Cây chó đẻ có nhiều tên gọi khác nhau như diệp hạ châu, diệp hòe thái… Cây mọc hoang ven đường hoặc những cánh đồng khô đặc biệt phổ biến ở những vùng nhiệt đới như Việt Nam. Cây chó đẻ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe phải kể tới như chữa bệnh gan, ezema, mụn nhọt, sỏi thận…
Mục lục
Đặc điểm cây chó đẻ
Tên gọi
Cây chó đẻ còn có tên gọi khác như diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa, diệp hòe thái…Tên tiếng Anh là Phyllanthus urinaria L., thuộc họ dầu Euphorbiaceae
Đặc điểm
Cây mọc hoang ở nhiều vùng quê nước ta, có thể dễ dàng bắt gặp ở ven bờ ruộng, nương rẫy…Cây có thể mọc thẳng hoặc bò dưới mặt đất có chiều cao từ 30 – 80cm, thân cây tạo thành nhiều nhánh ở phần gốc. Lá mọc so le, lá nhỏ từ 5 – 15mm, rộng từ 2 – 5mm. Hạt tròn và xếp thành hàng ở dưới lá.
Phân bố
Cây chó đẻ mọc hoang ở các cánh đồng khô, ven đường, vùng đất bỏ hoang hoặc bìa rừng. Cây phân bố nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ…
Cây chó đẻ có mấy loại?
Dựa vào đặc tính cây chó đẻ chia làm 3 loại, mỗi loại có dược tính khác nhau:
Cây chó đẻ thân xanh: Cành ngắn, phân nhánh ít, mặt lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn so với cây chó đẻ thân nhỏ. Cây còn có tên gọi là “diệp hạ châu đắng”, khi nhai có vị đắng. Loại này có dược tính mạnh nhất nên thường dùng để làm thuốc điều trị bệnh.
Cây chó đẻ thân đỏ: Khi nhai có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọt. Thân màu đỏ, đỏ đậm nhất ở thân, lá dày và dài hơn so với cây chó đẻ thân xanh. Loại này dược tính không mạnh nên thường không được trồng đại trà.
Cây chó đẻ xanh đậm: Cây có đặc điểm có màu xanh đậm, lá thưa, to, rời rạc, chóp nhọn hơn so với hai loại trên. Loại này có dược tính thấp nên không dùng để làm thuốc.
Đặc tính
Cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có tác dụng thanh can, lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc nên được sử dụng làm thuốc, có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh.
Thành phần hóa học
Theo tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh cây chó đẻ có chứa nhiều chát có tác dụng trong chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Kể tới như flavonoit, alkaloid phyllanthin, các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phulteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam…có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả
Ngoài ra, trong thành phần của cây chó đẻ còn có tác dụng kích thích dịch mật, điều trị bệnh lý về sỏi thận, sỏi mật, phù nề, đau bụng kinh, viêm bàng quang…
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ
Theo Đông y cây chó đẻ có vị ngọt, tính mát, hơi đắng có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng, thông huyết, thanh can, hạ nhiệt… được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh về gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.
Cây chó đẻ chữa bệnh gan
Cây chó đẻ là một trong những cây thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh gan như viêm gan B, xơ gan cổ trướng hay viêm gan virus, viêm gan do rượu đã được nghiên cứu trong nhiều công trình và được ứng dụng trong các chế phẩm chữa bệnh như Hepamarin.
Cụ thể là hoạt chất trong cây chó đẻ có tác dụng giảm sự kháng insulin, đồng thời giảm hàm lượng axit béo trong gan, từ đó phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra, cây chó đẻ có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan. Đồng thời, dược liệu chứa hoạt chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của viêm gan.
Đồng thời, một số hoạt chất trong cây chó đẻ răng cưa có tác dụng giải độc, tăng cường chức năng gan, tốt cho người suy giảm chức năng gan.
Bài thuốc sử dụng cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan do siêu vi B:
- Cây chó đẻ 30g
- Sài hồ 12g
- Nhân trần 12g
- Hạ khô tảo 12g
- Chi tử 8g
Sao khô tất cả vị thuốc trên sau đó sắc lấy nước uống ngày 1 lần. Điều trị trong 1 tháng giúp
Bài thuốc chữa viêm gan do virus
Diệp hạ châu đắng sao khô sau đó sắc nước 3 lần. Sau đó, lấy 50g đường đun tan trộn lẫn và sử dụng 4 lần/ngày.
Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng nặng từ cây chó đẻ
Diệp hạ châu đắng 100g sao khô và sắc nước 3 lần. Sau đó, trộn với 150g đường đun sôi và uống nhiều lần trong ngày. Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần hạn chế sử dụng muối và tăng chất đạm.
Chữa suy gan do nhiễm sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc
- Diệp hạ châu ngọt 200g sao khô
- Cam thảo đất sao khô 20g
Sau đó sắc nước uống, sử dụng hàng ngày.
☛ Tìm hiểu thêm: 5 loại thảo dược tốt cho gan cần biết
Dùng cây chó đẻ chữa mụn nhọt
Thời tiết mùa hè nắng nóng trẻ em thường bị mụn nhọt có nhiều trường hợp mưng mủ và dễ nhiễm trùng thậm chí phát sốt. Dùng cây chó đẻ để chữa mụn nhọt như sau:
Cây chó đẻ rửa sạch, giã nhỏ với muối sau đó chế nước sôi để nguội có thể pha thêm đường để uống. Vùng bã đắp vào vùng da bị mụn nhọt.
