Cách điều trị viêm gan B không quá phức tạp, bệnh nhân có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh viêm gan B hoàn toàn. Cùng tìm hiểu các loại thuốc điều trị viêm gan B hiện nay.
Mục lục
- 1. Viêm gan B là gì?
- 2. Triệu chứng nhận biết viêm gan B
- 3. Virus viêm gan B lây qua đường nào?
- 4. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
- 5. Các thuốc điều trị viêm gan B mạn tính
- 6. Khi nào ngừng dùng thuốc?
- 7. Cần một biện pháp chữa trị viêm gan B an toàn và hiệu quả hơn
- 8. Biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là bệnh lý truyền nhiễm ở gan khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh do virus hepatitis B – viết tắt là HBV gây ra. Bệnh lây truyền qua nhiều đường khác nhau bao gồm đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con.
Virus viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, trong đó có 90% trường hợp khỏi hoàn toàn, có gần 10% chuyển sang mạn tính và biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B được chia làm 2 loại: Cấp tính và mạn tính
- Viêm gan B cấp tính: Là giai đoạn đầu của viêm gan B, bệnh phát sinh đột ngột và thời gian mắc ngắn, có thể phát sinh trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm virus viêm gan B. Người bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có trường hợp kéo dài hơn hoặc tiến triển sang viêm gan B mạn tính, suy gan…
- Viêm gan B mạn tính: Là tình trạng người bệnh không thể loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh cấp tính. Người bệnh tiếp tục nhiễm siêu vi trong tế bào gan và kéo dài gần như suốt đời. Giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng rõ rệt hoặc dễ nhầm với các bệnh khác. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng hoặc xảy ra biến chứng mới phát hiện ra, khi này việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng nhận biết viêm gan B
Người bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Có người bệnh nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết. Tuy không có biểu hiện rõ rệt nhưng virus viêm gan B vẫn gây tổn hại nặng nề tới gan sau một thời gian phát triển âm ỉ. Người bệnh cần chú ý khi có các triệu chứng như sau:
- Cơ thể mệt mỏi
- Ăn uống không ngon miệng, chán ăn
- Đau nhức xương khớp
- Buồn nôn, nôn mửa
- Nước tiểu sẫm màu
- Đau bụng
- Phân bạc màu
- Vàng da, vàng mắt
- Xuất huyết dưới da
- Đau tức hạ sườn phải
Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể phát triển thành suy gan, xơ gan thậm chí ung thư gan đe dọa tính mạng người bệnh.
Virus viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm giống virus HIV, nhưng được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV. Virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
Lây từ mẹ sang con
Virus viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể lây truyền sang cho con. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể mà tỷ lệ lây truyền bệnh khác nhau. Nếu nhiễm bệnh ở 3 tháng đầu thai kỳ tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ khoảng 1%, 3 tháng giữa thai kỳ khoảng 10%, với 3 tháng cuối thai kỳ nguy cơ lây nhiễm tăng lên 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh, nguy cơ lây nhiễm sang con tăng lên tới 90%.
Lây qua đường máu
Virus viêm gan B dễ dàng lây qua đường máu khi truyền máu, hiến máu, sử dụng chung kim tiêm, dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân, xăm hình mà dụng cụ không được khử trùng đúng cách…
Lây qua quan hệ tình dục
Đây là con đường lây nhiễm virus viêm gan B khá phổ biến, khi người bị viêm gan B quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm qua các hành vi tình dục khác giới và đồng giới.
Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào tình trạng, thời gian phát hiện và điều trị bệnh mà mức độ nguy hiểm của bệnh khác nhau. Có 90% người bệnh viêm gan B cấp tính tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. 10% người bệnh viêm gan B cấp tính tiến triển sang dạng mạn tính.
