xơ. Các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan khiến mạch máu bị siết lại, áp suất mạch môn tăng cao dẫn đến các biến chứng khác như giãn tĩnh mạch thực quản, tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, tử vong,…
Nhiều người thắc mắc viêm gan B sống được bao lâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm gan B sống được bao lâu tùy thuộc vào khả năng chống chọi với bệnh của từng người, tuổi tác của người bệnh, tình trạng bệnh, thời gian phát hiện bệnh cũng như phương pháp điều trị…
Nếu bệnh được phát hiện sớm, tuân thủ theo điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thăm khám định kỳ giúp duy trì sức khỏe và tuổi thọ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh diễn biến quá nhanh không thể kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong 5 – 10 năm. Người bệnh không có ý thức chữa bệnh để bệnh tiến triển sang xơ gan, ung thư…thời gian sống còn lại có trường hợp chỉ được tính bằng tháng.
Viêm gan B có chữa dứt điểm được không?
Bệnh viêm gan B mãn tính không có phương pháp chữa dứt điểm, nhưng có nhiều biện pháp khống chế virus và giúp người bệnh chung sống hòa bình với virus viêm gan B.
Điều trị viêm gan B cũng không hề đơn giản, phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại đang ở mức đọ nào, tiền sử bệnh, chức năng gan, các kết quả xét nghiệm cũng như con đường lây nhiễm.
Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị viêm gan B mạn tính dễ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Bệnh không có triệu chứng cụ thể nào nên rất khó phát hiện. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bạn nên tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám sức khỏe.
Cách điều trị viêm gan B
Viêm gan B là bệnh khó điều trị dứt điểm, hầu hết các phương pháp điều trị nhằm hạn chế virus tăng nhanh và các biến chứng (suy gan, xơ gan, ung thư gan).
Điều trị viêm gan B cấp tính
Là khi vi rút viêm gan B chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng thì người bệnh có thể không cần chữa trị, bệnh tự khỏi. Người bệnh được chăm sóc tại nhà, hoạt động nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc thân mật với người khác trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Ngoài ra, trong 2 tuần từ khi người bị viêm gan B nhiễm bệnh, cần phải tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B cho những người có quan hệ mật thiết với người bệnh.
Điều trị viêm gan B mãn tính
Phương pháp điều trị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn khả năng lây lan cho người khác. Điều trị bao gồm:
- Các loại thuốc kháng virus như lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude) có thể giúp chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng
- Interferon alfa-2b (Intron A): Là phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra chống lại sự nhiễm trùng. Thuốc này chủ yếu sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua điều trị lâu dài hoặc phụ nữ muốn mang thai.
- Ghép gan: Được áp dụng khi gan bị tổn thương quá nghiêm trọng không thể hồi phục được. Phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.
Biện pháp phòng bệnh viêm gan B
Nếu có hiểu biết về bệnh viêm gan vi rút B và có ý thức phòng bệnh thì sẽ giảm sự nguy hiểm của viêm gan B xuống rất nhiều. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa có hiệu quả và ai cũng có thể làm được:
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
- Tiêm phòng viêm gan B là cách phòng bệnh đơn giản, chi phí thấp và hiệu quả rất cao. Với những người có người nhà mắc vi rút viêm gan B, cần phải đi thăm khám và tiêm phòng nếu cần thiết.
- Ngừng uống rượu, bia, không hút thuốc lá bởi những người lạm dụng chất kích thích trên nền viêm gan vi rút B là vô cùng nguy hiểm bởi nó sẽ đẩy nhanh tốc độ mắc xơ gan và ung thư gan hơn.
- Hạn chế dùng các loại thuốc có thể độc hại cho gan như những loại thuốc chữa trị bệnh lao, paracetamol….
- Người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ, giữ tinh thần lạc quan.
- Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đặc biệt đủ chất đạm, rau xanh, vitamin và hạn chế chất béo.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đã được nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, tiêu biểu như cây cà gai leo. Đây là loại dược liệu đã được nghiên cứu hơn 35 năm, được bào chế thành thuốc và đưa vào thử nghiệm trên người bệnh viêm gan B ở thể hoạt động. Đề tài nghiên cứu về cây Cà Gai Leo đã được thực hiện trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam đã thu được kết quả rất khả quan: tỷ lệ làm virut viêm gan B trở về âm tính là khoảng 23,3%. Thuốc được đánh giá không có độc, không gây tác dụng phụ, người bệnh nhanh chóng hết các triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, ăn ngủ tốt, men gan hạ nhanh, tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.