Viemgan.com.vn https://www.viemgan.com.vn Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi viêm gan virus b & xơ gan Tue, 02 Apr 2024 01:54:58 +0700 vi hourly 1 Đối tượng nào dễ bị mắc viêm gan A ? https://www.viemgan.com.vn/doi-tuong-nao-de-bi-mac-viem-gan-a.html https://www.viemgan.com.vn/doi-tuong-nao-de-bi-mac-viem-gan-a.html#respond Thu, 29 Dec 2022 07:09:29 +0000 https://www.viemgan.com.vn/doi-tuong-nao-de-bi-mac-viem-gan-a.html Những dấu hiệu như: mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu là biểu hiện thường thấy ở người mắc viêm gan A. Vốn được biết đến là căn bệnh dễ lây nhiễm. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc viêm gan A cao nhất hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đối tượng nào dễ bị mắc viêm gan A ? 1

1. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A

Viêm gan A là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua đường miệng. Những đối tượng thường mắc viêm gan A bao gồm:

  • Những người trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay, đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh là những nguyên nhân chính lây nhiễm.
  • Những người, đặc biệt là trẻ em, cư ngụ trong các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn những nơi khác.
  • Những người du hành tới các quốc gia thường có bệnh viêm gan A.
  • Quan hệ tình dục, sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo dâu… với người mắc viêm A thì cũng có thể lây bệnh. Tuy nhiên trường hợp này thường rất hy hữu.
  • Quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người sử dụng thuốc, cả thuốc tiêm và thuốc không tiêm.
  • Những người mắc chứng rối loạn yếu tố đông máu chẳng hạn như bệnh máu khó đông.
  • Người độ tuổi trên 50 và những người mắc bệnh gan dễ có nguy cơ mắc viêm gan A hơn bình thường.

1. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A 1

Người thường xuyên đến những vùng có tỷ lệ mắc viêm gan A cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào gan và gây viêm. Bệnh lý này có liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân và môi trường. Virus gây bệnh có thể sống tới hàng tháng trong môi trường ô nhiễm. Vì vậy mà các khu vực có điều kiện vệ sinh và thực hành vệ sinh kém thường có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan A khá cao.

Con đường lây lan của loại virus này là thông qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng). Nếu bạn ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nguồn nước có chứa virus sẽ bị nhiễm virus. Loại virus này cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc gần, chẳng hạn như quan hệ tình dục miệng – hậu môn với người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, thực tế không có các yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là bạn không bị lây nhiễm virus viêm gan A. Trong mọi trường hợp, người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyển khoa để được thăm khám và tư vấn về tình trạng cụ thể của mình. Mặc dù viêm gan A không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần thăm khám để bác sĩ loại trừ tình trạng nghiêm trọng hơn.

Thông tin chi tiết: Bị viêm gan A có di truyền không?

2. Hướng dẫn phòng ngừa viêm gan A

Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan A. Do đó, các biện pháp phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn hãy thực hiện theo những lưu ý sau đây để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan A một cách hiệu quả nhé:

Tiêm vắc xin viêm gan A

2. Hướng dẫn phòng ngừa viêm gan A 1

Tiêm vắc-xin viêm gan A có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus này. Liệu trình vắc xin được xem là đầy đủ khi được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 6 tháng. Tiêm đúng và đủ liệu trình sẽ giúp cơ thể có kháng thể chống lại virus viêm gan A. Bên cạnh đó, vắc xin viêm gan A thường khá an toàn, không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Vắc xin viêm gan A được khuyến khích tiêm chủng cho những đối tượng:

  • Trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
  • Người có quan hệ đồng tính nam.
  • Người thường xuyên phải di chuyển tới vùng có tần suất bị viêm gan A cao.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm gan A.
  • Người có tiền sử với bệnh rối loạn đông máu.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan A, người bệnh hãy chủ động gặp bác sĩ ngay để được tiến hành tiêm vaccine hoặc globulin miễn dịch viêm gan A nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Cách này chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh tiêm vaccine sớm ngay sau khi tiếp xúc với virus (thời gian trong vòng 2 tuần).

Chi tiết: Hướng dẫn tiêm vắc xin phòng viêm gan A

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Đây là biện pháp phòng ngừa viêm gan A khá hiệu quả. Nếu muốn đạt được điều này, bạn cần thực hiện:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thật kỹ với nước, tổi thiểu 20 giây. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hay chế biến đồ ăn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và nguồn nước.
  • Cần tiêu hủy tốt chất thải của người bệnh để không còn mầm móng virus lây lan ra cộng đồng.
  • Nấu chín thức ăn, hạn chế ăn đồ chưa nấu chín.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, đạm và khoáng chất.
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas…
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể không bị thiếu năng lượng và mệt mỏi.
  • Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân như vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng… với người bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc chuyển hóa gan.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ để bệnh viêm gan A được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Hướng dẫn phòng ngừa viêm gan A 2

Đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, chế biến hợp vệ sinh để tránh lây nhiễm virus viêm gan A.

Khi bạn không nằm trong đối tượng có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A không có nghĩa là bạn an toàn. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh viêm gan A một cách nghiêm túc để bảo vệ lá gan và có một sức khỏe tốt nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp chi tiết.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/doi-tuong-nao-de-bi-mac-viem-gan-a.html/feed 0
Nguyên nhân Viêm gan A và cách phòng tránh https://www.viemgan.com.vn/nguyen-nhan-viem-gan-a.html https://www.viemgan.com.vn/nguyen-nhan-viem-gan-a.html#respond Tue, 27 Dec 2022 04:57:38 +0000 https://www.viemgan.com.vn/nguyen-nhan-viem-gan-a.html Viêm gan A (Heoatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, do virus viêm gan A gây ra. Viêm gan A là một trong 6 chủng gây viêm gan virus hiện đã được xác định cùng với các loại khác là B, C, D, E và G. Bệnh viêm gan A thường lây qua đường tiêu hóa (thực phẩm và nguồn nước nhiễm bẩn) hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Nguyên nhân Viêm gan A và cách phòng tránh 1

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Nguyên nhân gây viêm gan A là do virus viêm gan A xâm nhập và tấn công tế bào gan dẫn tới viêm. Bệnh lý này có liên quan mật thiết tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Virus viêm gan A dễ lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trong môi trường có tiêu chuẩn vệ sinh kém khả năng cao bùng phát thành dịch.

Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus viêm gan A là qua đường tiêu hóa (phân – miệng). Khi nuốt phải đồ ăn, thức uống đã nhiễm phân của người bệnh được xem là con đương lây truyền phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc ăn uống với người nhiễm bệnh, ăn thực phẩm sống có vỏ (tôm, cua, sò…) từ các nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc tiếp xúc gần với người bệnh. Cụ thể, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan A như:

  • Thường xuyên du lịch ở vùng có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan A cao.
  • Sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có mang virus viêm gan A hoặc người chế biến bị nhiễm virus viêm gan A, không tuân thủ quy trình rửa tay đúng cách trước khi chạm vào thức ăn.
  • Dùng chung thức ăn, sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, chậu, bàn chải đánh răng…) với người bệnh viêm gan A.
  • Virus viêm gan A cũng có thể lây qua đường tình dục nếu tiếp xúc với vùng hậu môn của bất cứ người nào mắc bệnh.
  • Sử dụng nguồn nước nhiễm virus viêm gan A.
  • Tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, ngay cả khi họ chưa có triệu chứng.
  • Ngoài ra, virus cũng có thể lây truyền qua đường máu, nhưng khả năng lây lan theo con đường này rất thấp vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A 1

Đồ ăn sống, không đảm bảo vệ sinh dễ mang virus viêm gan A gây bệnh.

Xem thêm chi tiết: Viêm gan A có lây không và lây như thế nào?

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm gan A?

Virus viêm gan A dễ lây lan nên bất kỳ ai chưa được tiêm phòng viêm gan A đều có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất là trẻ em từ 5 – 14 tuổi. Ngoài ra, các đối tượng dễ mắc viêm gan A phải kể tới:

  • Người sinh sống, làm việc hay du lịch ở nơi có tỷ lệ người mắc bệnh cao.
  • Người làm nghề giữ trẻ tại các trung tâm chăm sóc trẻ em.
  • Sống cùng nhà với người bệnh mắc viêm gan A.
  • Dùng ma túy trái phép.
  • Dương tính với HIV.
  • Mắc chứng rối loạn đông máu

Tuy nhiên, không có các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa với việc không thể lây nhiễm virus viêm gan A. Đặc biệt, người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu của viêm gan A hoặc nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan A gần đây nhưng chưa có triệu chứng.

Đọc chi tiết: Các dấu hiệu nhận biết viêm gan A sớm nhất

Cách phòng tránh bệnh viêm gan A

Hiện nay, bệnh viêm gan A vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, các biện pháp phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, viêm gan A hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin. Tiêm đủ liều sẽ giúp cơ thể chống lại virus. Các cơ quan y tế khuyến cáo nên tiêm chủng viêm gan A cho:

  • Trẻ em trên 1 tuổi.
  • Người thường xuyên đi du lịch hoặc sinh sống tại khu vực có lưu hành viêm gan A từ trung bình tới cao.
  • Người bị viêm gan B, C và những người có bệnh lý viêm gan mạn tính.
  • Người làm việc trong môi trường dễ bị nhiễm bệnh như làm việc ở bếp ăn tập thể, nhà hàng, làm việc liên quan tới vắc xin viêm gan A trong phòng thí nghiệm…
  • Quan hệ đồng giới ở nam.
  • Có tiền sử rối loạn đông máu.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
  • Người vô gia cư.
  • Người nghiện thuốc.
  • Những người tiến triển nặng nếu nhiễm HAV.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan A 1

Tiêm vacxin phòng viêm gan A là cách phòng bệnh tốt nhất.

Ngoài ra, nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm virus viêm gan A, bạn cần thực hiện:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài hàng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nguồn nước.
  • Gọt vỏ các loại trái cây và củ quả tươi trước khi ăn.
  • Xử lý tốt phân và chất thải của người bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân như vật dụng ăn uống, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, các loại xô chậu… với người bệnh.
  • Cần cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo vệ sinh chính là biện pháp ngăn chặn viêm gan A bùng phát thành dịch lớn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những nguyên nhân viêm gan và có biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh và giữ gìn vệ sinh để giúp bản thân tránh các bệnh lây nhiễm và nâng cao đề kháng. Liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp các câu hỏi về bệnh gan nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/nguyen-nhan-viem-gan-a.html/feed 0
Tìm hiểu cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất https://www.viemgan.com.vn/tim-hieu-cach-chua-viem-gan-a-hieu-qua-nhat.html https://www.viemgan.com.vn/tim-hieu-cach-chua-viem-gan-a-hieu-qua-nhat.html#respond Tue, 29 Nov 2022 06:49:03 +0000 https://www.viemgan.com.vn/tim-hieu-cach-chua-viem-gan-a-hieu-qua-nhat.html Trong các bệnh lý viêm gan, viêm gan virus A được coi là bệnh có tỷ lệ người mắc rất lớn, chỉ đứng thứ 2 sau viêm gan B. Song, các nghiên cứu y học cũng nhận định rằng đây là một căn bệnh dễ chữa, hầu như không để lại hậu quả gì cho người mắc nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Cùng tìm hiểu cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất qua bài viết sau.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm gan A

Trước khi tìm hiểu cách chữa viêm gan A hiệu quả thì chúng ta nên biết nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này. Viêm gan A do chủng virus viêm gan A gây ra và căn bệnh này lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa. Người bệnh mắc viêm gan A hầu như là do ăn uống không hợp vệ sinh, sống ở những nơi bị ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất.

