Chào bác sĩ,
Em là Văn Hùng, năm nay 25 tuổi, kỹ sư CNTT. Em đã có bạn gái, và mới đây thì em biết bạn gái mình bị mắc viêm gan B. Em nghe mọi người nói đây là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao, bệnh có thể lây nếu mình sinh hoạt chung với người bệnh. Thậm chí là lây qua nước bọt hoặc là hôn nhau cũng có thể lây bệnh, điều này khiến em cực kỳ lo lắng. Vậy bác sĩ cho em hỏi là viêm gan b lây qua đường nước bọt không? Hôn nhau có thể bị lây viêm gan B không? Và em phải làm gì để phòng chống lây nhiễm chứng bệnh này?
Em cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Văn Hùng – Hà Nội
Trả lời:
Chào bạn Văn Hùng, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề bạn hỏi, các chuyên gia giải đáp như sau:
Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan B là một căn bệnh gây nên bởi virus viêm gan B (HBV- Hepatitis B virus). Đây là một bệnh lý nguy hiểm, được coi là “sát thủ thầm lặng” vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, gan đã bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, virus HBV sẽ tiếp tục tấn công, phá hủy gan dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan,…
Ngoài ra, viêm gan B được coi là chứng bệnh nguy hiểm vì tốc độ và khả năng lây lan của virus viêm gan B là cực kỳ cao. Khả năng lây nhiễm của của HBV cao gấp 50-100 lần so với HIV. Và mỗi năm có đến 600.000 người chết do mắc viêm gan B.
Khi mắc viêm gan B, người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
Xơ gan
Trong 5 người mắc viêm gan B mãn tính thì sẽ có 1 người biến chứng thành xơ gan. Ban đầu, xơ gan cũng không gây ra nhiều triệu chứng điển hình, chỉ đến khi các tổn thương gan lan rộng, người bệnh mới cảm nhận được các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, ngứa da, trướng bụng, đau bụng, sưng mắt cá chân,…
Hiện tại, chưa có phương pháp nào chữa khỏi xơ gan, việc điều trị chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của chúng. Trong trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải ghép gan.
Ung thư gan
Trong số những người mắc viêm gan B mỗi năm sẽ có khoảng 5% người bệnh tiến triển thành ung thư gan. Các dấu hiệu của ung thư gan thường là sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, trướng bụng kéo dài, người xanh xao, mệt mỏi, da và mắt vàng,… Có thể điều trị ung thư gan bằng cách phẫu thuật loại bỏ phần gan bị ảnh hưởng hoặc cấy ghép gan.
Suy gan
Viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây suy gan, khiến các tế bào gan bị tổn thương ồ ạt, chức năng gan bị đình trệ, làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Ghép gan là phương pháp được sử dụng trong điều trị suy gan cấp tính.
➤ Chi tiết: Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Những con đường lây nhiễm viêm gan B
Viêm gan B là chứng bệnh nguy hiểm, gây nên bởi virus viêm gan B (HBV), bệnh có khả năng lây nhiễm với tốc độ chóng mặt nên bất cứ đối tượng nào, từ người già hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị căn bệnh bị tấn công. Dưới đây là những con đường lây nhiễm viêm gan B:
Viêm gan B lây nhiễm qua đường máu
Viêm gan B sẽ lây nhiễm nếu chúng ta tiếp xúc với máu của người bệnh một cách không an toàn. Chẳng hạn như tiếp xúc thông qua các vết thương hở, sử dụng chung các vật dụng như kim tiêm, dao cạo râu, kềm cắt móng,… Vì virus HBV có thể tồn tại ở môi trường ngoài hoặc trong máu khô rất lâu, sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công mạnh mẽ, gây tổn hại nghiêm trọng cho các tế bào gan.
Lây qua đường tình dục
Virus HBV có thể tồn tại trong các dịch tiết của cơ thể như tinh trùng hay dịch tiết âm đạo. Chính vì thế, việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. Đặc biệt trong quá trình quan hệ có xảy ra xây xước hoặc chảy máu thì nguy cơ này càng cao. Kể cả tình dục đồng giới hay tình dục khác giới đều có khả năng làm lây nhiễm virus viêm gan B, thường thì tỷ lệ nam truyền cho nữ sẽ cao hơn nữ truyền cho nam.
