Tập luyện đúng cách, phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, nếu tập sai hoặc lựa chọn môn tập không phù hợp sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì lẽ đó, rất nhiều người mắc viêm gan B thắc mắc, không biết bị bệnh viêm gan B có tập gym được không? Để trả lời câu hỏi này, các bạn cùng theo dõi các thông tin dưới đây.
Mục lục
Tập luyện có cần thiết với người bệnh viêm gan B?
Trong điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan, ngoài việc phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sỹ, tuyệt đối không bỏ dở liệu trình điều trị, có chế độ ăn uống khoa học… thì luyện tập là phương pháp nên phối hợp để nâng cao sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ điều trị nguyên nhân, giảm các nguy cơ khiến tình trạng viêm gan, xơ gan tiến triển. Cụ thể:
Giảm mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng hay gặp nhất ở người bệnh viêm gan, xơ gan, thường do các nguyên nhân như dùng thuốc tây điều trị, ăn uống không đủ dinh dưỡng do gan chuyển hóa kém, năng lượng dự trữ giảm, tổn thương hệ miễn dịch, hay lo lắng hoặc do các bệnh khác kèm theo. Việc luyện tập là cách tốt nhất để có thể ăn ngon ngủ tốt, giảm lo âu căng thẳng, tăng giải phóng ATP (hợp chất giàu năng lượng), cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động. Như vậy người bệnh nhân sẽ giảm được cảm giác mệt mỏi.Giảm đầy bụng, chậm tiêu: tập luyện thể dục sẽ là làm tăng cường vận động các cơ trên đường tiêu hóa, giúp cải thiện chứng táo bón hay gặp ở người bệnh gan.
Giúp kích thích hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ đáp ứng với điều trị tốt hơn.
Giảm quá trình oxy hóa
Tập luyện giúp tăng tưới máu, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, chống lại quá trình oxy hóa tại gan nên giảm được việc sản sinh ra gốc tự do có hại cho gan.
Kích thích sản sinh glutathione
Đây là một chất tham gia vào quá trình thải độc của gan, giúp khử các gốc tự do sinh ra tại gan trong quá trình khử độc. Việc tập luyện kích thích sản sinh chất này sẽ tăng cường chức năng giải độc cho gan, bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, rất cần thiết cho người bệnh gan.
Giảm ảnh hưởng của các bệnh khác tới gan
Khi bị viêm gan virus, xơ gan mà mắc thêm những bệnh khác như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường… thì sẽ làm cho việc điều trị gặp nhiều trở ngại. Việc luyện tập đúng cách sẽ giúp giảm áp lực bệnh tật cho người bệnh.
Mắc bệnh viêm gan B có tập gym được không?
Ở những giai đọan tiến triển của bệnh gan, cơ thể sẽ bị áp lực của việc lấy cơ như một nguồn năng lượng, và những người này có nguy cơ gia tăng sự mất cơ nghiêm trọng và sức khỏe bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, nếu một người có một nguồn dự trữ cơ đã được tích lũy trong cơ thể thì nó sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để các biến chứng của bệnh gan phát triển. Những người có quá nhiều mỡ trong cơ thể thì có nguy cơ tình trạng gan của họ bị xấu đi bởi sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ của phải do rượu (NAFLD). Việc tập luyện thể lực làm giảm số lượng mỡ trên cơ thể và gia tăng khối cơ. Vì thế, khả năng của sự phát trỉên của NAFLD sẽ được giảm xuống. Cuối cùng, vì cơ nặng hơn mỡ nên việc tập luyện thể lực sẽ có ý nghĩa tốt hơn để đạt được sức khỏe săn chắc đối với những người này mà ở tình trạng ít cân.
Một ngọai trừ đối với tập luyện thể lực nên được lưu ý. Những người bị xơ gan đã có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản nên tránh tập luyện thể lực. Điều này là do trương lực của thành thực quản có thể gia tăng mạnh với việc tập thể lực, mà điều đó sẽ đẩy nhóm này đến nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu.
Điều quan trọng phải nhớ là luyện tập nhiều một phần của cơ thể bằng nhau. Bạn có biết là có mười một phần cơ thể riêng biệt phải luyện tập không? Bằng cách này, những khả năng bị tổn thương sẽ giảm xuống. Một vài bài tập kéo căng nên luôn luôn được thực hiện đầu tiên để làm ấm cơ trước khi thực hiện những bài tập thể lực. Số lần cân nặng được nâng nên cho phép từ 8 đến 12 lần.