Khi bị mắc bệnh, một số trường hợp không hề có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Nhìn chung, virus viêm gan A sẽ tồn tại từ khoảng 2-3 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện. Triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm với bệnh cúm đường ruột và thường xảy ra một cách đột ngột, bao gồm các triệu chứng điển hình sau:

– Mệt mỏi: virus tấn công làm chức năng giải độc của gan kém đi, chất độc không được đào thải hết bị tồn ứ lại làm cơ thể thấy mệt mỏi, khó chịu.

– Rối loạn tiêu hóa: Gan đảm nhiệm một phần vai trò trong tiêu hóa thức ăn nên khi bị nhiễm virus viêm gan A, chức năng này cũng bị giảm sút, người bệnh có thể gặp tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng nhẹ, buồn nôn, nôn, chán ăn…

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm gan A 1

Các triệu chứng điển hình của viêm gan A

– Sốt nhẹ: Khi gan bị viêm, lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng cao để chống chọi lại tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể nên người bệnh có thể bị sốt nhẹ.

– Biểu hiện ngoài da: Chất độc tích tụ phát tán qua da gây mụn nhọt, ngứa da. Trong trường hợp nếu  nồng độ bilirubin trong máu tăng cao thì người bệnh sẽ bị vàng da, vàng mắt.

– Nước tiểu màu vàng: Lượng bilirubin đào thải qua thận nên người bệnh có thể gặp dấu hiệu nước tiểu có màu vàng đậm.

– Đau cơ, đau khớp: Triệu chứng này không thường xuyên xuất hiện và chỉ có khoảng 10% trường hợp viêm gan A gặp phải. Đau cơ, khớp xuất hiện ám chỉ có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.

Nếu như có 3-4 triệu chứng kể trên thường xuyên xuất hiện thì bạn nên đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết bệnh viêm gan A.

>> Xem chi tiếtDấu hiệu nhận biết viêm gan A nhanh nhất

Cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất

Viêm gan A thường không dẫn tới mạn tính. Khi cơ thể bị nhiễm virus viêm gan A thì ngay lập tức hệ thống miễn dịch sẽ được thiết lập để loại bỏ các tác nhân gây hại, do vậy mà người bệnh viêm gan A hầu như chỉ mắc một lần duy nhất trong đời và thường không bị tái phát.

Viêm gan A cũng không phải là căn bệnh khó chữa mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh. Viêm gan A chỉ cần điều trị tại nhà là có thể khỏi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, tăng đào thải virus, tránh tổn thương gan vĩnh viễn và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên có một chế độ ăn uống với lượng calo cao, giàu protein, bổ sung chất xơ, ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tươi sạch. Thay đổi chế độ ăn chính là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất 1

Chữa viêm gan A chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống là khỏi

– Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh không nên căng thẳng, tránh làm việc mất quá nhiều sức lực, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc mỗi ngày 7 – 8 tiếng và cố gắng tập thể dục thể thao, vận động hàng ngày để tăng sức đề kháng. Người bệnh cần tránh tuyệt đối thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì chúng có thể làm tổn thương gan, khiến bệnh lâu khỏi.

Ngay sau khi được chẩn đoán mắc viêm gan A, người bệnh cần thông báo cho bác sỹ biết các loại thuốc đang uống. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi thuốc hoặc ngừng uống những loại thuốc này để đảm bảo không gây ra tổn thương gan.

Cùng với cách chữa viêm gan A hiệu quả theo phác đồ của bác sỹ ở trên thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan hiệu quả như TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh. Giải độc gan Tuệ Linh là sản phẩm có sự kết hợp chuẩn hóa Cà gai leo và Mật nhân, được nghiên cứu chuyên sâu tại nhiều bệnh viện, trung tâm dược lý uy tín khẳng định là sản phẩm:

  • Tăng cường chức năng của gan trong các trường hợp bị viêm gan virus, men gan cao, xơ gan.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, men gan cao, giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan.
  • Làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi.
  • Tăng cường chức năng giải độc của gan, giúp bảo vệ tế bào gan, hạn chế tổn thương gan.

Vì thế, người bệnh có thể tham khảo sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh để giúp tình trạng bệnh của mình tiến triển tốt hơn.

>> Xem thêm: Mách bạn 8 thảo dược chữa viêm gan A tốt nhất

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/tim-hieu-cach-chua-viem-gan-a-hieu-qua-nhat.html/feed 0
Triệu chứng viêm gan A cần cảnh giác https://www.viemgan.com.vn/trieu-chung-viem-gan-a.html https://www.viemgan.com.vn/trieu-chung-viem-gan-a.html#respond Sat, 28 May 2022 11:05:32 +0000 https://www.viemgan.com.vn/trieu-chung-viem-gan-a.html Viêm gan A không gây bệnh thời gian dài và không quá nguy hiểm nhưng bệnh rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa. Vậy triệu chứng viêm gan A có những biểu hiện như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây

Triệu chứng viêm gan A

Triệu chứng viêm gan A 1

Biểu hiện của viêm gan A

Một số người nhiễm virus viêm gan A không xuất hiện triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, nhưng độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn thường nặng hơn. Virus viêm gan A xuất hiện trong gan từ 2 – 3 tuần trước khi gây ra các triệu chứng. Các dấu hiệu xuất hiện đột ngột và dễ nhầm lẫn với cúm đường ruột. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi

Triệu chứng viêm gan A 2

Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi bị nhiễm virus viêm gan A. Khi gan hoạt động kém hơn, các chất độc hại lưu trữ lại trong cơ thể mà không được thải ra ngoài khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu trong người. Tình trạng này xảy ra liên tục, kéo dài hơn 1 tuần thì bạn hãy cảnh giác, đó rất có thể là triệu chứng viêm gan A.

