Ngày ngay, tỷ lệ những người bị bệnh men gan cao đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Nam giới bị bệnh men gan cao chiếm phần lớn, nhiều hơn hẳn nữ giới. Vậy bệnh men gan cao là gì? Tại sao lại bệnh men gan cao lại chủ yếu gặp ở nam giới? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1- Thế nào được gọi là bệnh men gan cao?
Men gan là tên gọi chỉ các enzyme có trong tế bào gan, có tác dụng thực hiện hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất protid, gluxit, lipid. Các loại enzyme này gồm có SGOT(AST), SGPT(ALT), GGT , LDH , một số thông số khác . Khi có tổn thương gan, các men này tràn vào máu, làm tăng nồng độ men gan trong máu, báo hiệu gan đang bị tổn thương.
Men gan bình thường là men gan có các chỉ số xét nghiệm đạt:
- AST: 20 – 40 UI/L
- ALT: 20 – 40 UI/L
- GGT: 20 – 40UI/L
- Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.
Khi gan bị tổn thương, các chỉ số này vượt ra khỏi ngưỡng an toàn. Thông thường người ta xác định men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 -5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.
2- Triệu chứng của bệnh men gan cao
Bệnh men gan cao có rất ít triệu chứng, thông thường người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, hơi đau hạ sườn phải… nên thường chủ quan không lưu tâm. Đôi khi người bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh. Vì biểu hiện không rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và ủ bệnh trong người. Nhiều người vẫn dùng những chất có hại cho gan như rượu bia, thuốc lá, chất bảo quản gây hại… làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo. Nó có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác về gan như viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan.
Đọc thêm: Triệu chứng của bệnh men gan cao
3- Nguyên nhân dẫn tới bệnh men gan cao
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh men gan cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Viêm gan do rượu bia, do nhiễm vi rút viêm gan B, C… thường làm men gan tăng rất cao.
- Các bệnh về đường mật như: sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật… cũng làm men gan tăng cao.
- Ngoài ra có một số nguyên nhân khác không liên quan tới gan mật như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết).
- Thuốc tây cũng là một nguyên nhân gây men gan cao: Ví dụ thuốc rifamixin, một số chống vi khuẩn lao (rifamixin, INH, …), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…).
Vì vậy trong thực tế, khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng, tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị hợp lý.
4- Men gan cao – phòng bệnh là chủ yếu
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, những chất độc gây hại cho gan. Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Không nên ăn uống kiêng khem khắt khe quá bởi ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy yếu lá gan.
- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có rất nhiều thảo dược giúp hạ men gan hiệu quả, trong đó tiêu biểu là cây cà gai leo đã được nghiên cứu bài bản và chuyên sâu. Theo các công trình nghiên cứu cấp nhà nước và kiểm nghiệm lâm sàng, cà gai leo có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị men gan cao, làm tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan khỏi rượu bia, hóa chất độc hại.
Từ những thành tựu nghiên cứu đó, TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần là Cà gai leo và mật nhân và đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, an toàn trong việc giúp tăng cường chức năng gan; giúp giải độc và bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại; hỗ trợ điều trị men gan cao, viêm gan vi rút và xơ gan; phòng ngừa sự tiến triển của xơ gan. Với nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới), sản xuất trên dây chuyền GMP_WHO, Giải độc gan Tuệ Linh đã đồng hành với hàng nghìn người bệnh viêm gan virus B mạn tính, men gan cao xơ gan… và cũng đã vinh dự được nhận các giải thưởng: Thương hiệu danh tiếng Việt Nam 2014, thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng 2014, thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng…
Đọc thêm: Cách chữa men gan cao