Các bước tập gym đúng cách
Nạp năng lượng trước khi tập 60 phút
Nạp thêm năng lượng trước khi tập sẽ giúp cơ thể thực hiện các bài tập Gym được trơn tru hơn, không bị mất sức hay trong trạng thái mệt mỏi. Nguồn năng lượng mới nạp vào sẽ giúp bạn có lượng calo vừa đủ để tạo sức mạnh tập luyện trong suốt cả buổi tập.
Vì cần nguồn năng lượng ngay, nên khi bổ sung năng lượng thì bạn ăn các đồ ăn nhẹ như bánh mì, sữa, trái cây để cơ thể dễ dàng chuyển hóa năng lượng nhanh nhất. Bạn nên ăn trước 60 phút để khi tập luyện không bị ảnh hưởng đến dạ dày và không bị mệt mỏi hay đau bụng.
Tuyệt đối không được nhịn ăn trước khi tập Gym, dù bạn đang nóng vội muốn giảm cân nhanh. Hậu quả của việc bạn nhịn ăn trước khi tập có thể khiến bạn bị tụt huyết áp, bị ngất và không còn sức để tập luyện.
Khởi động trước khi tập Gym
Phương pháp tập Gym đúng cách đầu tiên mà bạn cần nhớ đó là bắt buộc phải khởi động trước khi tập luyện. Việc khởi động trước khi thực hiện các bài tập Gym sẽ giúp cơ thể nóng lên và hỗ trợ tốt nhất để giúp bạn đạt hiệu quả cao trong các bài tập. Đặc biệt, khởi động trước khi tập Gym sẽ giúp bạn hạn chế được những chấn thương cơ bắp khi thực hiện các động tác khó. Vậy nên, trước mỗi buổi tập thì bạn hãy dành khoảng 5-10 phút để khởi động thật kỹ toàn bộ cơ thể nhé !
Luyện tập cách hít thở đúng
Theo các huấn luyện viên, cách hít thở khi tập Gym đúng là:
– Thở ra: khi co cơ, có tác động dùng lực.
– Hít vào: khi giãn cơ, không dùng lực hoặc dùng ít lực hơn khi tập.
Thực hiện theo cách hít thở này sẽ giúp bạn nạp được lượng oxy tối đa trong quá trình tập luyện. Nhiều người khi mới bắt đầu tập Gym thường hít thở ngược, hít vào khi co cơ và thở ra khi giãn cơ. Cách hít thở này là sai và sẽ làm cho bạn thường xuyên phải gồng mình, rất mệt mỏi khi bị thiếu oxy trong lúc tập luyện.
Thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp
Khi bắt đầu buổi tập Gym, bạn cần có kế hoạch tập Gym đúng cách. Dù bạn mới đi tập Gym hay đã tập Gym lâu năm, cũng cần thực hiện các bài tập đơn giản trước và sau đó mới tập các bài tập phức tạp có độ khó cao hơn. Lý do là cơ thể con người cần có sự thích ứng. Các động tác đơn giản sẽ giúp cơ thể nóng lên, dần dần dẻo dai và tăng cơ bắp. Các bài tập này sẽ hỗ trợ để bạn tập các bài tập phức tạp được trơn tru hơn. Các động tác tập luyện nâng dần cường độ và cấp độ khó lên sẽ đem lại kết quả tập Gym tốt hơn rất nhiều so với bạn chỉ tập các bài tập đơn giản.
Không nên tập quá sức
Đau cơ, căng cơ hay đau khớp là những vấn đề sẽ xuất hiện nếu tập luyện quá sức. Sau những bài tập nặng, bạn phải dành một ngày nghỉ trong tuần để phục hồi cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải sắp xếp xen kẽ các bài tập nhẹ và tốt nhất hãy tập những bài giãn cơ vào cuối mỗi buổi tập.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe chính mình bởi chỉ có bạn mới hiểu cơ thể của mình nhất. Nếu có thể hãy hỏi huấn luyện viên hướng dẫn để tìm ra những bài tập tốt, phù hợp nhất để tránh bị thương ngoài ý muốn.