Truyền từ mẹ sang con
Có đến 95% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ nếu người mẹ không ý thức được tình trạng bệnh của mình và không có các biện pháp để bảo vệ trẻ. Trong máu của người mẹ bị viêm gan B sẽ có virus HBV, máu này lại dùng để nuôi dưỡng bào thai nên khả năng thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang là tương đối cao. Đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ hoặc thời gian vừa sinh xong, nếu không được áp dụng các phương pháp bảo vệ thì nguy cơ trẻ mắc bệnh lại càng cao hơn.
➤ Xem chi tiết: Viêm gan B lây qua những con đường nào?
Bệnh viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
Câu hỏi “viêm gan B lây qua đường nước bọt không?” được rất đông người quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia gan mật trả lời như sau:
Viêm gan B là một chứng bệnh nguy hiểm và bất kỳ ai đều có khả năng bị lây nhiễm, nhất là nhóm đối tượng chưa được tiêm vacxin viêm gan B. Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,…
Theo các chuyên gia y tế, viêm gan B có thể lây nhiều con đường khác nhau, cụ thể như lây qua đường tình dục, đường máu và lây từ mẹ sang con. Và ngoài 3 con đường lây nhiễm này thì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra là viêm gan B có thể lây qua đường nước bọt. Trong nước bọt của người bị bệnh có chứa một lượng rất nhỏ virus HBV nhưng khả năng lây truyền cho người khác là không thể. Do đó, bệnh viêm gan B sẽ không lây qua đường nước bọt.
Có một số trường hợp người bệnh viêm gan B gặp phải các vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, viêm lợi, nhiệt miệng chảy máu,… thì máu chứa virus HBV ở các tổn thương trong miệng sẽ hòa lẫn với nước bọt. Lúc này, nếu tiếp xúc với nước bọt (có lẫn máu) của người bệnh thì khả năng lây bệnh rất có thể xảy ra.
Hôn nhau có bị lây viêm gan B không?
Tương tự như câu hỏi viêm gan B có lây qua nước bọt không? thì câu hỏi hôn nhau có lây viêm gan B không? cũng được rất nhiều người tìm kiếm và quan tâm. Vậy câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là thế nào? Các bạn cùng xem giải đáp sau từ chuyên gia y tế:
Trong điều kiện mọi thứ bình thường, khả năng lây nhiễm viêm gan B khi hôn nhau là hoàn toàn không thể xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị các tổn thương trong khoang miệng và vết thương đang chảy máu thì việc lây nhiễm viêm gan B vẫn có thể xảy ra. Dù lượng máu chảy khá ít nhưng vẫn đủ để lây lan viêm gan B.
Tóm lại, để tránh mọi nguy cơ lây bệnh, khi hôn người viêm gan B các bạn cũng nên cẩn thận. Đặc biệt là tránh những hành vi thô bạo khi hôn dẫn đến những tổn thương chảy máu.
Làm gì để chống lây nhiễm viêm gan B?
Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào chữa dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm gan B. Mục đích điều trị chỉ là làm sạch, khống chế hoạt động của virus, cải thiện tình trạng viêm và hoại tử ở gan. Vì thế, để phòng ngừa, không mắc viêm gan B, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tiêm phòng vacxin viêm gan B đầy đủ các mũi, tuân thủ đúng thời gian tiêm theo lịch tiêm phòng chung.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng hoăc 3 tháng 1 lần) để theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời nếu có các dấu hiệu bất thường.
- Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su hoặc áp dụng các biện pháp an toàn khác nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.
- Cần thận trọng trong khi hôn, nên hôn nhẹ nhàng, tránh hành vi thô bạo gây tổn thương và chảy máu.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như bàn chải, dao cạo râu, kềm cắt móng, nhíp,..
- Tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác nếu không có vật dụng bảo hộ.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế chưa được vô trùng.
- Nếu có ý định phun xăm thì nên chọn các nơi uy tín, dụng cụ xăm phải đảm bảo vệ sinh.
- Xây dụng chế ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe bản thân.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm gan B và những giải đáp của chuyên gia về thắc mắc “viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?”, “hôn nhau có lây viêm gan B không?” Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, bạn Hùng đã bớt được phần nào sự lo lắng, đồng thời có thêm kiến thức để phòng ngừa viêm gan B tốt hơn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!