Thường bị rối loạn tiêu hóa

Gan có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tiết dịch mật nhằm phân giải chất béo cho cơ thể dễ hấp thụ. Nhưng khi nhiễm virus viêm gan A, vai trò đó của gan dần kém đi, khả năng sản xuất và bài tiết dịch mật của gan bị giảm. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng phải (dưới xương sườn dưới), tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

Sốt nhẹ

Triệu chứng viêm gan A 3

Sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, khi cơ thể bị viêm ở bất kỳ bộ phận nào thì lượng bạch cầu được điều động tăng cao nhằm chống lại các tác nhân xâm nhập gây sốt. Do đó, nếu cơ thể thường xuyên bị sốt, đặc biệt khi dấu hiệu này có tính giờ giấc (xảy ra ở khoảng thời gian nhất định) thì nên kiểm tra xem mình có mắc viêm gan A hay không nhé.

Dấu hiệu ngoài da

Mắc viêm gan A khiến chức năng gan hoạt động kém, chất độc giữ lại trong gan sẽ phát ra ngoài qua các biểu hiện như ngứa da, mụn nhọt. Ngứa có thể xuất hiện toàn thân nhưng không gây phát ban đỏ hoặc gây tổn thương da. Đặc biệt, bạn có thể bị ngứa nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngứa nhiều vào lúc sáng sớm. Một dấu hiệu khác là khi lượng albumin tăng cao trong gan khiến da có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nước tiểu màu vàng sẫm

Triệu chứng viêm gan A 4

Lượng albumin cũng được đào thải qua thận, nên khi quan sát thấy nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm thì bạn cần cân nhắc kiểm tra sớm để được hỗ trợ y tế. Đây là dấu hiệu chung xuất hiện ở nhiều bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C hay viêm gan do rượu…

Đau khớp

Dấu hiệu này thường ít gặp, theo thống kê có khoảng 10% người mắc viêm gan A mắc phải triệu chứng này. Dấu hiệu này cho biết bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.

Nếu quan sát thấy cơ thể có từ 3 – 4 triệu chứng trên và xảy ra thường xuyên thì cần tới trung tâm y tế uy tín để làm xét nghiệm viêm gan A ngay nhé.

Những đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm gan A

Viêm gan A dễ lây truyền qua đường tiếp xúc hàng ngày, chẳng hạn như ăn hay uống nước bị nhiễm virus. Do đó, môi trường, nguồn nước là yếu tố quan trọng có liên quan tới việc lây truyền bệnh. Những đối tượng mắc viêm gan A phải kể tới như:

  • Người sống ở khu vực có tiêu chuẩn vệ sinh kém, chất lượng môi trường thấp.
  • Trong gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan A và có thói quen sử dụng vật dụng cá nhân chung, các loại đồ dùng ăn uống chung…
  • Không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm bẩn, nguồn nước không đảm bảo.
  • Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân viêm gan A.
  • Đi du lịch hoặc làm việc tại những vùng có tỷ lệ lây nhiễm viêm gan A cao.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn – miệng với người bệnh.
  • Người mắc rối loạn yếu tố đông máu.

Thông tin chi tiết: Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan A

Hướng dẫn điều trị viêm gan A

Hầu hết các trường hợp viêm gan A, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và có thể hồi phục trong 1 – 2 tháng không có thiệt hại lâu dài. Tuy nhiên, bệnh không có điều trị cụ thể. Điều trị viêm gan A chủ yếu là điều trị triệu chứng:

Chăm sóc và nghỉ ngơi tốt: Mắc viêm gan A khiến chức năng gan suy giảm, cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng. Do đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều và cung cấp dưỡng chất đầy đủ.

Hướng dẫn điều trị viêm gan A 1

Chế độ ăn uống: Cần xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, đa dạng các thực phẩm. Sử dụng thực phẩm giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật và tăng cường hoa quả tươi. Không uống rượu bia, các chế phẩm có ảnh hưởng tới gan. Đặc biệt là các thuốc chuyển hóa qua gan hoặc có tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới chức năng gan.

Nếu sức đề kháng của cơ thể cao, bệnh viêm gan siêu vi A có thể tự khỏi, gan vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, có khoảng 10% trường hợp rơi vào man tính. Khi đó, virus viêm gan A tấn công kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, từ đó phóng thích các chất gây viêm làm tổn thương gan nghiêm trọng có thể dẫn tới suy gan, hôn mê gan và dẫn tới tử vong.

Thông tin xem thêm: Bị viêm gan A nên uống thuốc gì?

Trên đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận diện viêm gan A. Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ viêm gan A, bạn đừng chần chừ mà nên tới ngay trung tâm y tế tin cậy để thăm khám cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn đọc liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/trieu-chung-viem-gan-a.html/feed 0
Viêm gan A có lây không và lây như thế nào? https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-a-co-lay-khong-va-lay-nhu-the-nao.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-a-co-lay-khong-va-lay-nhu-the-nao.html#respond Wed, 29 May 2019 01:07:44 +0000 https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-a-co-lay-khong-va-lay-nhu-the-nao.html Viêm gan A là một bệnh lý gan mật rất nhiều người mắc nhưng lại ít được biết đến hơn so với bệnh viêm gan virus B, C. Nếu như mọi người ai cũng biết viêm gan B là bệnh có thể lây truyền từ người ngày sang người khác thì bệnh viêm gan A có lây không là băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

Viêm gan A có lây không?

Viêm gan virus A được y học nhận định là tình trạng lá gan bị viêm do virus HAV tấn công và gây nên. Người mắc viêm gan A có thể đang sinh hoạt bình thường, cuộc sống rất khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng nhưng bỗng dưng lại thấy mệt mỏi, vàng da, tiêu chảy, đau bụng… là những dấu hiệu điển hình của bệnh gan nói chung và bệnh viêm gan A nói riêng. Bên cạnh đó, người nhiễm virus viêm gan A còn có những triệu chứng khác dễ nhận thấy như buồn nôn và nôn, đau tức hạ sườn phải, đi phân lỏng có màu bạc xỉn….

