Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay ở nước ta. Bệnh có diễn tiến âm thầm, ít dấu hiệu rõ rệt nên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện khi thăm khám sức khỏe. Nếu không có biện pháp điều trị viêm gan B dễ tiến triển sang dạng mạn tính, tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan…Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm gan B để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả, tránh rủi ro đáng tiếc với sức khỏe.
Mục lục
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam cứ 8 người lại có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B và có khoảng hơn 10% số người bệnh này có nguy cơ mắc ung thư gan. Được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” với các triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt, không phát hiện nếu như không xét nghiệm máu. Khi phát hiện thì hầu hết người bệnh đã ở giai đoạn mạn tính, biến chứng xơ gan, ung thư gan…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), có hơn 2 tỷ người trên thế giới đã và đang nhiễm virus viêm gan B. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới, khả năng lây nhiễm virus HBV cao hơn virus HIV 50 – 100 lần.
Nguyên nhân gây viêm gan B
Viêm gan B gây ra bởi virus viêm gan B (Hepatitis B Virus hay viết tắt là HBV). Loại virus này có hình cầu, vỏ bao quanh là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu xác định virus HBV có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau. Virus HBV có thể sống được 30 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Ở nhiệt độ – 20 độ C có thể sống 20 năm.
Virus viêm gan B.
Virus HBV có thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 – 6 tháng. Sau khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B gây bệnh viêm gan B ở giai đoạn cấp tính. Sau 6 tháng nếu cơ thể không thể tự miễn dịch được với virus, bệnh sẽ chuyển sang dạng mạn tính khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng tới sức khỏe suốt đời.
Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc viêm gan B khá cao, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ, nam giới chiếm 12,3%. Trong đó, virus viêm gan B lây nhiễm từ người bệnh qua người lành thông qua tiếp xúc máu hoặc các chất dịch khác nhau của cơ thể người nhiễm bệnh. Virus viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
Lây qua đường máu
Tương tự như virus HIV, virus viêm gan B có thể dễ dàng lây qua đường truyền máu. Việc này bao gồm:
- Sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Vết thương hở tiếp xúc với máu của người bệnh.
- Xăm hình, xỏ lỗ tai hay chích ma túy khi không được khử trùng vật dụng đúng cách.
- Dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng…
- Do sự cố y tế truyền máu của người nhiễm virus viêm gan B cho người khỏe mạnh.
- Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lý đúng cách.
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cho thai nhi rất cao. Tỷ lệ lây nhiễm ngày càng tăng cao cùng với thời gian bé phát triển cho tới lúc chào đời. Tuy nhiên, không phải mẹ mắc viêm gan B đều lây nhiễm cho con. Điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Số lượng virus viêm gan B có trong cơ thể mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.
Theo thống kê, tỷ lệ lây nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ là 10%, tăng lên khoảng 60 – 70% ở giai đoạn 3 tháng cuối. Sau sinh nếu không có biện pháp bảo vệ tốt tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 90%. Do đó, tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết.
Lây qua đường tình dục
Virus viêm gan B có trong tinh dịch của nam giới hoặc dịch tiết âm đạo của phụ nữ. Virus HBV có thể lây nhiễm cho đối phương qua vết xước nhỏ trong khi quan hệ tình dục. Viêm gan B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đồng giới và cả quan hệ tình dục khác giới. Do đó, hãy đảm bảo rằng mình sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như không quan hệ bằng miệng, không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ kém vệ sinh, không quan hệ bừa bãi…
Xem chi tiết: Những con đường lây nhiễm viêm gan B
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B
Virus viêm gan B dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh qua người lành thông qua những thói quen sinh hoạt. Những thói quen dưới đây tạo điều kiện thuận lợi cho virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh.
Sử dụng chung vật dụng cá nhân
Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu. Khi bạn có thói quen sử dụng chung các vật dụng cá nhân hàng ngày như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, vật dụng làm móng, lược chải đầu hoặc các dụng cụ xăm môi, xăm chân mày, nặn mụn hay xỏ khuyên tại các cơ sở không dùng kim riêng đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm không chỉ virus viêm gan B mà có thể nhiễm các loại virus khác nguy hiểm hơn. Ngoài ra, người tiêm chích ma túy thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus viêm gan B này.
Dùng chung bơm kim tiêm làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.
Người thường xuyên phải truyền máu hoặc tiếp xúc với máu
Người thường xuyên phải truyền máu, nhận các sản phẩm máu, người bệnh chạy thận nhân tạo, người ghép tạng. Hay nhận viên y tế có thể tiếp xúc với máu và các sản phẩm máu thông qua công việc của họ có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B hơn so với những người khác.
