Viêm gan C có lây từ mẹ sang con không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều bà mẹ bị viêm gan C không dám cho con bú, không dám gần con vì sợ sẽ làm lây cho con…Thậm chí, nhiều người không dám đến gần, không muốn kết hôn với phụ nữ bị viêm gan C cũng vì lo bị lây nhiễm. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Viêm gan C là gì, có lây từ mẹ sang con không?
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng tránh đặc hiệu như viêm gan B. Virus viêm gan C có thể dễ dàng lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh qua nhiều con đường khác nhau. Viêm gan C có thể lây sang người khác qua 3 con đường đó là:
- Đường máu
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Từ mẹ sang con
Ảnh minh họa
Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con cũng không cao, thường < 5% và mức độ lây nhiễm qua đường mẹ – con còn phụ thuộc vào số lượng virus viêm gan C trong máu của người mẹ nhiều hay ít. Nếu nồng độ virus trong máu mẹ cao thì tỷ lệ truyền bệnh sẽ tăng lên. Hoặc nếu người mẹ bị đồng thời cả viêm gan C và HIV, tỷ lệ này sẽ tăng lên 4 lần (tức 19-20%).
Virus viêm gan C lây truyền trong lúc chuyển dạ chứ hiếm khi xảy ra lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Mặc dù cơ thể trẻ đã có virus viêm gan C nhưng thông thường không có bất cứ triệu chứng nào. 15% người có virus viêm gan C trong cơ thể sẽ tự khỏi, 85% sẽ chuyển sang mạn tính. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của viêm gan C đến cơ thể, cha mẹ cần làm xét nghiệm thêm khi trẻ được từ 18 tháng sau khi sinh từ mẹ bị viêm gan C. Trong quá trình mang thai, một số ít thai phụ bệnh tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và con.
>> Xem thêm: Mẹ bị viêm gan C có nên sinh con?
Làm gì để giảm tỷ lệ lây viêm gan C từ mẹ sang con?
Viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con, nhưng nếu tầm soát bệnh tốt, bệnh nhân vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Nếu điều trị viêm gan C hiệu quả, sau khi ngưng thuốc 6 tháng thì người mẹ có thể mang thai và không cần lo lắng bệnh sẽ lây nhiễm cho em bé.
Tuy nhiên, hiện nay việc điều trị viêm gan C tốn tương đối thời gian và tiền bạc (trên 100 triệu đồng/lộ trình điều trị và bảo hiểm chưa đồng chi trả). Vì thế, những người không đủ điều kiện tiếp cận điều trị viêm gan C thì cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì mới có thể ngừa viêm gan C cho bé.
Trong quá trình mang thai, người mẹ không nên uống bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc điều trị virus hay thuốc bổ gan, vì điều đó có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ khoa sản cũng như khoa gan để nhận được lời khuyên chính xác nhất. Đây cũng là những người hiểu rõ nhất tình trạng bệnh của bạn.
Khi chuyển dạ, những thủ thuật như chọc ối, thăm dò máu thai nhi nên tránh vì có thể làm lây nhiễm HCV. Những trường hợp sinh khó (như vỡ ối kéo dài cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C). Cho nên để giảm nguy cơ lây nhiễm thai phụ bị viêm gan C nên sinh mổ thay vì sinh thường. Sau khi sinh, việc lau sạch máu cho trẻ cũng giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Sau khi sinh, bé sẽ được tiến hành kiểm tra và xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C sau 18 tháng tuổi, việc kiểm tra sẽ được tiến hành định kỳ, bất kể kết quả lúc đầu là âm tính hay dương tính. Nếu kết quả dương tính, tùy theo chỉ định của bác sĩ mà bé sẽ bắt đầu điều trị để bảo toàn sức khỏe.
Việc cho con bú sau khi sinh chưa được chứng minh khả năng làm lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con. Do đó, người mẹ bị viêm gan C sau sinh vẫn cho trẻ bú mẹ và chăm sóc bình thường. Chỉ khi núm ti nứt nẻ rỉ máu thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa việc có nên cho trẻ bú trong trường hợp đó không.
Với những chia sẻ trên đây về việc Viêm gan C có lây từ mẹ sang con không, hy vọng sẽ đem lại những kiến thức mới mẻ giúp mọi người hiểu rõ về căn bệnh truyền nhiễm này, chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.