Chào bác sĩ,
Em năm nay 23 tuổi, đã lập gia đình. Tháng trước chồng em có đi kiểm tra sức khỏe và phát hiện bị viêm gan B nên em đang rất lo lắng vì biết bệnh này có khả năng lây nhiễm. Vậy bác sĩ cho em hỏi là nếu chồng bị viêm gan B thì có lây sang vợ không? Và em phải làm thế nào để không bị lây nhiễm viêm gan B từ chồng?
Cảm ơn bác sĩ!
Hoài Thương – Hà Nam
Mục lục
Trả lời:
Chào bạn Hoài Thương, cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc đang gặp phải về cho chúng tôi. Câu hỏi chồng bị viêm gan B có lây cho vợ không không chỉ bạn mà rất nhiều người khác cũng quan tâm. Vấn đề này được chuyên gia giải đáp như sau:
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một loại bệnh lý về gan có khả năng truyền nhiễm, gây nên bởi virus viêm gan B (Hepatitis B Virus – HBV). Nếu không được phát hiện điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính, gây những hậu quả nặng nề cho gan như xơ gan, ung thư gan,..
Virus viêm gan B được coi là sát thủ thầm lặng vì sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng không gây ra bất cứ triệu chứng nào nên rất khó phát hiện. Đến khi các triệu chứng xuất hiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng, gan đã bị tổn thương nặng nề và rất khó để phục hồi.
Muốn biết bản thân có mắc viêm gan B hay không thì các bạn nên đến các bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu mắc viêm gan B, tùy vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng và phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng suy gan, xơ gan và ung thư gan. Do đó, cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Viêm gan B – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
2. Viêm gan B lây nhiễm qua đường nào?
Viêm gan B có thể lây nhiễm qua các con đường sau:
Qua đường máu
Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, thông qua các con đường như truyền máu, cách chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy,..
Ngoài ra, viêm gan B cũng có thể lây nhiễm khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chảy đánh răng, dụng cụ phun săm, xỏ khuyên, vết xước chảy máu,…
Qua đường tình dục
Virus viêm gan B tồn tại ở cả trong máu lẫn các dịch của cơ thể. Việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một con đường gây lây nhiễm viêm gan B. Virus viêm gan B trong dịch sinh dục có thể lây qua những vết xước nhỏ gây ra trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.
Vì thế, để ngăn ngừa sự lây nhiễm của viêm gan B, khi quan hệ tình dục phải có biện pháp phòng ngừa như sử dụng bao cao su, không sử dụng các công cụ hỗ trợ kém vệ sinh,…
Truyền từ mẹ sang con
Nếu mẹ bị viêm gan B khi mang thai thì con cũng có khả năng bị lây nhiễm bệnh này nếu không được áp dụng các biện pháp phòng chống kịp thời. Khả năng lây nhiễm sẽ tăng cao theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1% trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong 3 tháng giữa thai kỳ sẽ là 10%. Còn nếu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ này lên tới 60-70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%.
Vì thế, trước khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ, người mẹ bị viêm gan B nên đến gặp bác sĩ, nêu rõ bệnh sử của mình để được tư vấn, đưa ra những lời khuyên hoặc có những biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
➤ Xem chi tiết: Viêm gan B lây qua những con đường nào?
3. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia trả lời như sau:
Viêm gan B là một bệnh lý có khả năng lây truyền thông qua máu, tinh dịch và các dịch tiết khác của cơ thể. Vì vậy, chồng bị viêm gan B có thể lây nhiễm sang cho vợ và ngược lại nếu hai người quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh (dùng bao cao su) hoặc sử dụng chung những vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,…
Ngoài ra, trong trường hợp người vợ để vết thương hở của bản thân tiếp xúc trực tiếp với máu của người chồng (nhiễm viêm gan B) từ kim tiêm hoặc dụng cụ sắc nhọn khác thì vẫn có khả năng bị lây nhiễm.
Nếu người vợ đã tiêm phòng viêm gan B, trong cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus này, ngăn ngừa chúng tồn tại và phát triển, khả năng bị lây nhiễm cũng ở mức thấp. Còn người vợ chưa tiêm vắc-xin ngừa bệnh thì khả năng bị lây nhiễm từ chồng sẽ cao hơn. Để phòng tránh lây bệnh, người vợ nên đến bệnh viện thăm khám và tiến hành tiêm phòng đầy đủ, cùng với đó là có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng bệnh.
4. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ
Chồng bị nhiễm viêm gan B thì khả năng lây cho vợ là rất cao. Vì thế cả 2 vợ chồng cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ và ngược lại, các bạn có thể tham khảo:
Tiêm phòng viêm gan B
Nếu người vợ chưa tiêm phòng viêm gan B thì nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và tiến hành tiêm vắc-xin ngừa bệnh sớm. Việc này sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ chồng sang.
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân
Virus viêm gan B có thể lây qua đường máu, khi người vợ sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,… với người chồng (mắc viêm gan B)
Để phòng ngừa lây nhiễm, tốt hơn hết người vợ nên sử dụng và để những vật dụng này riêng biệt cách xa các vật dụng của chồng, tránh để máu ở bàn chải đánh răng này dính sang bản chải đánh răng khác vì như thế virus có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua những vết loét trong khoang miệng.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những con đường lây nhiễm viên gan B. Vì thế, nếu có vợ hoặc chồng bị nhiễm viêm gan B, để tránh lây nhiễm bệnh cho nhau thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Thêm vào đó, người bị nhiễm bệnh cũng nên tiến hành điều trị chuyên khoa để giảm lượng virus gây bệnh về mức thấp nhất, khống chế bệnh tốt, ngăn ngừa gây các tổn thương cho gan.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực khi đối mặt với bệnh. Như vậy sẽ giúp quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tích cực hơn. Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể dễ bị suy kiệt. Nên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
Ăn uống khoa học giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, từ đó tăng khả năng chống chọi lại với virus gây bệnh. Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm như rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm giàu acid béo omega 3,… Hạn chế các loại thức ăn gây tác động xấu đến quá trình điều trị hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn như đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
Khám sức khỏe định kỳ
Nếu có chồng bị nhiễm viêm gan B thì 2 vợ chồng cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần). Việc này có thể giúp người chồng kiểm tra mức tiến triển của bệnh, từ đó tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp để đẩy lượng virus về mức thấp nhất có thể.
Khám sức khỏe định kỳ cũng giúp kiểm tra xem người vợ có bị nhiễm bệnh hay chưa, từ đó có các biện pháp cải thiện sớm. Trường hợp có 1 trong 2 người chưa nhiễm bệnh thì cần tiến hành tiêm vắc-xin phòng ngừa ngay vì đây là giải pháp tốt nhất đề phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Tiến hành điều trị dự phòng
Nếu chồng bị viêm gan B và người vợ đã có tiếp xúc với máu nhiễm bệnh thì cần tiến hành điều trị dự phòng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Lúc này, nếu bị nghi nhiễm bệnh, người vợ sẽ được các loại vắc-xin ngừa viêm gan B từ 7 -14 ngày.
Tóm lại, viêm gan B là một bệnh có khả năng lây nhiễm từ chồng sang vợ thông qua đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, việc bạn Hoài Thương cần làm lúc này là nên đi thăm khám xem đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Nếu chưa thì bạn nên tiến hành tiêm vắc-xin phòng virus viêm gan B càng sớm càng tốt, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa mà chúng tôi đã nói ở trên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!