Theo các thống kê từ nguồn thông tin cho hay tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan virus B đang ngày càng cao trong cộng đồng. Nhiều chị em lo lắng bệnh sẽ trở nặng hoặc có thể lây truyền cho thai nhi nên đã tìm đến giải pháp sử dụng Cà gai leo theo lời giới thiệu. Tuy nhiên phụ nữ mang thai có sử dụng được Cà gai leo để chữa bệnh viêm gan virus không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Phụ nữ mang thai có sử dụng được Cà gai leo không?
Mang thai là một việc rất quan trọng đối với mọi phụ nữ, đặc biệt với những chị em nhiễm virus viêm gan B. Bởi một trong những con đường lây truyền viêm gan B chính là từ mẹ sang con nên tâm lý lo lắng muốn điều trị dứt điểm bệnh và phòng tránh lây nhiễm cho con, giúp thai nhi khỏe mạnh ngay từ khi sinh ra cũng là điều dễ hiểu.
Cũng chính vì tâm lý này mà nhiều chị em mang bầu tìm đến thảo dược Cà gai leo. Trong khi các thuốc tây đặc trị viêm gan B hiện nay cần dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ và rất cẩn thận khi dùng để tránh gây hậu quả khôn lường cho em bé trong bụng thì nhiều chị em quan niệm rằng thảo dược thiên nhiên là an toàn, lành tính nên có thể sử dụng, nhất là Cà gai leo lại được chứng minh mang đến rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus.
Phụ nữ mang thai có sử dụng được Cà gai leo?
Các tài liệu khoa học ghi lại rằng Cà gai leo là dược liệu duy nhất tới nay có thể giúp người bệnh viêm gan virus B đạt được tất cả các mục tiêu điều trị bệnh không hề thua kém thuốc tân dược.
- Hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, giảm được nồng độ virus trong máu, thậm chí một số bệnh nhân đã âm tính với virus HBV sau khi sử dụng sản phẩm từ Cà gai leo như Giải độc gan Tuệ Linh. Điều này đã được nhận định qua đề tài nghiên cứu tại BV TƯ Quân đội 108, BV Quân y 103.
- Cà gai leo giúp người bệnh viêm gan B chặn đứng nguy cơ biến chứng thành xơ gan.
- Cà gai leo còn giúp giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại, giúp người mắc viêm gan B tránh bị hủy hoại tế bào gan, nhanh phục hồi chức năng gan.
Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B nên làm gì?
Khi mắc bệnh viêm gan virus B, chị em mang bầu không nên quá bi quan lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi. Nếu xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với virus viêm gan B, thai phụ sẽ được bác sỹ chuyên khoa gan mật chỉ định tiêm globulin miễn dịch (HBIG) – đây là một loại kháng sinh giúp cơ thể chống lại các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Ngoài ra, có một số loại thuốc có tác dụng kháng virus, ức chế sự sao chép của virus HBV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) chứng nhận là hiệu quả cho mẹ bầu và an toàn cho thai nhi như Lamivudine. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, không được tùy ý sử dụng và có sự hướng dẫn trực tiếp từ bác sỹ.
Ngoài ra, điều tiên quyết là chị em cần có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giúp gan không bị tổn hại thêm. Điều này cũng góp phần kiểm soát tình trạng bệnh và giúp em bé trong bụng khỏe mạnh.
Một số công dụng của cà gai leo với sức khỏe
Cà gai leo là thảo dược được dân gian sử dụng từ lâu với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của cà gai leo trong chữa bệnh được dân gian lưu truyền:
Giải rượu, giải độc gan
Kinh nghiệm dân gian cà gai leo có tác dụng giải rượu rất tốt. Để giải rượu dùng cà gai leo khô 100g sắc với nước, uống trong ngày khi còn ấm. Hoặc sử dụng cà gai leo khô 50g hãm với nước sôi cho người say rượu uống thay nước nhanh chóng tỉnh rượu và bảo vệ gan tốt.
Cà gai leo bảo vệ tế bào gan mạnh tới nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì có thể tránh được say. Còn khi say uống nước sắc của rễ hay thân lá sẽ nhanh chóng giải rượu.
Giải độc rắn cắn
Để giải độc rắn cắn, lấy rễ cà gai leo 30 – 50g và giã nát. Hòa hỗn hợp với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cho người bị rắn cắn uống, uống ngay lập tức lúc đó. Uống xong để người bệnh nghỉ ngơi một lát cảm thấy dễ chịu, bớt đau nhức.
Ngày hôm sau, tiếp tục cho uống nước cà gai leo bằng cách lấy cà gai leo khô 10 – 30g rễ khô, chặt nhỏ, sao bang và nấu với 600ml nước cho tới khi còn 200ml nước. Ngày uống 2 lần, dùng liên tiếp từ 3 – 5 ngày sẽ khỏi.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan thực hiện bài thuốc:
- Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g
- Dừa cạn 10g
- Chó đẻ răng cưa 10g
Tất cả nguyên liệu rửa sạch, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, sử dụng đều đặn trong 2 – 3 tháng sẽ thấy hiệu quả
Để giải độc gan, hỗ trợ hạ men gan dùng cà gai leo 35g nấu với 1 lít nước sôi cho tới khi còn lại 300ml. Uống trong ngày, ngày 3 lần có hiệu quả tốt.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
- Cà gai leo 10g
- Dây gấm 10g
- Thổ phục linh 10g
- Kê huyết đằng 10g
- Lá lốt 10g
Tất cả sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Sử dụng liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa dị ứng, ho gà, hen suyễn
Cà gai leo 6 – 20g sắc uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng
Chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt
Bài thuốc này khá đơn giản, chỉ dùng cà gai leo (rễ, thân, lá) hãm nước hoặc sắc với nước uống hàng ngày thay nước lọc.
Lưu ý khi sử dụng cà gai leo
Cà gai leo là thảo dược không gây tác dụng phụ đối với cơ thể, nhưng nếu lạm dụng quá không đúng liều lượng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Cần nắm rõ cách sử dụng của thảo dược này, tránh trường hợp phát sinh những triệu chứng có hại cho sức khỏe.
- Tùy trường hợp bệnh mà sử dụng cà gai leo với liều lượng khác nhau. Không nên lạm dụng cà gai leo, sử dụng quá liều dẫn tới tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu sử dụng cùng với thuốc tây cần tách biệt thời gian uống thuốc giữa hai loại thuốc này cách nhau ít nhất 2 tiếng để tránh phát sinh tác dụng phụ.
- Cần chọn đúng cà gai leo chuẩn, uy tín mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Nên mua các sản phẩm cà gai leo chế biến sẵn như trà, cao hoặc viên nén vì tiện dụng và đảm bảo chất lượng tốt hơn.
- Người bệnh gan không nên dùng cà gai leo ngâm rượu uống vì gan đang suy yếu không dung nạp chất cồn vào cơ thể
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên dùng cà gai leo vì cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, gan chưa thực hiện hết chức năng của nó nên không thích nghi một số dược liệu có trong cà gai leo. Cách tốt nhất là không sử dụng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nhạy cảm khi dùng thuốc nên hạn chế sử dụng cà gai leo để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra
- Không nên lạm dụng cà gai leo để làm đẹp, tuy cà gai leo khá an toàn người dùng có thể sắc nước uống hàng ngày để trị cải thiện mụn ở da. Tuy nhiên, người dùng không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều sẽ có thể gây những tác dụng phụ đáng tiếc.