Viêm gan B được biết đến là một căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Chính vì vậy, nhiều người thường cho rằng nó có thể lây truyền qua tiếp xúc tay chân, hơi thở, ăn uống chung. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vậy thực chất viêm gan B lây qua những con đường nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1. Bệnh viêm gan B là gì?
- 2. Bệnh viêm gan B có lây không?
- 3. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
- 4. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
- 5. Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
- 6. Chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không?
- 7. Đã từng nhiễm virus viêm gan B có nhiễm lại không?
- 8. Têm phòng vaccine viêm gan B thì có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm không?
- 9. Phải làm gì để phòng ngừa viêm gan B?
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus HBV tác động và gây ảnh xấu tới chức năng gan. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Bệnh có diễn biến phức tạp, thông thường trải qua hai giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính và mạn tính
Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, phát sinh đột ngột, thời gian mắc bệnh ngắn, có thể phát sinh trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm virus viêm gan B. Hầu hết người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng. Một số triệu chứng thoáng qua như mệt mỏi, chán ăn, suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa, sốt, đau nhức gan, nôn mửa, cảm cúm… Theo số liệu thống kê, có 90% người viêm gan B cấp tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. 10% còn lại chuyển sang viêm gan B mạn tính và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho gan như xơ gan, ung thư gan.
Giai đoạn mạn tính: Là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng. Bệnh tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu thậm chí kéo dài 15 – 30 năm mà ít có triệu chứng đặc biệt. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, có thể gây ra biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Bệnh viêm gan B có lây không?
Bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV. Virus viêm gan B có khả năng lây truyền mạnh hơn từ 50 tới 100 lần so với virus – HIV . Những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính là những người có kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B trong huyết tương tồn tại kéo dài từ 6 tháng trở lên, và đây cũng chính là nguồn lây truyền chính của virus viêm gan B.
Virus viêm gan B có thể lây truyền từ người sang người thông qua:
- Máu (virus viêm gan B có nồng độ cao nhất trong máu)
- Tinh dịch,
- Dich tiết ra từ cơ thể từ người bị nhiễm bệnh ( tinh dịch, dịch âm đạo)
- Dịch não tủy, dịch khớp, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch màng tim, và dịch ối cũng chứa một lượng nhỏ virus HBV và vẫn được coi là có nguy cơ gây lây nhiễm.
- Phân, nước tiểu, chất nôn, dịch rửa hầu, đờm và mồ hôi có số lượng virus không nhiều nên hiếm khi có nguy cơ lây nhiễm, trừ khi chúng có lẫn máu.
- Ngoài ra, virus viêm gan B cũng có trong các dịch khác như: Nước bọt, nước mắt, sữa, nước tiểu tuy nhiên với lượng rất nhỏ nên không đủ để lây truyền qua các đường này.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong 7 ngày và trong thời gian này nó vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể người chưa được tiêm phòng viêm gan B.
Thông thường thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày tuy nhiên nó có thể thay đổi từ 30 đến 180 ngày. Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể tồn tại và phát triển thành viêm gan B.
Mẹ truyền sang con là 1 phương thức lây truyền của virus viêm gan B
Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B cũng giống như căn bệnh HIV, tức là Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
Lây truyền qua đường máu
Nếu một người khỏe mạnh mà chưa tiêm phòng viêm gan B hay không có kháng thể viêm gan B bảo vệ thì có thể bị lây nhiễm virut viêm gan B. Máu người bị nhiễm viêm gan B được đưa vào máu người chưa bị nhiễm thông qua các trường hợp sau:
- Nhận máu của người bị viêm gan B
- Dùng chung xilanh, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm qua vết thương hở
- Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người bị nhiễm,
- Thực hiện các thủ thuật có thể gây chảy máu ( nhổ răng, xăm hình…)
- Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, tiểu phẫu mà không xử trí vô trùng tốt…
Lây truyền qua quan hệ tình dục
Virus viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới do virus viêm gan B có ở trong tinh dịch và chất dịch âm đạo. .
Ngoài ra một số trường hợp có thể lây truyền viêm gan virus B như dùng chung dụng cụ có khả năng dính máu từ người bệnh như cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng). Virus viêm gan cũng có thể lây qua vết trầy xước, dụng cụ châm cứu, xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo.
Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ khi mang thai mà mắc viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang thai nhi. Cụ thể, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm khoảng 1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ này là 10% và tăng đến 70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.
Vì vậy., Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ khi mới lọt lòng mẹ và bổ sung các liều tiếp theo theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe của trẻ và bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm viêm gan vi rút.
Lưu ý là sữa mẹ rất ít virus viêm gan B không đủ để truyền virus viêm gan B, ngoài ra hầu hết trẻ sơ sinh đều được tiêm phòng viêm gan B, do đó mẹ nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không sợ lây nhiễm cho con.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Viêm gan B không lây qua ăn uống, tiếp xúc tay chân, nước bọt…
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm và có nhiều con đường lây truyền virus từ người này sang người khác. Có rất nhiều người thậm chí cả người bệnh viêm gan B lầm tưởng rằng khi sử dụng các đồ dùng như bát, thìa, muỗng…sẽ lây nhiễm virus viêm gan B từ đó có thái độ xa lánh làm ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia viêm gan B không lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm nấu bởi người viêm gan B, hôn má, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng có chứa dịch tiết nước bọt. Do đó, khi cùng ăn uống, sử dụng chung bát đũa với bệnh nhân thì khả năng bị mắc bệnh gần như không có.
