Xơ gan là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu để chuyển qua các giai đoạn cuối. Chính vì vậy việc chuẩn đoán và xác định bệnh ngay từ giai đoạn F0-F1 là vô cùng quan trọng. Tại bài viết này, viemgan.com.vn sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết cách chuẩn đoán nhanh điều trị tại giai đoạn này.
Mục lục
Độ xơ hóa gan F0-F1 có nghĩa là gì?
Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương dẫn tới sự thay đổi về cấu trúc. Tế bào gan bị thay thế bởi các mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh khiến chức năng gan dần suy giảm. Xơ gan được phân làm các cấp độ xơ hóa khác nhau (dựa theo phân loại Metavir của giải phẫu bệnh):
- Giai đoạn F0: Không có xơ hóa.
- Giai đoạn F1: Xơ hóa khoảng cửa.
- Giai đoạn F2: Xơ hóa khoảng cửa với vài cầu nối.
- Giai đoạn F3: Xơ hóa bắt đầu.
- Giai đoạn F4: Xơ gan.
Trong đó, xơ hóa gan giai đoạn F0 – F1 là giai đoạn đầu tiên của quá trình xơ hóa gan. Cụ thể:
- Giai đoạn F0 là giai đoạn ban đầu của xơ hóa gan, khi gan vẫn chưa bị tổn thương nặng. Ở giai đoạn này không có biểu hiện rõ ràng của xơ hóa hoặc chỉ có một số dấu hiệu không quyết định. Kết quả của fibroscan trong giai đoạn này thường nằm trong khoảng 2.5 – 7.4 kPa.
- Giai đoạn tiếp theo là F1 , gan đã bị tổn thương nhẹ và có một số dấu hiệu của việc tích tụ collagen, chất sợi trong gan. Mức độ tổn thương ở giai đoạn này còn hạn chế, các triệu chứng xuất hiện rất mờ nhạt và gan vẫn có khả năng phục hồi. Kết quả của fibroscan trong giai đoạn này thường nằm trong khoảng 2.5 – 7.4 kPa.
Do đó, xơ hóa gan F0 – F1 tức là gan bị tổn thương ở giai đoạn nhẹ, gan vẫn có khả năng phục hồi tương đối tốt. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời ở giai đoạn này có thể ngăn chặn tiến triển của xơ gan, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
☛ Đọc thêm: Phân độ xơ gan và cách nhận biết các cấp độ
Những yếu tố nào gây ra xơ hóa gan F0-1?
Xơ hóa gan giai đoạn F0 – F1 là giai đoạn đầu của quá trình xơ hóa gan. Gan bị tổn thương nhẹ và chưa gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng. Có nhiều yếu tố gây ra xơ hóa gan giai đoạn này bao gồm:
- Bệnh lý viêm gan: Mắc các bệnh lý về gan như viêm gan B, C, viêm gan cấp tính làm tăng nguy cơ xơ hóa gan từ giai đoạn F0 lên F1.
- Rượu bia và chất độc: Sử dụng nhiều rượu bia, tiếp xúc với các hoá chất độc hại như hóa chất công nghiệp, thuocs, ma túy có thể gây tổn thương gan và dẫn tới xơ hóa.
- Dị ứng và vi khuẩn: Bị dị ứng do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm cũng như nhiễm vi khuẩn cũng khiến gan bị viêm và xơ hóa.
- Yếu tố di truyền: Một số yếu tố di truyền được phát hiện trong trường hợp xơ hóa gan từ F0 – F1. Tuy nhiên, đây khong phải nguyên nhân chính mà chỉ làm gia tăng thêm nguy cơ xơ hóa gan.
- Tuổi tác, lối sống: Tuổi tác ngày càng cao nguy cơ xơ hóa tăng lên do quá trình lão hóa của cơ thể. Nếu bạn có lối sống không lành mạnh, ăn uống không cân đối, thiếu chất và ít hoạt động cũng là yếu tố gây xơ hóa gan lên F1.
- Béo phì: Người béo phì có nguy cơ xơ hóa gan cao hơn, giảm cân và duy trì cân nặng lành mạnh có thể giảm nguy cơ này.
- Yếu tố khác: Bệnh lý về gan như mỡ gan không cồn, viêm gan tự miễn, sử dụng thuốc kéo dài… làm tăng nguy cơ xơ hóa gan.
Giảm các yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm nguy cơ xơ hóa gan từ F0 – F1. Bạn cần kiểm tra thường xuyên sức khỏe gan, thực hiện phòng ngừa và điều trị khi cần thiết để ngăn chặn xơ hóa tiến triển.
Dấu hiệu của xơ hóa gan F0 – F1?
Xơ hóa gan độ F0 – F1 thường không có triệu chứng đáng kể và dấu hiệu ra bên ngoài. Thông thường, bệnh nhân không biết mình bị xơ hóa gan cho tới khi thực hiện các kiểm tra y tế chuyên sâu. Nhìn chung, nếu có thì phần lớn bệnh nhân xơ gan F1 thường có một số dấu hiệu như sau đây:
- Hay mệt mỏi vô cớ, không thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý.
- Hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dễ đau bụng, đi ngoài, táo bón, buồn nôn…
Nhiều người vẫn lầm tưởng đó là triệu chứng của bệnh lý khác mà chủ quan, nên bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả. Để xác định chính xác các giai đoạn xơ hóa thường thực hiện thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như fibroscan, siêu âm gan hoặc việc thực hiện biopsy gan.
