Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan, lúc này các tế bào gan khỏe mạnh vẫn còn khả năng bù trừ cho các tế bào gan bị xơ hóa, chức năng gan chưa bị suy giảm quá nhiều. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách là rất cần thiết cho người bệnh để ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn mất bù và các biến chứng, thậm chí ung thư gan. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh xơ gan ở giai đoạn này nhé.
Mục lục
Xơ gan còn bù là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể và giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể như lọc thải độc tố, tổng hợp chất dinh dưỡng… Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tế bào gan bị tổn thương, lâu dài để lại các mô sẹo gây xơ gan. Càng xuất hiện nhiều mô sẹo, tình trạng xơ gan càng ở mức nặng, chức năng gan ngày càng suy giảm.
Xơ gan được chia làm 2 giai đoạn: Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Trong đó, xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan, tuy gan đã xuất hiện sẹo xơ hóa nhưng vẫn có thể thực hiện được hầu hết các chức năng cơ bản. Tuy nhiên, nếu các nguyên nhân gây tổn thương gan không được loại trừ như uống rượu bia, viêm gan virus B, C… tổn thương gan sẽ tiến triển, chức năng gan bị suy yếu nghiêm trọng và chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù.
Tiên lượng và khả năng sống của bệnh nhân xơ gan còn bù khả quan một cách rõ rệt so với bệnh nhân xơ gan mất bù. Tỷ lệ biến chứng liên quan đến xơ gan cũng thấp hơn. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân.
☛ Tham khảo thêm tại: Phân biệt xơ gan còn bù và mất bù theo chuyên gia
Nguyên nhân gây xơ gan
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xơ gan , bao gồm cả các bệnh lý, tình trạng có thể làm tổn thương nhu mô gan và suy giảm chức năng gan. Các nguyên nhân bao gồm:
– Người có bệnh nền là viêm gan virus B, C; nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành xơ gan hoặc các biến chứng khác.
– Người nghiện rượu, sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Đây là chính nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ người Việt Nam mắc xơ gan cao đến như vậy.
– Gặp phải các bệnh lý như:
- Xơ gan đa tạng
- Bệnh Wilson
- Rối loạn di truyền chuyển hóa đường (bệnh lưu trữ galactosemia hoặc glycogen)
- Hội chứng Alagille
- Viêm gan tự miễn
- Bệnh lý về mật (thiểu sản ống mật, xơ gan mật nguyên phát, viêm đường mật xơ cứng tiên phát)
- Bệnh lý nhiễm trùng (giang mai, brucellosis).
– Dùng các loại thuốc như methotrexate hoặc isoniazid.
Tổng hợp các nguyên nhân khác:
- Chế độ ăn uống không khoa học, không đủ chất, sử dụng quá nhiều thực phẩm chiên rán… gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan.
- Tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại chẳng hạn như thạch tín, asen… làm thúc đẩy quá trình phát triển xơ gan, làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
- Người có bệnh nền là gan nhiễm mỡ; người thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ dẫn tới xơ gan.
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh lý về gan.
Các dấu hiệu nhận biết xơ gan còn bù
Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của xơ gan nên hầu như các dấu hiệu chưa rõ rệt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết thông qua dấu hiệu sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi.
- Ngứa ngáy, có mảng bầm tím trên da.
- Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo, sụt cân do ăn uống kém.
- Đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải: Thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ nhưng không thường xuyên, đôi khi cơn đau sẽ tăng dần lên.
- Bất thường trong nước tiểu: Nước tiểu màu vàng sẫm, nguyên nhân do chức năng gan suy giảm, khả năng đào thải độc tố bị giảm sút.
- Suy giảm tình dục, có thể gặp một số triệu chứng như nam giới bị liệt dương, nữ giới bị vô sinh và mất kinh.
- Chảy máu cam không rõ nguyên nhân: Khi có dấu hiệu này, bệnh tiến triển tới mức nặng hơn và cần điều trị sớm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu cảnh báo xơ gan còn bù cần cảnh giác
Xơ gan còn bù có nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên, xơ gan được chia làm 2 giai đoạn còn bù và mất bù. Trong đó, xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, gan chứ bị tổn thương nhiều, chức năng gan vẫn chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh không có dấu hiệu rõ ràng và khó để phát hiện ra.
Do bệnh diễn tiến một cách âm thầm nên bệnh nhân không hề hay biết. Khi có các dấu hiệu rõ rệt, người bệnh mới phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mất bù hay ung thư gan.
☛ Tham khảo thêm tại: Xơ gan còn bù sống được bao lâu?