Viêm gan B mãn có thể thuộc 1 trong 3 thể sau:
- Viêm gan B mãn thể người lành mang mầm
- Viêm gan B mãn thể ngủ yên
- Viêm gan B mạn thể hoạt động
12 – 15% người bị viêm gan B mãn tính có thể gặp phải các tổn thương nghiêm trọng trong tương lai như:
- Xơ gan
- Suy gan
- Ung thư gan
Viêm gan B mạn tính thể hoạt động không thể tự khỏi và kéo dài suốt đời. Nếu người bệnh không được điều trị viêm gan B có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm trên gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu chú ý khám chữa, người bệnh có thể sống hòa bình với bệnh, tránh được biến chứng.
Các thuốc điều trị viêm gan B mạn tính
Các thuốc tân dược điều trị viêm gan B hoạt động được chia thành các nhóm:
Hình ảnh minh họa
Thuốc điều chỉnh miễn dịch
Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch thường qua hoạt động của các protein interferon có vai trò chống virus, chống tế bào ung thư đồng thời điều hoà miễn dịch. Thuốc thường được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm, cũng được kê theo toa như: Peginterferon alfa 2a (Pegasys hay còn gọi là PEG Interferon), Interferon alfa-2b (Intron A).
Interferons
Interferon là các protein được sản xuất tự nhiên với các hoạt động chống vi rút, chống ung thư và điều hòa miễn dịch. Thuốc thủy phân ở đường tiêu hóa nên chỉ dùng đường tiêm. Một số người khi dùng có triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt…Giá thành cao và phải dùng lâu dài nên hiện nay
Peginterferon alfa 2a (Pegasys)
Liên kết với các thụ thể bề mặt tế bào trong một loạt tương tác protein, dẫn đến sao chép gen. Peginterferon alfa-2a được chỉ định cho người trưởng thành có:
- Kháng nguyên viêm gan B (HBeAg) dương tính
- HBeAg âm tính với bệnh viêm gan B mạn tính
- Bệnh xơ gan giai đoạn nhẹ
- Có sự nhân lên của virus và viêm gan
Interferon alfa-2b (Intron A)
Interferon alfa-2b là một sản phẩm protein được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Tác dụng điều hòa miễn dịch của interferon alfa-2b bao gồm:
- Tăng cường hoạt động tế bào T
- Kích thích hoạt động tự nhiên của tế bào “sát thủ”
- Khuếch đại protein kháng nguyên bạch cầu của người (HLA) trên tế bào bị nhiễm
- Ức chế tăng sinh tế bào khối u
Trước khi bắt đầu điều trị bằng interferon alfa-2b, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm để định lượng:
- Huyết sắc tố ngoại biên
- Tiểu cầu
- Bạch cầu hạt
- Tế bào lông
- Tế bào lông tủy xương
Người bệnh cần theo dõi định kỳ hàng tháng để xác định mức độ đáp ứng với trị liệu. Cần ngừng điều trị khi bệnh nhân có dấu hiệu không đáp ứng trong vòng 4 tháng.
Thuốc kháng siêu vi khuẩn
Có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn cũng như làm giảm viêm và giảm tổn thương gan. Một số loại thuốc có thể được sử dụng là:
Tenofovir disoproxil fumarate (Viread)
Đây là thuốc điều trị cho người viêm gan B mạn tính với tính kháng thuốc rất thấp. Tenofovir có thể được sử dụng như:
- Liệu pháp đầu tay cho bệnh nhân chưa từng điều trị
- Dùng bổ sung cho người bệnh kháng lamivudine, telbivudine hoặc entecavir
- Thay thế cho người bệnh không đáp ứng đủ với adefovir, nhờ vào hoạt tính kháng vi rút mạnh hơn
Entecavir (Baraclude)
Là thuốc uống mỗi ngày, tác dụng phụ ít, sử dụng ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Đây là loại thuốc kháng virus viêm gan B được chỉ định điều trị cho người bệnh nhiễm virus HBV mạn tính và có sẵn dưới dạng viên nén lẫn dung dịch uống. Tuy nhiên Entecavir ít hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm HBV kháng lamivudine.