Cách chẩn đoán xơ hóa gan F0-F1
Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán xơ gan giai đoạn F0 – F1:
Đánh giá lâm sàng: Đây là bước đầu tiên bác sĩ thực hiện trong quá trình thăm khám để kiểm tra và theo dõi xơ hóa gan để xác định các triệu chứng có liên quan. Bạn có thể thấy các dấu hiệu như đau bụng, mệt mỏi, chảy máu dạ dày, cơ thể giãn cơ…
Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và phát hiện ra một số bất thường, bao gồm các chỉ số như AST, ALT, bilirubin… Kết quả xét nghiệm đánh giác được mức độ viêm và tổn thương ở gan.
Siêu âm gan: Giúp xem xét kích thước gan, cấu trúc và mật độ của gan. Phương pháp này chỉ ra sự hiện diện của xơ hóa và nhiễm mỡ trong gan hay không.
Fibroscan: Phương pháp này không xâm lấn và không đau được dùng để đánh giá mức độ xơ hóa của gan. Thiết bị sử dụng sóng siêu âm nhằm đô độ cứng của gan, kết quả cho biết mức độ xơ hóa của gan từ đó xác định giai đoạn bệnh.
Biopsy gan: Đây là phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ xơ hóa gan nếu các phương pháp chẩn đoán trên không đủ để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn và có nguy cơ gây biến chứng, nó thường được sử dụng sau các phương pháp không xâm lấn đã được thực hiện. Quá trình này bao gồm lấy một mẫu mô gan để kiểm tra mức độ xơ hóa và tổn thương gan.
Đánh giá độ xơ hóa gan F0 – F1 có ý nghĩa rất quan trọng để xác định mức độ tổn thương gan và giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Kiểm tra và theo dõi định kỳ gan là điều cần thiết để xác định sự tiến triển của bệnh và hướng dẫn điều trị.
Hướng dẫn điều trị xơ hóa gan độ F0 – F1
Xơ gan độ F1 được coi là thời điểm tốt nhất trong điều trị. Việc điều trị chủ yếu làm khống chế nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị bảo tồn, tăng cường chức năng gan mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Các cách điều trị xơ hóa gan F0 – F1 như sau:
- Cai rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân gây ra bệnh gan phổ biến, nếu không bỏ rượu bia thì dù điều trị có tích cực tới đâu cũng không thể khôi phục lại được chức năng gan.
- Điều trị bệnh lý gân xơ gan: Nhiều bệnh nhân xơ gan do sự tấn công của virus viêm gan B, C cần có biện pháp điều trị tích cực bằng thuốc kháng virus, … mới có thể ngăn chặn diễn tiến của xơ gan. Điều trị nguyên nhân gây tắc mật hoặc ứ mật tại gan nếu có.
- Không lạm dụng thuốc: Nói chuyện với bác sĩ để ngưng những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới gan. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường các thực phẩm có lợi cho gan và dễ tiêu hóa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thêm một số sản phẩm thanh nhiệt hoặc giải độc gan.
- Thay đổi lối sống lành mạnh: Ăn ngủ đúng giờ, vận động vừa phải, không nên thức khuya và suy nghĩ tiêu cực. Tránh sử dụng các chất gây hại cho gan như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác.
- Theo dõi chuyên sâu: Cần theo dõi định kỳ sức khỏe của gan qua kiểm tra định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan, Fibroscan… để đánh giác mức độ tổn thương của gan, tiến triển của bệnh. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.
- Theo dõi tại bệnh viện: Nếu xơ hóa F0 – F1 tiến triển nhanh hoặc có nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị bạn tham gia và chương trình điều trị tại bệnh viện bao gồm sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị khác như cấy tế bào gan, …
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng mỗi trường hợp xơ hóa gan là không giống nhau. Vì vậy, nếu không may gan bị xơ hóa, bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn, điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Phòng ngừa xơ hóa gan F0-F1 như thế nào?
Để phòng ngừa xơ hóa gan độ F0 – F1, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bằng cách hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, đường, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đạm từ nguồn thuần chay hoặc các loại hải sản không béo.
- Vận động thể chất đều đặn: Thể dục hàng ngày ít nhất là 30 phút như chạy bộ, đi bộ, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục như yoga, aerobic… giúp tăng cường sức khỏe gan, giảm mức độ xơ hóa.
- Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp: Nếu thừa cân bạn cần có biện pháp giảm cân cần thiết như ăn ít calo hơn, tăng hoạt động thể chất và tuân thủ chế độ ăn uống cân đối.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất bảo quản… Nếu có bệnh lý khác như tiểu đường, tăng mỡ máu, huyết áp cao… cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát chúng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe của gan, theo dõi các dấu hiệu xơ hóa gan sớm. Bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể về tình trạng gan, đề xuất các phương pháp điều trị nếu cần thiết.
Phòng ngừa xơ hóa gan F0 – F1 là quá trình liên tục, đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên nhẫn của bạn. Hãy thực hiện các lưu ý trên và luôn nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nếu cần thiết để đảm bảo có một sức khỏe gan tốt nhất.
☛ Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về độ xơ hóa gan F0 – F1 và có biện pháp phòng trị một cách hiệu quả nhất. Hãy xây dựng chế độ ăn, lối sống lành mạnh, tham vấn bác sĩ khi cần thiết để hạn chế xơ hóa gan tiến triển, đảm bảo sức khỏe của gan.
Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về bệnh xơ gan, các bạn có thể gọi về hotline 18001190 (miễn cước) để được giải đáp.