Viêm gan C tại Việt Nam có tỉ lệ mắc ở vào khoảng 4% dân số và ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những biểu hiện của nó không rõ ràng. Nếu không đi khám, rất khó để phát hiện bệnh nếu chỉ bằng triệu chứng. Vậy người nào có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn người khác ?
1. Người nào có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn?
Viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng không phải bằng các con đường như: qua tiếp xúc chén bát, qua đường hô hấp hay không khí mà qua 3 con đường khác là: đường máu, đường di truyền từ mẹ sang con và quan hệ tình dục không an toàn. Những người tiếp xúc với các con đường này một cách không an toàn sẽ là người có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn. Bao gồm:
- Người được cấy ghép nội tạng hoặc dùng chung ống dịch từ những người bị viêm gan C
- Những người chạy thận nhân tạo
- Những người có nhận máu hoặc các sản phẩm từ máu trước năm 1987
- Những người quan hệ tình dục không an toàn
- Những người tiêm chích ma túy
- Nhân viên y tế có tiếp xúc thường xuyên với bệnh phẩm có chứa virus HCV, như: kim tiêm, máy lọc thận hoặc máu bị nhiễm bệnh.
- Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan C
- Những người có hoạt động xỏ lổ, xăm mình bằng các dụng cụ không được khử trùng triệt để.
Vấn đề đáng quan ngại là hầu hết bệnh nhân mắc viêm gan C không biết rằng bản thân đang mang virut. Do đó, việc phòng ngừa lây lan không được quan tâm dẫn đến nguy hại cho sức khor của những người liên quan. Khi không phát hiện bệnh sớm, người bệnh không có dấu hiệu lâm sàng trong khi gan vẫn đang bị tấn công. Người bị viêm gan C vì thế dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan, sơ gan, ung thư gan hơn.
2. Làm thế nào để phòng tránh viêm gan C?
Bên cạnh sự quan tâm về việc người nào có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn, phòng tránh viêm gan C như thế nào cũng là vấn đề nhiều người tìm kiếm. Hiện tại trên thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan C. Do đó, ta chỉ có thể phòng bệnh bằng cách tránh xa những việc làm có thể khiến bản thân bị lây nhiễm virut viêm gan C từ người khác. Cụ thể:
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích hay những vật dụng cá nhân có thể dính máu
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy 1 vợ 1 chồng
- Không xỏ lỗ tai, xăm mình, châm cứu tại các cơ sở không uy tín, không biết các dụng cụ đã khử trùng hay chưa
- Không truyền – nhận máu tại các cơ sở y tế chui, không có giấy phép
- Có ý thức bảo vệ gan
- Định kì kiểm tra sức khỏe
Với những người đã bị nhiễm viêm gan C, bệnh không lây lan qua đường hắt hơi, sổ mũi, giao tiếp thân mật (ôm hôn) hoặc giao tiếp xã giao (bắt tay),… Chính vì vậy, người bệnh không cần cách li mình ra khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày người bệnh vẫn cần chú ý một số điều sau để tránh lây nhiễm bệnh cho người trong gia đình và những người xung quanh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan C cho họ:
- Chú ý khi đang đến kì kinh nguyệt (Không quan hệ, không để băng vệ sinh bừa bãi, dội sạch dịch dưới sàn sau khi tắm,…)
- Để sẵn găng tay trong nhà phòng trường hợp bị thương cần người băng bó
- Có vết thương hở cần băng lại bằng gạc sạch
- Phụ nữ cần điều trị khỏi bệnh rồi mới mang thai
Hiểu về việc người nào có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn không chỉ giúp cho mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình mà còn tránh gây nguy hại đến sức khỏe của những người thân xung quanh. 1 trong những giải pháp bảo vệ lá gan được nhiều người Việt tin tưởng đó là dùng thảo dược để tăng cường chức năng gan. Sản phẩm kết hợp Cà gai leo và Mật nhân của cong ty Tuệ Linh nhiều năm qua được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng với công dụng:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan virus
- Hỗ trợ điều trị men gan cao
- Làm chậm sự phát triển của xơ gan
- Tăng cường chức năng giải độc gan
Đây là giải pháp hỗ trợ điều trị viêm gan virut tuyệt vời đối với người mắc bệnh gan nói chung và viêm gan C nói riêng.