Lamivudine (Epivir, Epivir-HBV)
Lamivudine có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên của virus bằng cách ức chế sự canh tranh enzyme sao ngược virus. Đây là loại thuốc uống mỗi ngày, tác dụng phụ ít. Tuy nhiên, so sánh với các loại thuốc đặc trị viêm gan B bằng đường uống khác, loại thuốc này có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, hiện nay thuốc không còn được sử dụng phổ biến vì hoạt tính chống virus kém hơn, hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng 1 – 2 năm nên đã bị thay thế bởi các thuốc mới hơn.
Adefovir dipivoxil (Hepsera)
Là thuốc được sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính, thuốc uống mỗi ngày một lần, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, tương tự như telbivudine, đây cũng là một thuốc lựa chọn điều trị hàng thứ hai. Đồng thời, trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Telbivudine (Tyzeka)
Được sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính, thuốc ức chế DNA polymerase của virus viêm gan B và được chỉ định cho những bệnh nhân có:
- Virus viêm gan B đang nhân lên
- Hoạt động aminotransferase tăng cao
- Bằng chứng mô học của bệnh gan đang hoạt động
Cần cân nhắc khi sử dụng cho những người bệnh không đáp ứng với interferon hoặc không thể dung nạp interferon. Tình trạng kháng thuốc là một nhược điểm lớn của phương pháp này.
Tenofovir AF (Vemlidy)
So với với tenofovir disoproxil fumarate (TDF), TAF là một dạng tenofovir được chứng minh có hiệu quả kháng vi-rút cao dù dùng với liều thấp hơn TDF 10 lần. Loại thuốc kháng virus viêm gan B này cũng được cải thiện và trở nên an toàn hơn với thận và xương. Thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm HBV mạn tính ở người lớn xơ gan giai đoạn nhẹ.
Khi nào ngừng dùng thuốc?
Khi tải lượng HBV càng cao ( số lượng bản sao HBVDNA/1ml máu) nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan càng lớn. Nồng độ ALT càng cao thì nguy cơ xơ gan, ung thư gan cũng càng lớn. Vì thế, khi điều trị viêm gan siêu vi B mạn, cần đưa HVNDNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau thời gian ngưng thuốc, người bệnh cần được theo dõi định kỳ, kể cả người bệnh khi ngừng điều trị HBVDNA ở ngưỡng thấp.
Hầu hết các loại thuốc tân dược điều trị Viêm gan B hiện nay có trở ngại lớn nhất đối với các bệnh nhân là giá thuốc còn rất cao (khoảng 150 triệu cho một liệu trình điều trị 6 tháng với IFN).
Cần một biện pháp chữa trị viêm gan B an toàn và hiệu quả hơn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên một số loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh viêm gan virut B mãn tính, như cây Bồ bồ, Nhân trần, Cà gai leo, Mật nhân… Trong đó có cây Cà Gai Leo đã được nghiên cứu bài bản, kỹ lưỡng với rất nhiều công trình nghiên cứu thuyết phục, thậm chí được bào chế thành thuốc đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng thể hiện công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút rất hiệu quả. Thuốc được đánh giá không có độc, người bệnh nhanh hết các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, men gan hạ nhanh, ăn ngủ tốt, tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh TẠI ĐÂY
Hotline tư vấn bệnh miễn phí: 18001190 – 0912571190
Biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là tiêu chí mỗi người cần thực hiện, để phòng viêm gan B hiệu quả thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Tiêm vắc xin viêm gan B để phòng bệnh hiệu quả ở trẻ em và người lớn. Vắc-xin viêm gan B phổ biến là Engerix B, Heplisav-B, và Recombivax HB. Chúng có tác dụng kích thích miễn dịch tích cực bằng cách phát triển kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg).
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh nhiễm virus viêm gan B
- Cần băng kín vết thương hở tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm
- Không tiếp xúc với máu, vết thương hở, chất dịch của người khác khi chưa có dụng cụ bảo vệ
- Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt, xăm môi…tại những cơ sở không uy tín, an toàn.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kìm bấm móng…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm men gan đồng thời sàng lọc viêm gan B, C…..
Đọc thêm: Những biến chứng nguy hiểm của Viêm gan virus B mạn tính
Mình bị viêm gan siêu vi b có sử dụng được không