Hỏi:
Từ lâu tôi đã được biết cà gai leo là dược liệu có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe đặc biệt là gan. Thời gian gần đây, tôi được cho một ít cà gai leo khô nhưng chưa dám sử dụng vì thấy có một số đặc điểm khác lạ. Đặc biệt trong dược liệu cà gai leo tôi được cho có quả khá to và có gai. Vậy cho tôi hỏi quả cà gai leo có đặc điểm gì? Phân biệt cà gai leo với các loại khác để tránh nhầm lẫn? Xin cảm ơn!
(Nguyễn Thị Mai – Nam Trực – Nam Định)
Trả lời:
Chào chị Mai!
Thắc mắc của chị gửi về chuyên mục được giải đáp như sau:
Đặc điểm quả cà gai leo
Trước khi tìm hiểu về đặc điểm quả của cây cà gai leo cùng tìm hiểu qua những đặc điểm về cây cà gai leo như sau:
Cà gai leo là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi đều có sự phân bố của cây cà gai leo. Không chỉ vậy, cây còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia…Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác nhau như cà lù, cà quýnh, cà vạnh, gai cườm, cà gai dây, cà Hải Nam…Hiện nay, đây là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất.
Cà gai leo là cây nhỡ leo, sống leo lên thân cây khác hoặc bò xòa trên mặt đất, cao từ 0,6 – 1m, cây phân nhiều cành nhiều nhánh. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phủ lông hình sao, cành lan rộng, dọc thân có nhiều gai cong màu vàng. Lá cây mọc so le có hình thuôn dài hoặc hình trứng. Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt mọc thành xim có từ 2 – 5 hoa.
Đặc điểm về quả cà gai leo:
Quả cà gai leo có hình cầu, nhẵn bóng khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt, đường kính từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng, dạng thận hình đĩa có kích thước từ 3x2mm.
Quả cà gai leo khi còn xanh
Quả cà gai leo khi chín
Dựa vào những đặc điểm trên giúp bạn dễ nhận biết quả cà gai leo so với các loại cà dại khác. Cà gai leo ra hoa từ tháng 4 – 6, ra quả vào tháng 7 – 9 hàng năm. Cây được thu hái quanh năm để dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng được lâu.
Trong cây cà gai leo rễ cây có chứa nhiều hoạt chất quý nhất, cụ thể như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng cà gai leo giải độc rượu bia
Phân biệt cà dại với cà khác
Cà gai leo là dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng để chọn đúng cà gai leo chuẩn thường không dễ dàng. Cà gai leo dễ nhầm lẫn với các loại cà khác như cà dại, cà tàu, cà độc dược. Dưới đây là cách phân biệt cà gai leo với các loại cà trên:
Hình ảnh các loại cà
Về thân cây
- Cà gai leo: Thân cây nhỏ, dạng leo, gốc hóa gỗ, nhẵn, phân nhiều cành nhiều nhánh, thân phủ lông hình sao và có nhiều gai cong màu vàng.
- Cà dại: Thân mọc đứng cao từ 2 – 3m
- Cà tàu: Toàn thân cây màu xanh lục nhạt, gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân có gai sắc nhọn
- Cà độc dược: Thân thảo cao tầm 2m, gốc hóa gỗ, cành non thường có màu xanh lục hoặc màu tím.
Về lá
- Cà gai leo: Lá mọc so le, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ lông tơ màu trắng, cuống lá có gai
- Cà dại: Lá to hơn so với cà gai leo
- Cà tàu: Lá màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng, cuống và gân lá hai mặt đều có nhiều gai nhọn sắc
- Cà độc dược: Lá mọc so le và có hình trứng
Về hoa
- Cà gai leo: Hoa mọc ở kẽ lá, thường mọc thành xim từ 2 – 5 hoa
- Cà dại: Hoa mọc thành cụm và có số lượng nhiều, to hơn của cà gai leo
- Cà tàu: Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm từ 3 – 5 cái. Cánh hoa có màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng. Nhị vàng, bao phấn dài từ 8 – 9cm.
- Cà độc dược: Hoa to có hình giống hoa rau muống
Về quả
- Cà gai leo: Quả mọng, hình cầu, cuống dài, khi chín quả có màu đỏ tươi có đường kính từ 5 – 7mm
- Cà dại: Quả màu vàng, đường kính từ 10 -15mm, lớn hơn quả của cà gai leo
- Cà tàu: Quả có bớt rằn xanh, không có lông tròn, khi chín có màu vàng tươi với đường kính từ 2,5 – 3cm.
- Cà độc dược: Quả tròn, có gai nhọn xung quanh quả
Giới thiệu một số bài thuốc sử dụng cà gai leo
Cà gai leo là cây thuốc quý được sử dụng khá phổ biến trong đông y học. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc này.
Hỗ trợ chữa viêm gan, xơ gan
- Cà gai leo 30g
- Dừa can 10g
- Diệp hạ châu 10g
Các nguyên liệu trên sao vàng rồi sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo
- Cà gai leo 30g
- 1 lít nước
Các nguyên liệu trên cho vào nồi bắc lên nấu cho tới khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia ra uống 3 lần trong ngày
Chữa rắn cắn
Dùng 30 – 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ và hòa với 200ml nước
Cà gai leo chữa rắn cắn
Lấy khoảng 30g đến 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200ml nước. Cho người bị rắn cắn uống ngay, dùng 2 lần trong ngày.
Tới ngày thứ hai dùng rễ cà gai leo khô 30g đem sao vàng và sắc nước dùng 2 lần/ngày áp dụng từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi.
Chữa phong thấp
- Cà gai leo 20g
- Vỏ chân chim 20g
- Rễ đau xương 20g
- Rễ cỏ xước 20g
- Dây mấu 20g
- Rễ tầm xuân 20g
Cho tất cả nguyên liệu đem nấu nước và dùng uống hết trong ngày
Chữa ho, ho gà
Dùng rễ cà gai leo 10g kết hợp với 30g lá chanh cho vào nồi nấu lên để tinh chất tan hết trong nước. Chia uống 2 lần/ngày.
Chữa sưng chân răng
Hạt cà gai leo 4g tán nhỏ cho vào chén đồng cùng với 1 ít sáp ong sau đó đốt lên và xông khói vào chân răng. Dùng ngày 1 lần sau vài ngày sẽ khỏi.
Giải rượu bằng cà gai leo
Để tỉnh rượu và bảo vệ gan dân gian thường dùng cà gai leo khô 50g sau đó hãm với nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên dùng lượng cà gai leo vừa đủ phù hợp với điều trị từng bệnh
- Trẻ dưới 6 tuổi không dùng cà gai leo vì khi đó gan vẫn chưa hoàn thiện để thực hiện các chức năng của mình
- Phụ nữ mang thai cẩn trọng khi sử dụng, không nên tự ý dùng
- Phụ nữ đang cho con bú khoongn ên dùng vì có thể ảnh hưởng tới tuyến sữa gây ảnh hưởng những chất mà bé được cung cấp từ mẹ
Những thông tin chia sẻ trên đã giải đáp thắc mắc của chị Mai, chúc chị sức khỏe.
☛ Tìm hiểu thêm: Mua cà gai leo ở đâu chất lượng, uy tín