Đối với virus viêm gan B thường có trong máu, dịch bạch huyết, dịch sinh dục của người bệnh vì vậy viêm gan B chủ yếu lây nhiễm ở 3 con đường chủ yếu đã nêu trên. Do đó, mọi người có thể yên tâm phần nào khi sinh hoạt hay ăn uống cùng người bệnh. Có thể nói, việc người mắc viêm gan B cần phải ăn uống, sinh hoạt riêng là điều không cần thiết.
Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
Như chúng tôi đã chi tiết cụ thể các con đường lây nhiễm của virus viêm gan B ở trên, có thể khẳng định rằng virus viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay và đường hô hấp như hắt hơi, ho. Tuy nhiên trường hợp hôn, nếu hôn môi khi mà cả hai người bị trầy xước ở môi hoặc các bệnh về răng miệng có chảy máu thì có thể lây nhiễm. Trường hợp lây nhiễm kiểu này giống với trường hợp lây nhiễm khi ăn chung muỗng, đũa, ly, tách… nhưng rất hiếm gặp.
Chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không?
Virus viêm gan B có trong tinh dịch và chất dịch âm đạo vì vậy khi một trong 2 người bị viêm gan B có thể lây cho nhau nếu không có biện pháp quan hệ tình dục an toàn và chưa được tiêm phòng viêm gan B. Nói chung, tiêm vắc- xin là hình thức phòng bệnh chủ động ngừa viêm gan B vì trong vác-xin chứa một lượng nhỏ virus ở thể bất hoạt, khi tiêm vào, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus viêm gan B
Trường hợp vợ hoặc chồng bị viêm gan B mà người kia chưa được chích ngừa vacxin viêm gan B sẽ sảy ra 2 trường hợp:
- Nếu người vợ bị viêm gan B thì vi khuẩn viêm gan sẽ có rất nhiều trong dịch tiết âm đạo của người vợ. Người chồng sẽ dễ bị lây nếu quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, dương vật bị trầy xát vì sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan có trong dịch tiết âm đạo của vợ sẽ vào trong máu của chồng qua chỗ trầy xát này. Còn nếu không có sự trầy xát thì khó lòng người chồng bị lây.
- Nếu người chồng bị viêm gan B thì vi khuẩn viêm gan sẽ có trong tinh dịch của chồng. Người vợ sẽ dễ bị lây nếu chồng không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục và trong âm đạo có sự trầy xát vì sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan có trong tinh dịch của chồng sẽ vào trong máu của vợ qua chỗ trầy xát này. Còn không có sự trầy xát ở âm đạo thì vợ khó mà bị lây nhiễm.
Đã từng nhiễm virus viêm gan B có nhiễm lại không?
Hầu hết mọi người đã từng bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ virus này khỏi cơ thể thì sẽ không bị nhiễm lại. Khi loại bỏ virus viêm gan B, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh trở lại.
Tuy nhiên, có một số ít trường hợp đặc biệt là những người đã từng bị nhiễm bệnh ở thời thơ ấu vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời và không bao giờ loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.
Phương pháp xét nghiệm máu cho biết được bạn đã từng nhiễm virus chưa hoặc thời điểm hiện nay bạn có đang bị nhiễm virus hay không.
Chủ động phòng ngừa viêm gan B có ý nghĩa quan trọng, tiêm phòng vắc xin là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải như nhân viên y tế, nhân viên làm việc với vật sắc nhọn hoặc phụ nữ mang thai.
Têm phòng vaccine viêm gan B thì có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm không?
Hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm vaccine viêm gan B quyết định bởi nồng độ kháng thể HbsAb trong máu người. Nồng độ kháng thể càng cao thì khả năng bảo vệ chống lây nhiễm càng tốt. Nồng độ HbsAb trên 10 mlU/ml thì vẫn có khả năng bảo vệ, ngược lại thì không có khả năng bảo vệ. Nồng độ HBsAg vượt 300 mlU/ml thì khả năng kháng virus tốt nhất.
Đặc biệt, tiêm Vacxin viêm gan B chỉ có tác dụng phòng bệnh cho những người chưa bị nhiễm virus viêm gan B. Tiêm phòng vacxin giúp cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại virus viêm gan B tránh lây nhiễm virus khi có tiếp xúc sau này. Nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng, hiệu quả bảo vệ của vacxin viêm gan B có thể đạt khoảng 95% đối với trẻ em và người lớn. Đối với người trên 40 tuổi hiệu quả bảo vệ khoảng 90%. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài trong khoảng 15-20 năm và có thể lâu hơn tùy thuộc vào từng người.
Sau khi tiêm, thường người bệnh đạt nồng độ kháng thể HbsAb tốt nhất, song sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mỗi người có thể cần tiêm nhắc lại nếu lượng HbsAb trong máu giảm quá thấp.
Phải làm gì để phòng ngừa viêm gan B?
Ước tính cả nước hiện có hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Trong khi, những người bị viêm gan B có khả năng chuyển sang viêm gan mạn tính, tiến triển tới xơ gan và ung thư gan là rất cao nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hiện nay đã có vacxin phòng ngừa căn bệnh này, vì thế những người chưa miễn dịch với viêm gan B cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Đặc biệt, đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh viêm gan B cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay lập tức, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi sinh để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài tiêm phòng, chúng ta còn có thể phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể
- Đối với những cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và làm xét nghiệm HbsAg xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch thì nên tiêm phòng trước khi phát sinh quan hệ tình dục.
- Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân với người nhiễm viêm gan B như: bàn chải đánh răng, rạo cạo râu, bông tai…
- Không được tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai khi chưa có dụng cụ bảo vệ
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu
- Không thực hiên xăm mắt, môi… tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.