Được ví là “người lính gác cổng”, bởi gan là cơ quan đầu tiên các chất đi qua trước khi được cơ thể hấp thụ. Do vậy cơ quan này cũng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm độc hại, không khí ô nhiễm…
1- Xơ gan – ung thư gan và những con số
Các bệnh về gan có rất nhiều, có thể kể đến một số bệnh như viêm gan virus, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… Trong đó xơ gan, ung thư gan được coi là những “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh diễn biến âm thầm, không có nhiều biểu hiện rõ ràng lại gây ra những hiểm họa vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Xơ gan là bệnh gan mãn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do viêm gan virus và sử dụng rượu bia quá mức. Mỗi năm có khoảng 3.000.000 người chết vì xơ gan. (Xem thêm những thông tin về bệnh xơ gan)
Ung thư gan là loại ung thư thường gặp đứng thứ sáu trong các ung thư trên toàn cầu và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của bệnh ung thư. Với ung thư vẫn còn hạn chế trong gan, tỷ lệ sống 5 năm là 28%. Ung thư khi phát triển thành các cơ quan lân cận hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết.
2- Những kẻ thù giấu mặt của lá gan
Vậy những nguyên nhân nào gây ra xơ gan, ung thư gan? Có thể điểm mặt một số kẻ thù nguy hiểm của gan như sau:
- Virus viêm gan: Là các virus hướng tính vào gan, gây tổn thương chủ yếu tại gan. Hiện nay người ta tìm ra 7 loại virus viêm gan là A,B,C,D,E,G và TT.
- Rượu bia: Trong rượu bia có chất cồn phá hủy tế bào gan, làm gan bị tổn thương, gây nên men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
- Thuốc tây: Các loại thuốc khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan. Số lượng thuốc tây sử dụng càng nhiều thì càng gia tăng gánh nặng cho gan, do vậy tuyệt đối không được lạm dụng thuốc và cần thông qua ý kiến của bác sỹ.
- Môi trường ô nhiễm: Sống và làm việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi không khí, chất thải độc hại…, gan phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải, tế bào gan bị tổn thương, chức năng giải độc bị suy giảm
- Lối sống, sinh hoạt không hợp lý: Chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu cân bằng dinh dưỡng, học tập, sinh hoạt căng thẳng, ít được nghỉ ngơi, thư giãn… làm cản trở quá trình loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể của gan, như vậy các chất độc tố sẽ tích tụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3- Giải pháp nào cho 1 lá gan luôn khỏe mạnh
- Hạn chế rượu bia: Nếu buộc phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25ml mỗi ngày với rượu 40 độ, hoặc 50ml thức uống có cồn 20 độ.
- Dinh dưỡng hợp lý: chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ – rau xanh, trái cây…, tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng và uống đủ nước (khoảng 2,5 lít mỗi ngày)
- Tăng cường vận động: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ gan và giữ cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ: việc đi khám sức khỏe định kỳ (6 tháng một lần) là cần thiết để biết tình trạng của gan và điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.
Đọc thêm: Những cách giải độc gan tại nhà hiệu quả