Cách chẩn đoán xơ gan còn bù
Xơ gan ở giai đoạn còn bù các dấu hiệu chưa rõ rệt. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết như:
Xét nghiệm sinh hóa: Thực hiện các xét nghiệm sinh hoát gan để giúp bác sĩ chẩn đoán tình hình sức khỏe của gan, xác định người bệnh có mắc bệnh lý về gan hay không.
Xét nghiêm máu và nước tiểu: Tìm kiếm những bất thường có trong nước tiểu, máu để chẩn đoán bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Siêu âm: Nhận biết sự thay đổi về kích thước của gan, các bất thường của nhu mô gan thô. Đây là phương pháp chính xác nhất xác định bạn có mắc xơ gan hay không.
Soi ổ bụng, sinh thiết gan: Phương pháp này để xác định tiến triển của quá trình xơ gan
Điều trị xơ gan còn bù như thế nào?
Giai đoạn xơ gan còn bù, các tổn thương gan chưa đến mức quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sức khỏe của bệnh nhân cũng tương đối tốt nên đáp ứng điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ điều trị thành công có xu hướng giảm dần theo thời gian. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách có ý nghĩa rất quan trọng quyết định kết quả điều trị.
Sau khi thực hiện thăm khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Thông thường, người bệnh xơ gan còn bù được điều trị bằng phương pháp nội khoa như sau:
Dùng thuốc
- Thuốc lợi tiểu
- Lactulose, tránh để bón.
- Propranolol để ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa.
- Colchicine chống xơ
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc điều trị xơ gan, có thể làm tăng gánh nặng cho gan, khiến chức năng gan càng suy giảm, thậm chí ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Bên cạnh điều trị, cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Chế độ ăn uống
Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, các chất kích thích để tránh gây tổn thương gan, đẩy nhanh quá trình xơ hóa từ giai đoạn còn bù sang mất bù.
Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc thực vật để giảm áp lực khi gan phải thực hiện các chức năng của nó. Các thực phẩm nên ưu tiên như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Nên ăn bánh mì, gạo, yến mạch… Đồng thời hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế như mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng…
- Trái cây và rau xanh: Đây là nguồn bổ sung dồi dào vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu, hạn chế thức ăn kém lành mạnh như đồ ngọt, đồ chiên rán… Các loại rau lá xanh còn giúp giảm thành phần axit béo trong gan, hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Chất béo lành mạnh nguồn thực vật: Các loại dầu oliu, dầu hướng dương, bơ cùng các axit béo không bão hòa có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Bệnh nhân nên dùng các loại chất béo này, tuy nhiên cần dùng với lượng vừa phải.
- Thực phẩm giàu đạm: Cá, trứng, sữa… nên tiêu thụ 1 – 1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng của cơ thể. Bổ sung đủ lượng đạm giúp bạn giảm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và hao mòn cơ bắp.
Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món chiên xào gây cản trở quá trình chuyển hóa chất béo và làm tích mỡ trong gan. Hạn chế các món cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường… vì chúng làm tăng gánh nặng cho gan.
Thay đổi lối sống khoa học
Không chỉ ăn uống, lối sống khoa học cũng góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục gan. Cụ thể:
- Bệnh nhân cần rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, thực hiện các bài thể dục thể thao tăng cường sức khỏe phù hợp với bản thân như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…
- Ăn đúng giờ, đi ngủ sớm và đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm quá sức gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân. Trường hợp thừa cân,béo phì cần giảm cân khoa học để không gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh lý.
Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi mức độ của bệnh, hiệu quả điều trị và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa xơ gan còn bù
Bạn hoàn toàn có toàn có thể phòng ngừa xơ gan còn bù bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát tốt bệnh nền cũng như tuân thủ theo điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
- Kiêng hoàn toàn rượu bia, đồ uống có cồn.
- Giữ trọng lượng ở mức khỏe mạnh, giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì.
- Sử dụng thuốc cần cân nhắc, tránh làm nhiễm độc gan do dùng thuốc.
- Tránh dùng các thuốc chống viêm không steroid
- Kiểm soát tốt và điều trị đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
- Điều trị gốc rễ của bệnh gan.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
- Tiêm chủng đầy đủ để hạn chế nguy cơ tổn thương gan cấp tính do virus
- Tầm soát ung thư biểu mô tế bào gan.
Trên đây là những thông tin căn bản nhất về xơ gan còn bù, Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích cho bạn đọc trong hành trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu bạn thấy bài viết là hữu ích, hãy like hoắc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ mỗi ngày.
Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về bệnh gan. Hãy gọi cho chúng tối theo số: 091.257.1190 – 18001190 (miễn cước). Chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.