Cây chó đẻ chữa sốt rét
Để chữa sốt rét dùng bài thuốc sau:
- Cây chó đẻ 8g
- Dây hà thủ ô 10g
- Thường sơn 10g
- Lá mãng cầu tươi 10g
- Dây gắm 10g
- Thảo quả 10g
- Dây cóc 4g
- Hạt cau 4g (bình lang)
- Ô mai 4g
Tất cả các vị trên sắc với 600ml nước cho tới khi còn 1/3 sau đó uống làm 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
Cây chó đẻ điều trị eczema
Bệnh eczema hay còn gọi là chàm mãn tính, dùng cây chó đẻ trị bệnh như sau: Vò nát cây chó đẻ xát vào vùng bị chàm hay ezema, làm liên tục nhiều ngày sẽ khỏi.
Chữa ăn không ngon, nước tiểu màu sẫm hay đau bụng
Dùng bài thuốc sau:
- Cây chó đẻ 1g
- Nhọ nồi 2g
- Xuyên tâm liên 1g
Các vị trên phơi khô trong bóng râm, tán bột. Sắc bột thuốc này, uống 3 lần/ngày.
Chữa bệnh sỏi thận từ cây chó đẻ
Kết quả thực nghiệm được thự hiện tại trường Đại học Y Paulists ở Sao Paulo Brazil vào năm 1990: Thí nghiệm chữa bệnh sỏi thận thành công trên người và chuột sau 1 – 3 tháng cho uống trà chó đẻ.
Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Sử dụng cây chó đẻ không đúng cách đặc biệt là lạm dụng cây này gây mất cân bằng chức năng gan, mật…từ đó có thể gây ra xơ gan, chai gan. Tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe những cây chó đẻ vẫn có tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng nhất định phải đọc kĩ, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng cây thuốc này:
Không lạm dụng cây thuốc để giải nhiệt
Nhiều người biết đến cây chó đẻ với tính giải nhiệt. Nhưng khác với các cây thuốc nam khác có tác dụng chữa bệnh và thanh nhiệt. Khi cơ thể hàn việc sử dụng cây chó đẻ càng khiến cơ thể hàng nặng hơn từ đó khiến nhiệt bị ức chế trong ngày. Cơ thể ở trạng thái mất cân bằng dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý khác rất cao.
Không sử dụng nếu không mắc bệnh lý
Với những người mắc bệnh lý về gan mật sử dụng cây chó đẻ có hiệu quả tốt. Cần lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ, đây là cây chữa bệnh chứ không phải để phòng bệnh nên không nên uống hàng ngày để phòng bệnh. Người bình thường uống hàng ngày dễ gây mất cân bằng chức năng gan mật…từ đó có thể dẫn tới xơ gan, chai gan.
Cần lựa chọn cây chó đẻ chữa bệnh
Hiện tại sử dụng cây chó đẻ ngày càng tăng, cây chó đẻ được dùng để đáp ứng nhu cầu làm thuốc. Loại cây này được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. Cần lưu ý, nguồn nguyên liệu được thu hái ở những nơi khác nhau có ảnh hưởng lớn tới dược tính của cây, ảnh hưởng tới tạp chất của cây. Để đảm bảo tác dụng trị bệnh của cây thuốc cần lựa chọn mua dược liệu ở cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Tác hại khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách
Tăng nguy cơ gây vô sinh
Đặc tính của cây chó đẻ có vị đắng, tính hàn, giải nhiệt cơ thể nên thường dùng trị bệnh về gan. Nhưng với tính hàn trong cây nếu sử dụng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới quá trình thụ thai và gây vô sinh. Tuy chưa có công bố nào vê tác dụng phụ này nhưng chị em đang ở độ tuổi sinh nở nên đề phòng vấn đề này.
Người bị huyết áp thấp cẩn trọng
Đặc trưng của cây chó đẻ có tính hàn nên đối với người huyết áp thấp khá nguy hiểm. CHúng gây giảm hồng cầu cũng như huyết áp thậm chí nếu dùng quá liều có thẻ gây mất nước, nôn ói và giảm huyết áp nhanh.
Gây xơ gan, teo gan
Cây chó đẻ được biết đến với công dụng tốt trong chữa bệnh gan. Nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng, lạm dụng cây thuốc nào có thể gây xơ gan, teo gan. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng đúng liệu trình và liều lượng, không nên tự ý dùng cây thuốc điều trị cũng như sử dụng uống thường xuyên.
Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch
Người khỏe mạnh không có tiền sử về bệnh gan nhưng uống nước chó đẻ đậm đặc có thể khiến hồng cầu bị phá vỡ. Nhiều trường hợp bị băng huyết, hệ miễn dịch suy giảm gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiều người cho rằng đây là cây thảo dược có tác dụng chữa bệnh nên hoàn toàn vô hại và không có tác dụng phụ vì thế sử dụng lâu dài. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm có thể dẫn tới những tác hại khôn lường.
☛ Tìm hiểu thêm: Cây cà gai leo – Thảo dược hàng đầu cho gan