Về vấn đề viêm gan A có lây không, theo các chuyên gia, viêm gan A hoàn toàn có thể lây nhiễm và bùng phát thành một bệnh dịch trên diện rộng. Tuy nhiên, khác với căn bệnh viêm gan virus B và C, bệnh viêm gan A rất hiếm khi lây truyền qua đường máu mà chủ yếu là lây truyền qua đường ăn uống, tiêu hóa. Những con đường lây truyền cụ thể là:

  • Uống nước không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thực phẩm bẩn, có chứa virus viêm gan A.
  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (như nước uống, khăn mặt, bàn chải…), ăn hoặc uống chung các loại đồ ăn thức uống với những người mắc bệnh viêm gan A.
  • Viêm gan A cũng có thể lây qua đường tình dục, cụ thể là tiếp xúc với hậu môn của người mắc bệnh.

Viêm gan A có lây không? 1

Viêm gan A lây truyền qua đường ăn uống

>> Xem thêm: Các con đường lây nhiễm viêm gan A

Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan A

Vậy là vấn đề viêm gan A có lây không đã được làm rõ. Vấn đề đặt ra ở đây là những người nhiễm virus viêm gan A thường không có dấu hiệu rõ rệt, không biết mình mắc bệnh nên rất dễ lây truyền cho người khác. Một người đã nhiễm virus viêm gan A không rửa tay sau khi đi vệ sinh mà bắt tay hoặc bốc thức ăn cho người khác cũng sẽ khiến bệnh lây lan nhanh. Hoặc nếu sống trong môi trường ô nhiễm, ăn uống các loại thức ăn tươi sống có chứa virus viêm gan A thì bạn cũng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này.

Do vậy, dựa vào các con đường lây truyền trên, để phòng chống nhiễm bệnh, bạn cần cần phải đặc biệt lưu ý đến vệ sinh trong ăn uống. Nên ăn chín uống sôi, tránh các đồ ăn tái sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế rượu bia, thuốc lá, có chế độ sinh hoạt phù hợp, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng, tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Điều này không những phòng tránh được bệnh viêm gan A mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật. Cuối cùng, bạn nên đi tiêm phòng vaccin viêm gan A tại các cơ sở y tế uy tín, đây là cách phòng tránh viêm gan A tốt nhất và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Những thông tin cần biết về viêm gan A

>> Xem thêm: Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A

]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-a-co-lay-khong-va-lay-nhu-the-nao.html/feed 0
Bị mắc viêm gan virus A có di truyền không? https://www.viemgan.com.vn/bi-mac-viem-gan-virus-a-co-di-truyen-khong.html https://www.viemgan.com.vn/bi-mac-viem-gan-virus-a-co-di-truyen-khong.html#respond Wed, 29 May 2019 00:10:45 +0000 https://www.viemgan.com.vn/bi-mac-viem-gan-virus-a-co-di-truyen-khong.html Nghe đến viêm gan virus, nhiều người nghĩ ngay rằng đây là bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Đặc biệt là những cặp vợ chồng mới cưới thường lo lắng liệu có truyền sang con cái của họ hay không. Vậy viêm gan virus A có di truyền không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Viêm gan virus A có di truyền không?

Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm gây suy giảm chức năng gan. Viêm gan virus A do chủng virus viêm gan A tấn công và gây bệnh, thuộc một trong số các chủng virus gây viêm gan đang tồn tại hiện nay là virus viêm gan B, C, D, E và G. Tuy nhiên, nếu viêm gan B, C là những căn bệnh có con đường lây truyền từ mẹ sang con thì viêm gan virus A lại là căn bệnh hoàn toàn không có khả năng di truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan virus A có di truyền không? 1

Viêm gan A không di truyền từ bố mẹ sang con

Viêm gan virus A thường lây truyền qua đường tiêu hóa nên hầu như ai cũng có thể mắc căn bệnh này rất dễ dàng. Viem gan virus A là bệnh cấp tính không có giai đoạn mạn tính, ít gây tổn thương gan và khi đã khỏi bệnh, cơ thể đã sinh ra kháng thể để chống lại virus HAV thì người mắc sẽ không bị tái phát bệnh đến suốt đời.

>> Xem thêm: Những biến chứng của bệnh viêm gan A

Các con đường lây truyền bệnh viêm gan virus A

Tuy không di truyền từ mẹ sang con nhưng viêm gan A rất dễ lây nhiễm trong cuộc sống hàng ngày qua đường tiêu hóa, ăn uống chủ yếu bằng các con đường sau:

 1. Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Virus viêm gan A thường khu trú trong các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu, nấu chưa chín. Khi ăn phải các thức ăn này, chúng sẽ theo đường tiêu hóa xâm nhập vào tế bào gan và gây bệnh. Do vậy, các chuyên gia gan mật khuyên mọi người cần ăn chín uống sôi, nên tránh ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống không rửa sạch, nên ăn thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh.

2. Uống phải nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước bẩn cũng tiềm ẩn chứa virus HAV nên nếu sử dụng nguồn nước không sạch để uống và chế biến thức ăn hàng ngày thì sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây bệnh.

2. Uống phải nguồn nước ô nhiễm 1

Sống trong môi trường ô nhiễm là nguyên nhân dễ bị nhiễm viêm gan A 

>> Xem thêm: Bệnh viêm gan A có chữa được không?

3. Dùng chung các đồ dùng cá nhân

Nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm gan A thì khả năng bị lây nhiễm virus này là rất lớn. Do vậy, bạn nên dùng riêng đồ dùng cá nhân, khi tiếp xúc với người viêm gan A cần đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ để phòng lây nhiễm.