Khám bệnh ở những cơ sở không đạt tiêu chuẩn
Các cơ sở khám bệnh không đạt tiêu chuẩn, dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan siêu vi B. Ví dụ như các phòng khám răng, phòng khám nội soi tai mũi họng, phòng khám phụ khoa…không uy tín dễ lây nhiễm virus này. Các thao tác khám răng miệng, họng, phụ khoa cần có sự can thiệp của các dụng cụ y tế gây trầy xước hoặc chảy máu. Nếu các dụng cụ này còn vết máu của người nhiễm virus viêm gan B…có nguy cơ truyền bệnh cho người khác khá cao.
Quan hệ tình dục với nhiều người
Tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B qua đường tình dục rất cao. Virus viêm gan B lây qua con đường này nhanh hơn nhiều so với viêm gan C, cao gấp 100 lần so với virus HIV. . Virus có trong dịch tiết người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể người lành qua vết xước nhỏ, phát triển trong trực tràng và âm đạo khi quan hệ tình dục. Do đó, nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, quan hệ tập thể, quan hệ đồng giới làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.
Thói quen sinh hoạt làm giảm sức đề kháng
Khi sức đề kháng bị suy giảm tạo điều kiện cho virus phát triển, chỉ số HBsAg sẽ tăng lên, bệnh trở nên mãn tính và có nguy cơ chuyển thành xơ gan, ung thư gan gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Thực tế, có nhiều thói quen hàng ngày khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Một số thói quen làm giảm sức đề kháng của cơ thể như:
- Ngồi nhiều, ít vận động làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Ăn các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối, đường, mỡ, chất bảo quản có hại cho cơ thể làm suy yếu các tế bào miễn dịch. Các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bẩn chứa hóa chất, vi khuẩn cũng hủy hoại tế bào gan theo cơ chế kích thích tế bào Kupffer.
- Thói quen thức khuya: Khi thức khuya cơ thể không sản xuất đủ melatonin khiến hệ thống miễn dịch không tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Khẩu phần ăn hàng ngày không đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng gây suy giảm sức đề kháng. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều đạm cũng khiến cơ thể sản xuất nhiều yếu tố IGF-1 là chất thúc đẩy quá trình lão hóa và cản trở hệ thống miễn dịch.
Thói quen thức khuya làm giảm đề kháng cơ thể, dễ bị virus tấn công.
Cần làm gì để phòng tránh viêm gan B hiệu quả?
Để phòng tránh viêm gan B hiệu quả, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B đối với những người chưa từng mắc bệnh. Đối với những người đã mắc hoặc bị viêm gan B mạn tính thì cách duy nhất là sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể.
Đối với trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh. WHO khuyến cáo cần tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Các mũi tiếp theo vào lúc 2,3, 4 tháng sau. Tiêm vắc xin viêm gan B có tác dụng tạo ra kháng thể bảo vệ hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Hiệu quả cao và kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời nếu nồng độ kháng thể kháng virus trong cơ thể được tạo ra sau chích ngừa > 1000 IU/L.
Với trẻ em:
Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi vacxin viêm gan B cần tiêm gồm:
- Mũi 1: trong vòng 24 giờ sau khi sinh (+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ bị viêm gan B)
- Mũi 2: 2 tháng tuổi.
- Mũi 3: 3 tháng tuổi.
- Mũi 4: 4 tháng tuổi.
Với người lớn:
- Mũi 1
- Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.
Xem chi tiết: Chích ngừa viêm gan b như thế nào?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh viêm gan B khác như sau:
- Thực hiện quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng an toàn, sử dụng bao cao su nhằm tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần để phòng, phát hiện và điều trị sớm nếu có bệnh lý.
- Cần khám sức khỏe tiền hôn nhân để xác định vơ hoặc chồng có bị mắc viêm gan B hay không để tránh lây nhiễm chéo nhau.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, nếu có nhu cầu xăm hình, xăm môi, mắt…cần lựa chọn cơ sở uy tín, vệ sinh dụng cụ đạt chuẩn hoặc vô trùng.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
- Cha mẹ cần hướng dẫn con em mình áp dụng các biện pháp bảo vệ cơ thể nhằm tránh khỏi bệnh lý truyền nhiễm.
- Hạn chế bia rượu, có chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Sát trùng cẩn thận khi bị thương, chảy máu.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HBV.