Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, do virus viêm gan B gây ra. Nếu không có biện pháp can thiệp và điều trị đúng cách, bệnh tiến triển sang thể nặng, thậm chí xảy ra biến chứng (xơ gan, ung thư gan) gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Hãy tham khảo những thông tin sau đây để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất.
Mục lục
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (viết tắt là HBV). Viêm gan B có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em cho tới người lớn. Khi mắc viêm gan B, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng chức năng gan, có thể nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa tính mạng.
Cho tới nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa sức khỏe lớn đối với toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam, cứ 8 người thì có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Theo ước tính vào năm 2015, có 257 triệu người đang sống chung với virus viêm gan siêu vi B.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B
Viêm gan B có diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết. Thậm chí có rất nhiều người nhiễm viêm gan B mà không hề hay biết bản thân mắc bệnh. Mặc dù không có triệu chứng gì nhưng virus viêm gan B vẫn có thể gây tổn hại nặng nề tới gan sau một thời gian phát triển âm ỉ. Chỉ tới khi bệnh tiến triển nặng mới có thể phát hiện ra bệnh. Do đó, viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Cùng điểm danh một số dấu hiệu khi mắc viêm gan B:
- Cơ thể mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Đau nhức xương khớp.
- Buồn nôn, nôn.
- Nước tiểu có màu vàng sẫm.
- Vàng da, vàng mắt.
- Đau hạ sườn phải.
- Phân có màu xanh xám, sẫm màu.
- Sưng bụng, chướng bụng…
Các triệu chứng của viêm gan B không rõ rệt nên dễ bị bỏ qua.
Xem chi tiết: Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc viêm gan B
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm giống với virus HIV. Tuy nhiên, virus viêm gan B được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần virus HIV, chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
Đường máu
Đây là một con đường lây truyền phổ biến của virus viêm gan B. Người lành có thể bị nhiễm virus viêm gan B qua đường máu khi:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh thông qua vết thương hở.
- Tiếp nhận máu của người nhiễm virus HBV.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa…
- Xăm hình, xỏ khuyên…với dụng cụ không được khử trùng đúng cách.
- Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa qua xử lý đúng cách.
Lây qua quan hệ tình dục
Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi cư ngụ của virus viêm gan B. Do đó, khi quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su hoặc sử dụng dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm thông qua các hành vi tình dục đồng giới và khác giới.
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con. Tỷ lệ lây truyền sẽ khác nhau tùy vào giai đoạn thai kỳ cụ thể.
- 3 tháng đầu của thai kỳ tỷ lệ lây truyền khoảng 1%.
- 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ mắc bệnh ở thai nhi khoảng 10%.
- 3 tháng cuối thai kỳ nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên 70%.
Đặc biệt, nếu không có biện pháp bảo vệ sau sinh nguy cơ lây nhiễm sang con lên tới 90%. Nguy cơ lây nhiễm càng cao khi nồng độ virus trong máu người mẹ càng cao hoặc đang trong giai đoạn bệnh tiến triển.
Thông tin chi tiết: Viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?
Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B?
Dựa vào những con đường lây nhiễm virus viêm gan B chúng ta có những biện pháp nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp phòng bệnh được áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B
Để phòng tránh viêm gan B, nếu chưa bị nhiễm bệnh bạn cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Đây được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp bệnh chuyển sang dạng mạn tính, chỉ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể.
Theo Tổ chức WHO khuyến cáo, cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong 24 giờ đầu). Sau đó, là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu 4 tuần.
Với trẻ em:
– Đối với trẻ có mẹ chưa bị nhiễm virus viêm gan B
Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:
- Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
- Mũi 2: 2 tháng tuổi.
- Mũi 3: 3 tháng tuổi.
- Mũi 4: 4 tháng tuổi.
– Đối với trẻ có mẹ đã nhiễm virus viêm gan B:
Khi trẻ vừa chào đời, cần ngay lập tức được tiêm huyết thanh chống viêm gan B. Vị trí tiêm kháng thể HBIg phải khác vị trí tiêm vắc xin viêm gan B. Sau đó, mới kết hợp tiêm vắc xin viêm gan B để ngăn ngừa theo liệu trình
Khi trẻ 15 – 18 tháng tuổi:Cần được xét nghiệm lại để chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
– Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên chưa được tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng:
Trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể đã bị nhiễm virus chưa. Và có kháng thể hay chưa. Dựa vào kết quả xét nghiệm, cán bộ y tế sẽ chỉ định tiêm hay không tiêm. Lịch tiêm chủng dựa theo phác đồ:
- Mũi 1
- Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng.
- Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng.
- Mũi 4: Sau mũi 3 một năm.
- Mũi 5: Sau mũi 4 một năm.
Lưu ý trong 3 giai đoạn trước – trong – sau khi tiêm phòng vắc xin cần kiêng hoàn toàn các chất kích thích.
Với người lớn:
- Mũi 1
- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.
Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất, trẻ em và người lớn cần được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ số mũi tiêm theo khuyến cáo. Tùy vào độ tuổi mà số mũi tiêm vắc xin phòng viêm gan B theo khuyến cáo cũng sẽ có sự khác nhau.
Xem chi tiết: Hướng dẫn tiêm phòng viêm gan B
Quan hệ tình dục lành mạnh
Viêm gan B lây qua đường tình dục nên cách phòng chống bệnh đến từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng bao cao su, thực hiện quan hệ tình dục an toàn, quan hệ tình dục chung thủy giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Những người có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục cao nhất là người có nhiều bạn tình, đối tác tình dục của người bị nhiễm bệnh hoặc nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.
Tránh dùng chung vật dụng cá nhân
Không nên chia sẻ vật dụng cá nhân bởi thói quen này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…với bất kỳ ai. Không dùng chung kim tiêm vì chỉ cần một lượng máu rất nhỏ bị nhiễm bệnh còn dính lại ở bơm tiêm cũng có thể khiến bạn lây bệnh.
Đồng thời, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ dụng cụ sử dụng để xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể hoặc châm cứu đảm bảo vô trùng. Bạn nên sử dụng các dụng cụ dùng một lần được đóng gói trong túi kín chưa mở.
Thực hiện một số thói quen tốt phòng bệnh
- Cần mang găng tay nhựa nếu phải tiếp xúc với máu.
- Đảm bảo an toàn khi truyền máu và các chế phẩm từ máu.
- Tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh nhiễm HBV.
- Trước khi có ý định mang thai cả hai vợ chồng cần đi kiểm tra xác định xem có nhiễm bệnh hay không.
- Thai phụ cần thăm khám sức khỏe định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh.
- Băng kín vết thương hở nhằm tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không xăm hình, làm răng, xăm môi, châm cứu…tại những cơ sở không uy tín, an toàn.
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Sắp xếp công việc hợp lý, nghỉ ngơi nhằm tránh căng thẳng, mệt mỏi để tránh gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.
- Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ phòng tránh bệnh viêm gan B để hạn chế lây nhiễm.
Băng kín vết thương hở nhằm tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
Chủ động chống độc, bảo vệ gan khỏe mạnh
Viêm gan B trải qua 2 giai đoạn cấp và mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, nếu có thể có sức đề kháng cao, khả năng chống độc của gan tốt có tới 90% người bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, 10% còn lại chuyển sang dạng mãn tính.
Hiện nay, vấn nạn thực phẩm bẩn, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ khiến gan bị suy yếu, sức đề kháng suy giảm từ đó tạo điều kiện cho virus viêm gan B dễ dàng xâm nhập, khó loại thải ra ngoài khiến bệnh diễn tiến sang mãn tính, thậm chí xảy ra biến chứng. Do đó, bên cạnh tiêm vắc xin phòng bệnh mọi người cần chủ động chăm sóc, bảo vệ và chống độc cho gan nhằm hỗ trợ phòng tránh viêm gan B tốt hơn, giảm nguy cơ xơ gan bằng cách:
- Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại cho gan như rượu bia, các loại thuốc không tốt cho gan, một số thuốc điều trị, thuốc bổ thảo dược…có thể tạo gánh nặng cho gan. Hạn chế rượu bia để giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh lý về gan.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi có vấn đề về gan: Nếu bạn có vấn đề về gan trước đó hoặc thường xuyên uống rượu bia, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào xem chúng có an toàn cho gan hay không.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc: Tập thói quen luôn đọc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng ghi trên nhãn thuốc không kê đơn và thông tin trên đơn thuốc cho các loại thuốc kê đơn nhằm đảm bảo an toàn cho gan.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho gan để gan hoạt động hiệu quả.