4. Ăn các loại động vật sống ở môi trường bị ô nhiễm

Bạn cần thận trọng về nguồn gốc của các loại động vật như tôm, ghẹ, cua, sò… bởi nếu  chúng sống ở nguồn nước ô nhiễm thì khả năng cao là chúng sẽ mang virus viêm gan A và nếu bạn ăn phải, bạn cũng sẽ mắc bệnh.

Tóm lại, bài viết này đã làm sáng tỏ vấn đề viêm gan virus A có di truyền không và các con đường lây nhiễm viêm gan A. Vì hiện nay, vấn đề môi trường ô nhiễm và mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất phổ biến nên bạn cần có ý thức phòng bệnh và đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ lá gan cũng như sức khỏe của bản thân.

>> Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm gan A

]]>
https://www.viemgan.com.vn/bi-mac-viem-gan-virus-a-co-di-truyen-khong.html/feed 0
Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A? https://www.viemgan.com.vn/lam-gi-khi-phat-hien-mac-viem-gan-a.html https://www.viemgan.com.vn/lam-gi-khi-phat-hien-mac-viem-gan-a.html#respond Wed, 29 May 2019 00:05:43 +0000 https://www.viemgan.com.vn/lam-gi-khi-phat-hien-mac-viem-gan-a.html Viêm gan A là một loại bệnh truyền nhiễm làm tổn thương gan cấp tính, gây ra bởi virus viêm gan A. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa nên rất dễ truyền người này sang người khác. Vậy phải làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan A

Triệu chứng của bệnh viêm gan A thường không rõ ràng và thường chỉ xuất hiện khi virus đã xâm nhập tồn tại trong cơ thể được vài tuần. Những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết điển hình nhất bao gồm:

  • Đau cơ, mệt mỏi, sốt nhẹ.
  • Buồn nôn và nôn, cảm thấy chán ăn, ăn uống không được ngon miệng.
  • Khó chịu vùng bụng, đau bụng, đau tức ở hạ sườn phải.
  • Bị vàng mắt, vàng da, ngứa da, nổi mụn.
  • Nước tiểu sậm màu, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy)

Các dấu hiệu này thường kéo dài 2 tháng là hết nhưng cũng có thế kéo dài tới 6 tháng. Và không phải ai nhiễm virus viêm gan A cũng xuất hiện các triệu chứng này.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan A 1

Dấu hiệu thường thấy khi nhiễm virus viêm gan A

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các điều sau:

  • Có các triệu chứng, biểu hiện như trên.
  • Vừa ở những nơi đã được báo cáo là có ổ dịch viêm gan A.
  • Vừa chăm sóc hoặc tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc viêm gan A.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm gan A

Phải làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A?

Để chẩn đoán có mắc viêm gan A hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ xét nghiệm máu và làm các kiểm tra gan cần thiết. Nếu phát hiện mắc viêm gan A, tùy vào mức độ của bệnh mà các bác sỹ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, vì viêm gan A là căn bệnh không phức tạp nên hiện không có phương pháp điều trị bệnh nào đặc hiệu. Cơ thể sẽ hình thành các kháng thể chống lại bệnh và sẽ tự đào thải virus viêm gan A sau 1-2 tháng mà bệnh nhân không cần chữa trị.

Vì thế, hầu hết các trường hợp bị nhiễm viêm gan A đều không cần nhập viện và được chỉ định chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm các việc nặng nhọc, mệt mỏi, cằng thẳng, ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều năng lượng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người khác để tránh lây truyền bệnh.

Phải làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A? 1

Chỉ cần ăn uống nghỉ ngơi hợp lý là có thể khỏi bệnh viêm gan A

Giải đáp cụ thể về làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A, các chuyên gia gan mật khuyên bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi tiếp xúc với các vật dụng có tính chất dùng chung, dùng riêng các dụng cụ ăn uống.
  • Có ý thức tránh lây truyền cho người khác như đeo găng tay, khẩu trang, kính mát nếu phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người khác do tính chất công việc.
  • Nếu các triệu chứng lâm sàng của bệnh không hết trong vòng 4 tuần thì bạn cần phải đi khám lại ngay.
  • Nếu bạn chán ăn, hay buồn nôn thì nên uống sữa, ăn trái cây nhiều năng lượng để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Không được tự ý uống bất kỳ một loại thuốc nào nếu như chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc về bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia gan mật hoặc của bác sĩ điều trị để có giải đáp tốt nhất.

>> Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả

>> Xem thêm: Các con đường lây nhiễm viêm gan A

]]>
https://www.viemgan.com.vn/lam-gi-khi-phat-hien-mac-viem-gan-a.html/feed 0
Các con đường lây nhiễm viêm gan A https://www.viemgan.com.vn/cac-con-duong-lay-nhiem-viem-gan-a.html https://www.viemgan.com.vn/cac-con-duong-lay-nhiem-viem-gan-a.html#respond Tue, 28 May 2019 23:55:35 +0000 https://www.viemgan.com.vn/cac-con-duong-lay-nhiem-viem-gan-a.html Bệnh viêm gan A là một trong những căn bệnh có tốc độ lây lan cao. Vì thế, việc nắm bắt những thông tin cần thiết về các con đường lây nhiễm viêm gan A là điều quan trọng giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Vậy viêm gan A có thể lây qua những con đường nào? Bài viết sau sẽ giúp làm rõ vấn đề này.

Viêm gan A lây nhiễm qua các con đường nào?

Nếu như bệnh viêm gan virus B, C lây truyền chủ yếu qua đường máu, từ mẹ sang cong và quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ thì viêm gan virus A lại lây qua con đường tiêu hóa, ăn uống. Các con đường lây nhiễm viêm gan A được y học xác định là liên quan chặt chẽ tới thực phẩm, môi trường sống và vấn đề vệ sinh cá nhân.

Viêm gan A lây nhiễm qua các con đường nào? 1

Viêm gan A lây qua đường tiêu hóa

+ Vệ sinh thực phẩm: Ăn uống không hợp vệ sinh, không ăn chín uống sôi chính là căn nguyên gâu viêm gan A nói riêng và là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh khác nhau. Bạn sẽ dễ dàng mắc viêm gan A nếu ăn uống các loại thực phẩm bị nhiễm virus.

+ Vệ sinh cá nhân: Virus HAV sẽ được đào thải qua đường phân vào cuối của thời kỳ ủ bệnh (thường kéo dài hàng tuần cho tới khi khỏi bệnh). Vì thế, nếu người nhiễm bệnh không chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus viêm gan A lây sang người khác.

+ Vệ sinh môi trường: Các chất rác thải nếu không có biện pháp xử lý cẩn thận trước khi đưa ra môi trường sẽ là nguồn lây lan virus viêm gan A vào nguồn nước, thực phẩm, con người sử dụng các nguồn nước, thực phẩm dó sẽ vô tình bị nhiễm viêm gan A.

Dựa vào các con đường lây nhiễm viêm gan A ở trên, ta có thể thấy viêm gan A có tỷ lệ mắc cao ở những nơi có môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo, ý thức vệ sinh cá nhân còn chưa cao.

>> Xem thêm: Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A?

Viêm gan A có những tác hại gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn thế giới ước tính có khoảng 1,5 triệu người mắc viêm gan A. Tại nhiều nước đang phát triển, căn bệnh này có thể bùng phát thành những đợt dịch bệnh trên diện rộng làm ảnh hưởng tới nền kinh tế. Do đó, WHO khuyến nghị các quốc gia trên thế giới cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và vận động người dân có ý thức vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch…

Các đối tượng mắc viêm gan A cấp tính hầu hết thường ở mức độ nhẹ và sẽ tự khỏi, không cần điều trị nếu có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa đồ ăn nhiều mỡ, cay nóng, rượu bia và nên nghỉ ngơi thoải mái… Bệnh viêm gan A sau khi khỏi thì sẽ miễn nhiễm suốt đời và không bị tái phát.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể diễn tiến nặng, biến chứng thành hôn mê gan, suy gan… với nguy cơ tử vong cao. Do đó, nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh, bạn cũng nên hết sức lưu ý và đến các cơ sở y tế khám, làm xét nghiệm cần thiết để điều trị bệnh kịp thời.

Viêm gan A có những tác hại gì? 1

Thực hiện việc ăn uống hợp vệ sinh để phòng bệnh viêm gan A

>> Xem thêm: Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?

Phòng bệnh viêm gan A như thế nào?

Từ các con đường lây nhiễm viêm gan A nói trên, bạn có thể phòng bệnh bằng cách chú ý tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống. Cụ thể như sau:

  • – Vệ sinh sạch sẽ thực phẩm tươi sống trước khi chế biến.
  • – Nên ăn chín uống sôi, tránh đồ ăn tái, ăn sống.
  • – Dùng nước sạch để vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • – Xây dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, cọ rửa thường xuyên.
  • – Thực hiện việc tiêm phòng vaccin viêm gan A để ngăn ngừa lây nhiễm và đảm bảo sức khỏe.

Áp dụng tốt các biện pháp này chính là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh và tránh lây lan viêm gan A ra ngoài cộng đồng, giúp đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả.

>> Xem thêm: Tìm hiểu cách chữa viêm gan A hiệu quả nhất

]]>
https://www.viemgan.com.vn/cac-con-duong-lay-nhiem-viem-gan-a.html/feed 0
Tiêm phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-a-nhu-the-nao-cho-hieu-qua.html https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-a-nhu-the-nao-cho-hieu-qua.html#respond Tue, 28 May 2019 23:52:44 +0000 https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-a-nhu-the-nao-cho-hieu-qua.html Khác với bệnh viêm gan virus B và C lây truyền qua đường máu, bệnh viêm gan virus A là bệnh lại lây truyền qua đường tiêu hóa như ăn chung thức ăn, nguồn nước, tiếp xúc với các đồ vật của người nhiễm bệnh. Viêm gan A có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng vaccin. Dưới đây là một số lưu ý để tim phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả nhất.

Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan A?

  • Người có bệnh lý gan mật.
  • Tất cả trẻ em trên 1 tuổi.
  • Người làm các công việc liên quan tới nghiên cứu viêm gan virus A trong phòng thí nghiệm.
  • Trường hợp được điều trị với yếu tố đông máu.
  • Đối tượng sống ở những nơi ô nhiễm môi trường nước, đất, sống trong vùng dịch viêm gan A.
  • Để tiêm phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả nhất, người bệnh tiêm 2 liều vaccin, mỗi liều cách nhau ít nhất khoảng 6 tháng và có thể tiêm phòng cùng lúc với những loại vaccin khác.
  • Đối với người lớn, việc tiêm phòng có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Đối với trẻ em, mũi tiêm đầu tiên nên thực hiện lúc 12-23 tháng tuổi, nếu trẻ chưa được tiêm trong thời gian này thì có thể tiến hành tiêm sau đó.

Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan A? 1

(Ảnh minh họa)

>> Xem thêm: Làm gì khi phát hiện mắc viêm gan A?

Những đối tượng nào không nên tiêm phòng viêm gan A?

  • Người có phản ứng bị dị ứng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
  • Đối tượng có phản ứng dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong vaccin. Tất cả các loại vaccin viêm gan A đều có chứa nhôm, một số loại vaccin khác thì có chứa 2-phenoxylethanol. Vì thế, hãy thông báo cho bác sĩ biết bạn dị ứng với chất nào.
  • Người đang mắc bệnh viêm gan virus A.
  • Trường hợp chị em đang mang thai cần báo cho bác sĩ biết. Tuy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được tính an toàn của vaccin viêm gan A ở phụ nữ mang thai nhưng đến nay cũng chưa có chứng minh nào nó gây hại cho bà bầu cũng như thai nhi.

>> Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm gan A hiệu quả

Phản ứng sau tiêm phòng viêm gan A

Sau khi tiêm, vaccin viêm gan A có thể gây ra một số phản ứng phụ, chúng thường ở mức độ nhẹ, hiếm khi xảy ra mức độ nặng.

1. Phản ứng nhẹ diễn ra từ 1-2 ngày với những biểu hiện sau:

  • Đau ở chỗ tiêm vaccin, chiếm tỉ lệ 1/6 ở trẻ em và ½ ở người lớn.
  • Cảm thấy nhức đầu, chiếm tỉ lệ 1/25 ở trẻ em và 1/6 ở người lớn.
  • Mệt mỏi, chiếm tỉ lệ khoảng 1/14 ở người lớn.
  • Chán ăn, chiếm tỉ lệ khoảng 1/12 ở trẻ em

2. Phản ứng nặng xảy ra sau khi tiêm một vài phút hoặc một vài giờ

Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải vì thế mà bạn lơ là. Hãy theo dõi xem có những triệu chứng bất thường nào ở dưới đây thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất:

  • Có sự thay đổi về hành vi
  • Sốt cao
  • Bị dị ứng, nổi mề đay, khó thở, giọng khò khè, khàn giọng, chóng mặt, da tái xanh, người mệt mỏi, mạch đập nhanh.

2. Phản ứng nặng xảy ra sau khi tiêm một vài phút hoặc một vài giờ 1

Viêm gan A có thể phòng bệnh dễ dàng bằng cách thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Phòng bệnh viêm gan A bằng cách nào?

Ngoài việc tìm hiểu tiêm phòng viêm gan A như thế nào cho hiệu quả, viêm gan A rất dễ phòng tránh chỉ bằng cách thay đổi một chế độ ăn uống sạch sẽ, lành mạnh và một chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đường về hoặc làm việc, không dùng chung đồ dùng ăn uống, bàn chải đánh răng, khăn mặt, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong môi trường sống và làm việc.
  • Có thói quen ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ tái sống, nên ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không ăn uống ở những nơi ô nhiễm, mất vệ sinh.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật nói chung và viêm gan A nói riêng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì khoảng 6 tháng/lần để phát hiện và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh viêm gan A.

>> Xem thêm: Vacxin cho bệnh viêm gan A​​​​​​​

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/tiem-phong-viem-gan-a-nhu-the-nao-cho-hieu-qua.html/feed 0
Mẹ bị viêm gan C có nên sinh con? https://www.viemgan.com.vn/me-bi-viem-gan-c-co-nen-sinh-con.html https://www.viemgan.com.vn/me-bi-viem-gan-c-co-nen-sinh-con.html#respond Tue, 28 May 2019 23:47:38 +0000 https://www.viemgan.com.vn/me-bi-viem-gan-c-co-nen-sinh-con.html Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng lại được biết đến như là “kẻ giết người thầm lặng” bởi diễn biến âm thầm trong cơ thể mà không biểu lộ bằng bất cứ dấu hiệu triệu chứng nào. Do đó, nhiều phụ nữ khi mang bầu rồi mới phát hiện bản thân mắc viêm gan C hoặc khao khát sinh con dù đang mang bệnh trong mình. Vậy, mẹ bị viêm gan C có nên sinh con không?

Về khả năng lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ mẹ sang con và hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm thấp, chỉ khoảng <5% và nếu người mẹ được điều trị bệnh tốt trước khi mang thai, tỉ lệ này còn giảm xuống thấp hơn nữa. Khả năng truyền bệnh khi thai ở trong tử cung là rất hiếm. Đa số trường hợp lây ở giai đoạn sinh nở. Phần lớn những đứa trẻ nhiễm HCV ở giai đoạn này thường không có triệu chứng và trẻ rất bình thường trong lúc còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn, khoảng sau 18 tháng cần xét nghiệm thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm HCV.

Mẹ bị viêm gan C có nên sinh con

Ảnh minh họa

Ở những bà mẹ đồng nhiễm HIV và viêm gan C, tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con tăng gấp 4 lần (khoảng 15-20%). Do đó, trước khi có ý định mang thai, mọi phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe của mình để có phương hướng điều chỉnh hoặc điều trị kịp thời trong quá trình mang thai.

>>Xem thêm: Bị viêm gan C, phụ nữ vẫn có thể mang thai

Nguy cơ viêm gan C khiến trẻ bị dị tật?

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguy cơ thai nhi bị dị tật nếu mẹ mắc viêm gan C. Tuy nhiên, các chuyên gia gan mật cũng khuyến cáo, phụ nữ bị viêm gan C không nên sử dụng thuốc kháng virus hoặc hỗ trợ điều trị viêm gan C trong quá trình mang thai vì ít nhiều những loại thuốc này cũng sẽ ảnh hưởng tới trẻ.

Thuốc kháng virus hay hỗ trợ chỉ nên dùng trước khi có ý định mang thai và chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bà mẹ bị viêm gan C có thể cho con bú không?

HCV không lây qua đường sữa mẹ vì thế những người mẹ nhiễm virus viêm gan C hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng: người mẹ nhiễm HCV không nên cho con bú khi thấy đầu vú bị nứt hoặc chảy máu, tốt nhất nên vắt sữa rồi cho con ăn để phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm sang cho đứa trẻ.

Trong quá trình mang thai và sinh nở, người mẹ mắc viêm gan C nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa gan mật và sản khoa để có hướng điều trị, theo dõi và tầm soát lây lan bệnh hiệu quả, tránh làm lây nhiễm virus ngoài cộng đồng.

>> Xem thêm: Ảnh hưởng của viêm gan C tới thai nhi có nghiêm trọng không?

>> Xem thêmViêm gan C có lây từ mẹ sang con không?

 

]]>
https://www.viemgan.com.vn/me-bi-viem-gan-c-co-nen-sinh-con.html/feed 0