Mật nhân còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, hay bá bệnh, bởi khả năng chữa trị nhiều bệnh của loài cây thần kì trên. Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến công dụng của loài thảo dược quý này. Ngoài tác dụng giúp tăng cường sinh lý cho nam giới, nhiều tài liệu còn chỉ ra rằng, cây mật nhân có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, đặc biệt hỗ trợ điều trị viêm gan.
1. Dấu hiệu nhân biết cây mật nhân
Cây mật nhân hay còn gọi là cây bá bệnh, bách bệnh, là cây thuốc quý hiếm trong dân gian. Cây mật nhân cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Cây có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép, không cuống từ 13-42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng.
Điều đặc biêt ở cây mật nhân là mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3-4. Mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5-6. Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1 cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Các bộ phận dùng để làm thuốc của cây mật nhân gồm có rễ, vỏ thân và quả.
Cây mật nhân
>> Xem thêm: Tìm hiểu cây mật nhân và những công dụng tuyệt vời trong y học
2. Công dụng từ cây mật nhân
– Tăng cường sinh lý nam giới:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực. Để phòng ngừa và điều trị giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp, mật nhân được sử dụng theo một số cách sau: + Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.
+ Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.
+ Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.
– Cây mật nhân có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy.
+ Đối với rễ hoặc vỏ thân: cần phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bọt làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).
– Hỗ trợ điều trị viêm gan:
+ Cà gai leo 30gam
+ Mật nhân 10gam
Cách làm: Nấu với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút sau đó chắt nước uống hàng ngày cách bữa ăn tầm 20 phút. Kết hợp với xạ đen khi đó mùi vị sẽ dễ uống hơn và tăng hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, bên cạnh những bài thuốc Đông y, mật nhân đã được ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, mang đến giải pháp vượt trội giúp hỗ trợ điều trị viêm gan virus, men gan cao, ngăn ngừa sự tiến triển của xơ gan, tăng cường chức năng giải độc gan hiệu quả.
>> Xem thêm: Sử dụng mật nhân chữa viêm gan hiệu quả