Thời gian nghỉ ngơi trong buổi tập gym
Mỗi buổi tập gym, bạn phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi giữa các bài tập, hiệp tập. Theo các huấn huyện viên thể hình, thời gian nghỉ cho mỗi hiệp tập là khoảng 5 giây và mỗi bài tập là 1-2 phút. Và cũng cần dành 10-15 phút nghĩ giải lao để bổ sung nước và phục hồi cơ thể.
Việc sắp xếp khoảng nghỉ hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn không bị kiệt sức và quá mệt mỏi khi tập luyện. Bên cạnh những lúc nghỉ giải lao trong quá trình tập luyện, bạn cũng cần sắp xếp thời gian nghỉ tập trong mỗi tuần. Dựa vào khả năng hay thể chất mỗi người, hãy nghỉ ít nhất 1 buổi trong tuần để cơ thể được nghỉ.
Ăn đúng cách
Bạn cần nạp năng lượng cho cơ thể để tập luyện trong trạng thái tốt nhất. Lựa chọn thời điểm và thực phẩm ăn là rất quan trọng, giúp đảm bảo việc tiêu hóa ổn định cũng như không ảnh hưởng đến kết quả tập của bạn. Hãy ghi nhớ hai nguyên tắc:
– Ăn một bữa no, đủ chất 5-6 giờ trước khi luyện tập và một bữa ăn nhẹ 2-3 giờ sau khi tập.
– Ưu tiên nhóm carbohydrate phức tạp như nhóm mì ống, bánh mì tròn, khoai tây nướng, gạo và một ít protein.
– Tránh ăn quá nhiều chất xơ như rau sống hoặc đậu phụ trước khi tập, nó có thể gây đau và đầy bụng vì tiêu hóa không kịp.
– Hạn chế các món ăn ngọt, dầu mỡ, tốt nhất là không ăn.
Đọc chi tiết: Viêm gan B nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý 12 món ăn cho người viêm gan B
Các môn tập luyện khác tốt cho người viêm gan B
Tập aerobic
Tập aerobic tập trung vào hệ thống tim mạch của bạn và có ảnh hưởng đến sự oxy hóa máu. Theo Trung tâm y tế MayoClinic, các bài thể dục nhịp điệu liên quan đến các hoạt động lặp đi lặp lại, vận động cơ lớn làm tăng nhịp tim và thay đổi mô hình thở, tăng lượng oxy mà bạn nhận vào và đẩy nhanh việc cung cấp oxy tới các cơ quan quan trọng của cơ thể, ví dụ như gan.
Không những thế, thể dục nhịp điệu còn không đòi hỏi phải vận động quá mạnh nên không tốn nhiều sức lực. Điều này có lợi ích rất đáng kể trong việc giúp gan thực hiện chức năng thải lọc tốt hơn, từ đó làm giảm sự mệt mỏi hàng ngày cho người bệnh.
Đi bộ
Đi bộ giúp đánh tan mệt mỏi, làm nhẹ nhõm, thoải mái, đầu óc tỉnh táo. Khi đi bộ người bệnh viêm gan B cần bước đi lớn hơn bình thường, cánh tay duỗi rộng, toàn thân hoạt động sẽ đạt được hiệu quả điều tiết các cơ quan trên toàn cơ thể.
Chạy bộ
Người bệnh viêm gan B không nên chạy nhanh mà hãy chạy chậm, từ từ. Chạy bộ giúp tăng cường hoạt động của phổi, tăng cường chức năng hô hấp, tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy bài tiết độc tố nhanh. Khi chạy bộ hãy thả lỏng cơ toàn thân, hô hấp phải sâu và dài, chậm mà có tiết tấu, không nên dồn dập.
Đạp xe đạp
Đạp xe đạp ngoài đường hay sử dụng các bài tập đạp xe tại chỗ rất có hiệu quả cho bệnh nhân viêm gan B. Lợi ích của đạp xe là tác động nhẹ đến chân và khớp của bạn, giảm nguy cơ chấn thương. Cũng giống với chạy bộ đạp xe cũng tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy bài tiết độc tố nhanh. Đạp xe phù hợp với tất cả đối tượng từ trẻ em đến người cao tuổi.
Leo núi
Leo núi vừa là loại hoạt động điều dưỡng oxy vừa có thêm yếu tố luyện tập sức lực, lượng vận động và cường độ vận động của người mang virus viêm gan B có thể dựa vào sức, hình dáng và tố chất của cơ thể để tiến hành điều tiết, thường xuyên tham gia leo núi có thể tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời độc giả liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp.