Viemgan.com.vn https://www.viemgan.com.vn Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi viêm gan virus b & xơ gan Tue, 16 Apr 2024 09:48:02 +0700 vi hourly 1 Viêm gan B cấp tính – Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-cap-tinh.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-cap-tinh.html#respond Tue, 02 Apr 2024 01:26:46 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=13085 Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B cấp tính có khả năng tiến triển thành viêm gan mạn hoặc xơ gan, ung thư gan. Chính vì vậy nhận diện sớm bệnh và điều trị phù hợp giúp người bệnh bảo đảm sức khỏe của lá gan. Cùng viemgan.com.vn “bỏ túi” những kiến thức về bệnh cũng như có biện pháp phòng trị hiệu quả nhé.

Viêm gan B cấp tính - Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa 1

Viêm gan B cấp tính là gì?

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm gan B. Bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra và phát sinh đột ngột trong khoảng thời gian ngắn 6 tháng kể từ khi cơ thể nhiễm virus HBV. Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn này chỉ có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có biểu hiện gì rõ rệt nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Viêm gan B cấp tính là gì? 1

Trong số những người mắc viêm gan B cấp tính có 90% bệnh nhân tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Sau thời gian 6 tháng, nếu cơ thể không thể tự đào thải được virus HBV bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính gây suy gan, xơ gan và các biến chứng nguy hiểm khác.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có trên 2 tỷ người mắc viêm gan B cấp, trong số đó có hơn 200 triệu người chuyển thành viêm gan B mạn tính. Và con số này vẫn không ngừng tăng lên theo thời gian.

Thống kê gần đây cho thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới. Tỷ lệ mắc chiếm khoảng 20% dân số. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tới hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Tỷ lệ đồng nhiễm ở người sống chung với bệnh HIV lên tới 10%.

Nguyên nhân gây viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính gây ra do virus viêm gan B (HBV). Virus lây truyền từ người bệnh qua người lành thông qua con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Nguyên nhân gây viêm gan B cấp tính 1

  • Đường máu: Khi tiếp xúc với máu của người bệnh thông qua vết thương hở như phẫu thuật, đi khám nha khoa, xăm hình, xỏ khuyên… đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng…), dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng vật dụng y tế chưa khử trùng… cũng có nguy cơ lây nhiễm  viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục: nếu không sử dụng biện pháp an toàn không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tình dục mà tăng khả năng lây nhiễm virus viêm gan B thông qua dịch tiết của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo) cũng rất cao
  • Từ mẹ sang con: Người mẹ mắc viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm cho con. Trong thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm rất thấp chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, trong lúc chuyển dạ đẻ tỷ lệ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con lên tới 90%. Thời kỳ cho con bú tỷ lệ lây nhiễm rất thấp. Nếu xảy ra trường hợp bị nhiễm trong giai đoạn này nguyên nhân có thể do vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ nên huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú.

Dấu hiệu viêm gan B cấp tính

Dấu hiệu viêm gan B cấp tính 1

Thống kê cho thấy có khoảng 30% bệnh nhân viêm gan B cấp có triệu chứng đặc hiệu rõ của gan như vàng mắt, vàng da, trong đó 0.1% – 0.5% người bệnh viêm gan cấp gây suy gan cấp. Như vậy có tới 70% người bệnh không có triệu chứng đặc hiệu vàng da mà có thể gặp các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Một số triệu chứng viêm gan B cấp thường xuất hiện bao gồm.

  • Mệt mỏi: Khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công theo đường máu và gây tổn thương gan làm rối loạn chuyển hóa chức năng gan. Do đó, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh có thể có dấu hiệu sốt nhẹ trong những ngày đầu mắc bệnh, đặc biệt là buổi chiều. Tuy nhiên, triệu chứng này không nổi bật và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi virus HBV tấn công gây tổn thương tế bào gan ở giai đoạn cấp tính bệnh nhân thường có dấu hiệu chán ăn, ăn uống không ngon miệng, thậm chí bỏ ăn, tiêu chảy, nước tiểu có màu vàng…
  • Sụt cân nhẹ: Do ăn uống kém, cơ thể thường xuyên mệt mỏi nên bệnh nhân viêm gan B cấp dễ bị sụt cân.
  • Vàng da: Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tế bào gan khiến các tế bào gan không thể sản sinh kịp men gan làm biến đổi cấu trúc bilirubin thành dạng hòa tan. Bilirubin tích tụ lại trong máu gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt.

Ngoài ra người bệnh cần tự theo dõi sức khỏe của mình, nhập viện gấp khi có các dấu hiệu:

  • Tình trạng mệt mỏi dữ dội
  • Không ăn uống được
  • Nôn mửa nhiều
  • Có dấu hiệu xuất huyết
  • Rối loạn tri giác
  • Rối loạn hô hấp và trụy tim mạch.
Các dấu hiệu của viêm gan B thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, mà không ít bệnh nhân chủ quan không thăm khám vẫn duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Điều này vô tình khiến hệ miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ viêm gan B cấp tiến triển sang dạng mạn tính.

Viêm gan B cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm gan B cấp tính có nguy hiểm không? 1

Viêm gan cấp tiến triển sang mạn tính tăng nguy cơ biến chứng xơ gan, suy gan, ung thư gan

Mức độ nguy hiểm của viêm gan B cấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phản ứng miễn dịch của cơ thể, thời gian phát hiện bệnh… Viêm gan B cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc chuyển sang giai đoạn mạn tính, suy gan. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng trường hợp, cụ thể:

  • Trường hợp 1: Sau 6 tháng mắc bệnh, cơ thể đào thải hoàn toàn virus viêm gan B, người bệnh khỏi hoàn toàn, gan phục hồi và tạo được miễn dịch bảo vệ suốt đời. Bệnh nhân hồi phục lại như bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tin vui là có tới 90% người bệnh viêm gan B cấp tính trong trường hợp này.
  • Trường hợp 2: Viêm gan B cấp tính tiến triển thành mạn tính. Bệnh nhân phải sống chung với bệnh suốt đời, nếu không có biện pháp điều trị virus HBV gây tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc suy gan, xơ gan, ung thư gan ảnh hưởng tới sức khỏe tính mạng con người. Cho tới giờ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này, khoảng 20 – 30% người nhiễm HBV mạn tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.
  • Trường hợp 3: Viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan tối cấp. Gan bị tổn thương nặng nề dẫn tới tình trạng suy gan cấp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, trường hợp viêm gan B cấp tiến triển thành tối cấp rất hiếm xảy ra, tỷ lệ chiếm 0,5%.

Khi mắc viêm gan B cấp không thể chủ quan bởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám bác sĩ để được tư vấn hợp lý.

Chẩn đoán viêm gan B cấp tính

Chẩn đoán viêm gan B cấp tính 1

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán viêm gan B cấp tính bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm HBsAg: Nếu kết quả dương tính tức là bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Trường hợp này cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm xác định nồng độ virus cũng như mức độ tổn thương gan.
  • Xét nghiệm (HBsAb hay Anti HBs): Mục đích tìm kháng thể chống virus HBV hay không. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là bệnh nhân đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh. Trường hợp này xảy ra ở người đã tiêm vắc xin viêm gan B hoặc đã từng nhiễm viêm gan B cấp tính trước đó.
  • Xét nghiệm HbeAg: Xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus HBV. Nếu phát hiện cơ thể có sự hiện diện của HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và bệnh có khả năng lây lan nhanh.
  • Xét nghiệm Anti HBc: Kháng thể của HBcAb gồm 2 loại là immunoglobulin M (IgM) và Immunoglobulin G. Trong đó, HBcAb IgM xuất hiện và gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan mãn tính, sau đó giảm dần. Còn HBcAb IgG xuất hiện trong giai đoạn viêm gan mãn tính. Khi kết quả xét nghiệm dương tính cho biết bệnh nhân đã hoặc đang nhiễm virus HBV.
  • Xét nghiệm HBV-DNA: Mục đích của xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ virus đang nhân lên ở trong cơ thể. Nồng độ càng cao chứng tỏ virus nhân lên càng nhiều và có khả năng lây lan cao.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm khác có thể chỉ ra tình trạng viêm gan B cấp tính bao gồm:

  • Bilirubin có thể tăng.
  • AST, ALT tăng thường trên 5 – 10 lần so với mức bình thường.
  • Anti-HBc IgM dương tính, HBsAg dương tính (hoặc âm tính trong giai đoạn đã mang HBV nhưng cơ thể chưa sinh đủ kháng thể để có thể phát hiện bằng các xét nghiệm thông thường).

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm gan B có chữa khỏi được không?

Điều trị viêm gan B cấp tính

90% bệnh nhân viêm gan cấp thường tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào, cơ thể sạch HBsAg, có kháng thể miễn dịch với HBV. Vì vậy, bệnh nhân chỉ cần ăn uống và sinh hoạt khoa học, bổ sung đủ nước, hạn chế bia rượu và chất kích thích, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, tránh dùng các loại thuốc chuyển hóa gan. Trường hợp nôn nhiều hoặc ăn uống kém, bác sĩ sẽ chỉ định nuôi dưỡng tạm thời qua đường tĩnh mạch.

Điều trị viêm gan B cấp tính 1

Trong các trường hợp đặc biệc sau, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc entecavir hoặc tenofovir (tenofovir disoproxil fumarate – TDF, tenofovir alafenamide – TAF) điều trị viêm gan B cấp cho đến khi mất HBsAg cụ thể:

  1. Bị viêm gan B tối cấp.
  2. Viêm gan B cấp tính kèm 2 trong 3 tiêu chí như sau: Não gan; Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L (hoặc bilirubin trực tiếp > 1,5 mg/dL hay > 25µmol/L); INR > 1,5
  3. Viêm gan B cấp tính kéo dài trên 4 tuần với bilirubin có xu hướng tăng.

Để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân viêm gan B cấp cần được theo dõi và điều trị kịp thời. Đồng thời hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhằm đẩy lùi hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm gan B cấp tính

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B là tiêm vắc xin phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để hạn chế nguy cơ lây truyền virus HBV. Cụ thể như sau:

Biện pháp chung

– Về chế độ ăn uống:

  • Cần ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất, ưu tiên chọn các thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng như protein nạc, sữa, chất béo lành mạnh, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để giúp gan luôn hoạt động tốt.
  • Tránh thực phẩm có chứa chất béo trans -fat trong thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…
  • Hạn chế thực phẩm ôi thiu, thức ăn hun khói, tái sống và các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt…
  • Hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn.

– Về chế độ sinh hoạt:

Biện pháp chung 1

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm căng thẳng cho gan, tăng mức năng lượng, kiểm soát cân nặng từ đó phòng ngừa nhiều bệnh lý ở gan. Một số bộ môn hỗ trợ chức năng gan như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga…
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya.
  • Tránh xa stress, cố giải tỏa căng thẳng, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.
  • Băng kín các vết thương hở để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân (bàn chải, dao cạo râu, kìm bấm móng tay…).
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở hay chất dịch của người khác mà không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
  • Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi, xăm mắt… tại các cơ sở uy tín kém, không đảm bảo an toàn và vô trùng dụng cụ…
  • Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách phòng tránh viêm gan B để hạn chế lây nhiễm.

Tiêm chủng dự phòng

Tiêm chủng dự phòng 1

Đây là được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Người lớn và trẻ em cần tiêm vắc xin đủ số mũi và đúng thời gian theo khuyến cáo của Bộ Y tế để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số mũi tiêm phòng được khuyến cáo cũng sẽ khác nhau.

Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm 1 mũi vắc xin viêm gan B tốt nhất trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với trẻ có mẹ bị nhiễm viêm gan B, ngoài 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như trẻ khác bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh đặc hiệu trong 24 giờ đầu để phòng viêm gan B.

Đối với người lớn, trước khi tiêm phòng cần thực hiện xét nghiệm máu để xem cơ thể đã có kháng thể HBV hay chưa. Trường hợp chưa từng nhiễm HBV hoặc kháng thể chống HBV thấp bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiêm vắc xin phòng viêm gan B mấy mũi?

Phòng ngừa sau phơi nhiễm

Bất cứ ai có thể bị phơi nhiễm HBV do vết thương hở tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người viêm gan B hoặc do sử dụng dụng cụ y tế không được tiệt trùng, dùng chung vật dụng cá nhân… Để phòng ngừa sau phơi nhiễm bạn cần thực hiện như sau:

Sơ cứu nhanh vùng bị phơi nhiễm: Tùy thuộc vào loại phơi nhiễm HBV và phương tiện phơi nhiễm mà các sơ cứu khác nhau.

  • Do vật sắc nhọn hoặc kim tiêm: Rửa tay vùng da tổn thương bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy.
  • Máu hoặc dịch cơ thể của người nghi nhiễm HBV bắn lên vùng da tổn thương: Rửa ngay vùng da tổn thương bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy.
  • Máu hoặc dịch cơ thể bắn vào mắt: Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước đang chảy hoặc nước muối sinh lý 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 15 phút.
  • Nếu máu hoặc dịch cơ thể bắn vào miệng, mũi: Cần súc miệng bằng nước nhiều lần, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% vô khuẩn.

Xét nghiệm máu: Sau bước sơ cứu cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra có sự hiện diện của HBV hay không sau phơi nhiễm 1 – 9 tuần.

Dự phòng bằng vắc xin, globulin: Dùng để điều trị dự phòng ngay sau khi phơi nhiễm với máu và dịch của người viêm gan B. Bạn sẽ được tiêm một liều HBIG trong vòng 24 giờ đầu sau khi nghi ngờ bị phơi nhiễm (200-400 IU), đồng thời tiêm vắc xin phòng viêm gan B tại một vị trí tiêm khác. Cần tiêm đủ 3 liều vắc xin trong vòng 6 tháng sau theo lịch chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có tiền sử không đáp ứng với vắc xin viêm gan B thì cần tiêm thêm một liều HBIG vào tháng tiếp theo.

Chủ động phòng lây nhiễm cho cộng đồng: Nếu nghi ngờ phơi nhiễm HBV bạn nên chủ dộng hạn chế tiếp xúc với người khác đặc biệt là khi có vết thương hở. Nếu đang mang thai hoặc có ý định mang thai, cần thông báo với bác sĩ để có phương án dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn đọc về bệnh viêm gan B cấp tính. Việc chủ động phòng tránh để ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B là điều cần thiết để giúp bạn hạn chế nguy cơ đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-cap-tinh.html/feed 0
Dấu hiệu cảnh báo viêm gan B – Chớ chủ quan! https://www.viemgan.com.vn/dau-hieu-viem-gan-b.html https://www.viemgan.com.vn/dau-hieu-viem-gan-b.html#respond Wed, 27 Mar 2024 06:50:59 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=13046 Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm gan B có thể tiến triển thành suy gan, xơ gan… rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Thực tế phần lớn, bệnh nhân chỉ đi thăm khám khi tình trạng viêm gan B đã khá nặng khiến việc điều trị cũng khó khăn hơn. Vậy dấu hiệu nhận biết viêm gan B là gì? Cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

Dấu hiệu cảnh báo viêm gan B - Chớ chủ quan! 1

Nhiễm virus viêm gan B bao lâu có triệu chứng?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra dẫn tới các tổn thương chức năng gan. Virus HBV xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường chính là đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Thời gian ủ bệnh của virus từ 1- 4 tháng, có thể ngắn khoảng 2 tuần và hiếm khi kéo dài trên 6 tháng. Sau thời gian ủ bệnh, virus viêm gan B sẽ gây ra bệnh viêm gan B.

Nhiều người thắc mắc, kể từ khi nhiễm virus viêm gan B thì sau bao lâu sẽ xuất hiện triệu chứng. Thông thường, sau thời gian ủ bệnh thì các triệu chứng có thể dần xuất hiện. Trung bình thời gian xuất hiện triệu chứng khoảng 90 ngày (3 tháng). Tuy nhiên, có trường hợp các dấu hiệu xuất hiện trong khoảng 6 tuần – 6 tháng kể từ khi nhiễm virus viêm gan B. Có những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng song cũng có không ít trường hợp nhiễm HBV không có dấu hiệu rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trở thành viêm gan B cấp tính khá cao. Giai đoạn này bệnh chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu hệ miễn dịch ổn định, sức đề kháng cao. Virus sẽ nhanh chóng bị đào thải và bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch kém, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính, nguy cơ dẫn tới các biến chứng gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Nhiễm virus viêm gan B bao lâu có triệu chứng? 1

Rất nhiều trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Vì thế, bên cạnh theo dõi và điều trị bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.

Dấu hiệu viêm gan B cần biết

Trước khi trình bày các dấu hiệu nhận biết viêm gan B, cần ghi nhớ rằng viêm gan B có 2 dạng:

  • Viêm gan B cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của viêm gan B, bệnh khởi phát đột ngột, thời gian lâm bệnh ngắn và có 90% người bệnh khỏi hoàn toàn và có được kháng thể miễn dịch suốt đời.
  • Viêm gan B mạn tính: Sau đợt viêm gan B cấp, nếu cơ thể không đẩy lùi virus viêm gan B bệnh tiến triển thành mạn tính. Có khoảng 10% người viêm gan B cấp sẽ chuyển sang viêm gan B mạn. Người bệnh sẽ phải chung sống với virus viêm gan B suốt đời, các biện pháp điều trị không tiêu diệt hoàn toàn virus mà chỉ giúp ngăn chặn virus sinh sôi, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

Dấu hiệu viêm gan B cấp tính

Theo Hội Y học Dự phòng TPHCM, với viêm gan virus B cấp, có tới 70% bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng hay không vàng da, 30% có vàng da. Ngoài ra, có 0,1- 0,5% người bị viêm gan thể bùng phát gây suy gan cấp rất nguy hiểm.

Người mắc viêm gan B cấp tính có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi: Sau khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ tấn công vào đường máu và các tế bào gan gây rối loạn chuyển hóa chức năng gan. Vì vậy, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Sút cân: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi khiến người bệnh ăn uống kém, ăn không ngon miệng từ đó khiến cân nặng suy giảm nhanh chóng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ăn uống kém, chán ăn hoặc bỏ ăn, tiêu chảy, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và đạm.
  • Sốt nhẹ: Những ngày đầu nhiễm virus viêm gan B người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, có xu hướng sốt vào buổi chiều. Tuy nhiên, dấu hiệu này không nổi bật nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Đau tức vùng gan: Bệnh nhân có cảm giác đau có thể do gan phình to do viêm gây ra. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau có thể không giống nhau, vận động sẽ cảm thấy đau hơn.
  • Vàng da: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở người bệnh viêm gan B. Màu da càng sẫm màu hơn có nghĩa là bệnh ngày càng nặng.
  • Các triệu chứng khác: Đau nhức xương khớp, nước tiểu sẫm màu, trường hợp nặng diễn tiến sang suy gan.

Dấu hiệu viêm gan B cấp tính 1

Trong đó, các triệu chứng đặc hiệu của viêm gan B là vàng da, vàng mắt, ngứa, sưng đau vùng gan. Các triệu chứng không đặc hiệu là mệt mỏi, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, sút cân, chán ăn, sốt, đau khớp… Tùy từng bệnh nhân có thể trải qua các dấu hiệu khác nhau và không phải tất cả các triệu chứng đều xuất hiện ở một bệnh nhân.

Triệu chứng viêm gan B mạn tính

Viêm gan B mạn là giai đoạn nguy hiểm hơn so với cấp tính. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời gian dài, có thể lên tới từ 15 – 30 năm mà bệnh nhân ít có triệu chứng đặc hiệu, chức năng gan phá hủy từ từ và có nguy cơ cao dẫn tới biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Tương tự như giai đoạn cấp tính, viêm gan B mạn tính thường ít xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phát hiện thông qua các thay đổi nhỏ của cơ thể, bao gồm:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Có cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên.
  • Buồn nôn hoặc khó chịu về đường tiêu hóa, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da, nổi mụn
  • Cơ thể đau nhức…

Khi bệnh nhân viêm gan B mạn gây biến chứng sẽ xuất hiệu bằng chứng, các dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:

  • Lá lách sưng to.
  • Xuất hiện các mạch máu hình mạng nhện nhỏ hay còn gọi là u mạch mạng nhện.
  • Đỏ phần lòng bàn tay.
  • Hiện tượng cổ trướng (tụ dịch trong ổ bụng).
  • Dễ chảy máu (rối loạn đông máu) do gan tổn thương nên không thể tổng hợp đủ các protein giúp máu đông.

Triệu chứng viêm gan B mạn tính 1

Viêm gan B mạn tính có thể kéo dài trong nhiều năm mà không gây ra các triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng (biến chứng xơ gan, ung thư gan…) mới có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi gan thông qua các xét nghiệm máu rất quan trọng đối với người mắc viêm gan B.

☛ Tham khảo thêm tại: Phân biệt viêm gan B cấp tính và mãn tính

Triệu chứng viêm gan B kéo dài bao lâu?

Triệu chứng viêm gan B kéo dài bao lâu? 1

Các dấu hiệu của viêm gan B diễn tiến theo 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính, trong đó:

Đối với giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng lâm sàng kéo dài trung bình từ 4 – 6 tuần sau đó đỡ dần và biến mất. Sau 6 tháng kể từ khi xác nhận nhiễm HBV, có tới 90% bệnh nhân khỏi bệnh mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hệ thống miễn dịch sẽ loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và các triệu chứng sẽ biến mất.

Đối với giai đoạn mạn tính: Ở giai đoạn này, virus viêm gan B sẽ không bị đào thải mà sống trong cơ thể chúng ta suốt đời. Các triệu chứng viêm gan B mạn có thể xảy ra từng đợt giống viêm gan cấp khi virus HBV phát triển mạnh hoặc xảy ra biến chứng.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm gan B cần làm gì?

Các dấu hiệu của viêm gan B rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, cần làm thực hiện:

Thăm khám sớm

Thăm khám sớm 1

Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và xác định có bị mắc viêm gan B hay là vấn đề sức khỏe khác. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm để xác định rõ tình trạng bệnh. Dựa trên các kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho bạn biết các thông tin như:

  • Bạn có bị viêm gan B hay không?
  • Bạn đã từng nhiễm virus viêm gan B nhưng đã tự khỏi?
  • Cơ thể đã có miễn dịch chống lại virus viêm gan B hay chưa?
  • Nếu bị viêm gan B đang giai đoạn nào, cấp hay mạn tính.

Nếu bạn chưa mắc viêm gan B hoặc cơ thể chưa có miễn dịch, bác sĩ sẽ tư vấn bạn tiêm vắn xin phòng bệnh để cơ thể có kháng thể trước virus viêm gan B. Trường hợp chẩn đoán mắc viêm gan B, tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị sao cho hợp lý.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Cần lưu ý rằng, việc chăm sóc y tế kịp thời và tuân thủ chỉ đạo từ bác sĩ chuyên khoa là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh viêm gan B và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt 1

Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là biện pháp hữu hiệu giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý về gan. Ngay cả với bệnh nhân viêm gan B duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý góp phần tích cực trong điều trị bệnh. Sau đây là một số gợi ý về ăn uống và sinh hoạt dành cho bạn:

  • Cần xây dựng chế độ ăn cân đối giữa các nhóm chất, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm rau củ, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm không mỡ, cá, các loại đậu và hạt, sữa chua không đường…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn, đồ uống có ga và chất kích thích để bảo vệ gan.
  • Tránh hút thuốc lá để hạn chế gây hại tới gan.
  • Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo có hại như đồ chế biễn sẵn, đồ ăn chiên xào… gây rối loạn chuyển hóa mỡ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2,5 lít nước.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe toàn diện và hỗ trợ chức năng gan. Một số bài tập bạn nên thực hiện như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
  • Giữ cân nặng lành mạnh bởi tăng cân có thể gây căng thẳng cho gan, tăng nguy cơ viêm gan.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với máu hoặc chất lỏng của người khác. Nếu phải tiếp xúc cần sử dụng bảo hộ khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là biện pháp phòng tránh hiệu quả nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống phù hợp để tăng cường sức khỏe gan.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?

Sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh

Đối với người bệnh đang có dấu hiệu nghi vấn viêm gan B, bên cạnh thăm khám và điều trị cần kết hợp sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc gan, tăng khả năng bảo vệ gan và hỗ trợ kiểm soát nồng độ virus một cách hiệu quả. Giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng là Giải độc gan Tuệ Linh Giải độc gan Tuệ Linh Plus.

Sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh 1

Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần là sự kết hợp chuẩn hóa giữa cà gai leo và mật nhân có tác dụng : Hỗ trợ điều trị viêm gan virus (đặc biệt là viêm gan virus thể mạn tính), làm chậm sự tiến triển của xơ gan, tăng cường miễn dịch nội sinh, tăng cường chức năng gan, giải độc và bảo vệ gan đồng thời hỗ trợ điều trị men gan cao, làm thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gan (đau tức hạ sườn phải, vàng da, mệt mỏi…).

Giải độc gan Tuệ Linh Plus được cải tiến từ Giải độc gan Tuệ Linh – sản phẩm đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B, đặc biệt là viêm gan B mạn thể hoạt động.  Với công thức vượt trội khi bổ sung gấp đôi hàm lượng cà gai leo, kết hợp mật nhân, khúng khéng, atiso, kế sữa. Từ đó mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc giảm triệu chứng viêm gan B, xơ gan, giải độc gan, giải độc rượu đem lại cho bệnh nhân một lá gan khỏe mạnh hơn.

Để nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất BẤM XEM Ở ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Bài viết trên đây đã chia sẻ giúp bạn đọc các dấu hiệu của viêm gan B. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe lá gan. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn đừng chần chừ mà nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/dau-hieu-viem-gan-b.html/feed 0
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B mấy mũi? Lịch tiêm chi tiết và lưu ý https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html#respond Tue, 26 Mar 2024 05:57:59 +0000 https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html Virus viêm gan B (HBV) được coi là mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người toàn cầu. Tốc độ lây nhiễm của virus HBV cao gấp 100 lần so với virus HIV và là yếu tố gây ung thư đứng thứ 2 chỉ sau thuốc lá. Tiêm vắc xin được coi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất nhằm ngừa viêm gan B. Tuy nhiên, độ tuổi nào chích ngừa viêm gan B, phác đồ chích ngừa như thế nào và ở đâu… là băn khoăn của rất nhiều người. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B mấy mũi? Lịch tiêm chi tiết và lưu ý 1

Tầm quan trọng của vacxin phòng viêm gan B

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin tái tổ hợp đã thông qua nghiên cứu và thử nghiệm an toàn đối với đa số cơ thể con người. Vắc xin viêm gan B hiện nay sản xuất bằng kỹ thuật di truyền.

Kháng nguyên cực kỳ quan trọng trong trong vắc xin này chính là HBsAg. Đây là loại kháng nguyên được hình thành trong tế bào các loại động vật, chúng cũng được tìm thấy trong nấm men. Nhiệm vụ của HBsAg khi vào cơ thể là kích thích sản sinh kháng thể chống virus HBV gây bệnh viêm gan B.

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại virus viêm gan B. Ngoài ra, vắc xin còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B như xơ gan, ung thư gan…Thực tế, vắc xin chỉ có tác dụng đối với người chưa mắc bệnh. Vì vậy, tất cả mọi người đặc biệt là người có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B nên đi tiêm bao gồm trẻ em và người lớn.

Tầm quan trọng của vacxin phòng viêm gan B 1

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B có ý nghĩa rất quan trọng giúp phòng bệnh hiệu quả.

Chỉ cần vài mũi tiêm có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B suốt đời. Do đó, tất cả mọi người đều nên nghiêm túc xem xét việc tiêm vắc xin viêm gan B để bảo vệ trọn đời chống lại bệnh gan. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin viêm gan b phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B tức là phòng ngừa 1 con đường mắc các bệnh gan. Vắc xin viêm gan B còn được gọi là vắc xin phòng chống ung thư bởi nó ngăn ngừa viêm gan B – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan trên thế giới.

Để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất chúng ta cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tùy đối tượng khác nhau, liều vắc xin và thời gian tiêm khác nhau. Nên chọn những cơ sở uy tín để thực hiện tiêm phòng.

Lịch tiêm và hướng dẫn chích ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh tiêm phòng viêm gan B mấy mũi?

Trẻ sơ sinh tiêm phòng viêm gan B mấy mũi? 1

Tất cả trẻ em sau khi sinh được tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B, tốt nhất là 24 giờ sau sinh. Dùng vắc xin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều sơ sinh và có thể tiêm cùng vắc xin phòng lao BCG nhưng tiêm ở các vị trí khác nhau.

Trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ mắc viêm gan B, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) ngay trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Sau đó, là 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác. Mục đích tiêm Globulin miễn dịch kháng viêm gan B để tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc xin viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ..Vị trí tiêm kháng thể HBIg phải khác vị trí tiêm vắc xin viêm gan B. Khi trẻ tới độ tuổi từ 15 – 18 cần làm xét nghiệm kiểm tra HBsAg và antiHBs lại để chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.

Ngoài việc tiêm chủng mũi huyết thanh (nếu có), trẻ được khuyến cáo tiêm thêm 4 mũi vắc xin phòng viêm gan B theo phác đồ sau:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên được tiêm trong vòng 24h sau khi sinh
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng.
  • Mũi 4: Tiêm nhắc lại sau mũi 3 một năm.

Vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ có thể là đơn giá hoặc vắc xin kết hợp (5in1 hoặc 6in1).

Tìm hiểu thêm: Viêm gan B lây qua những đường nào?

Người lớn, trẻ lớn tiêm phòng viêm gan B mấy mũi?

Người lớn, trẻ lớn tiêm phòng viêm gan B mấy mũi? 1

Đối với người lớn, trẻ lớn trước khi tiêm phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để chắc chắn rằng cơ thể đã bị nhiễm virus HBV hay chưa, cơ thể đã có kháng thể chưa. Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ chỉ định bạn có nên tiêm phòng hay không. Xảy ra 3 trường hợp như sau:

  • Nếu kết quả HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm virus HBV. Việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.
  • Trường hợp HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Khi đó, bác sĩ dựa vào nồng độ của HBSAb để đánh giá xem có cần thiết phải tiêm vắc xin nữa hay không.
  • Nếu cơ thể chưa nhiễm virus viêm gan B và chưa có kháng thể viêm gan B bạn sẽ được khuyến cáo tiêm phòng 3 mũi theo 1 trong 2 phác đồ sau đây.

Phác đồ 0-1-6:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 1 ít nhất sáu tháng.

Phác đồ 0-1-2-12:

  • Mũi 1: Mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất một tháng.
  • Mũi 4: Cách mũi 3 ít nhất 12 tháng.

Nếu tiêm 2 mũi đầu có thể tạo kháng thể trong khoảng 5 – 10 năm tùy cơ địa từng người. Nếu lỡ quên mũi thứ 3 thì vẫn có thể chích lại sau đó mà không cần thiết phải tiêm lại từ đầu.

Vắc xin phòng viêm gan B dành cho người lớn là vắc xin đơn giá hoặc kết hợp (vắc xin phòng viêm gan A+B). Sử dụng vắc xin phòng viêm gan B có khả năng phòng bệnh lên tới 95%. Tuy nhiên, lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc lại mỗi liều vắc xin mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó nhằm đảm bảo lượng kháng thể đủ cao để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B.

Các loại vacxin viêm gan B hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại vaccine phòng ngừa viêm gan B được phát triển và sử dụng trên toàn thế giới. Dưới đây là một số loại vaccine phổ biến:

  • Vaccine Recombinant (HBsAg): Loại vaccine này được sản xuất từ protein bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) thông qua kỹ thuật tái tổ hợp gene. Nó kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại HBsAg, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi rút.
  • Vaccine vi khuẩn tế bào nguyên bản (Hepatitis B Vaccine, Bacterial): Loại vaccine này được sản xuất từ vi khuẩn được biến đổi gene để sản xuất ra HBsAg. Khi tiêm vào cơ thể, vi khuẩn này kích thích hệ miễn dịch phát triển kháng thể chống lại HBsAg.
  • Vaccine ADN kết hợp (HBV DNA Vaccine): Loại vaccine này chứa một phần gen của virus viêm gan B được nhúng vào vectơ ADN không gây bệnh. Khi tiêm vaccine, vectơ ADN này sẽ thụt vào tế bào cơ thể và kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại virus viêm gan B.
  • Vaccine tái tổ hợp (Recombinant DNA Vaccine): Loại vaccine này cũng sử dụng kỹ thuật tái tổ hợp gene để sản xuất HBsAg. Tuy nhiên, nó thường được sản xuất bằng cách sử dụng dòng tế bào gốc nhân nhân (yeast) hoặc tế bào hóa sinh.

Ngoài ra, vaccine viêm gan B còn được tích hợp ở mũi tiêm 6 in 1 cho trẻ em như Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp). Loại vacxin này không chỉ giúp phòng ngừa viêm gan B mà còn ngừa 5 căn bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do vi khuẩn Hib và bệnh bại liệt.

Những loại vaccine này đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa viêm gan B và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để ngăn ngừa bệnh lây lan và giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Những lưu ý khi tiêm vacxin phòng viêm gan B

Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B 1

Trước khi tiêm ngừa cần xét nghiệm máu xem có thể đã nhiễm bệnh hay có kháng thể chưa. Đây là bước đầu tiên trước khi tiêm phòng. Dựa vào kết quả bác sĩ chỉ định nên tiêm hay không.

  • HBsAG (-), antiHBs (+) Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa
  • HBsAG (-), antiHBs (-) Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa
  • HBsAG (+), antiHBs (+)  Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ quyết định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.

Cần ghi nhớ lịch tiêm ngừa

Nhằm mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất, cần tuân thủ theo đúng lịch chích ngừa. Cần phải tiêm đúng và đủ số mũi để tạo ra được kháng thể bảo vệ lâu dài. Sau một thời gian, lượng kháng thể giảm dần, tiêm liều nhắc lại giúp tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó được tạo ra từ mũi tiêm ngừa đầu tiên.

Tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Khi cơ thể có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc xin sẽ được bảo vệ lâu dài. Khả năng tạo được kháng thể > 90%. Một số trường hợp, lượng kháng thể giảm xuống dưới mức bảo vệ (ở một số người chạy thận nhân tạo, truyền máu thường xuyên, mắc bệnh lý khác). Những trường hợp này, chuyên gia chỉ định kiểm tra lại kháng thể và tiêm vắc xin giúp tăng nồng độ kháng thể trong cơ thể.

Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B

Các đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B 1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, vắc xin viêm gan B được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tuổi. CDC cũng khuyến nghị người lớn và nhóm nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời. Do đó, tiêm vắc xin viêm gan B là điều cần thiết. Tuy nhiên, CDC khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B cho nhóm đối tượng sau đây:

  • Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B.
  • Trẻ dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng.
  • Người đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông.
  • Người tiêm chích ma túy.
  • Người sống ở gần hoặc có quan hệ gần với người bệnh viêm gan B.
  • Đối tác tình dục có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
  • Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với máu.
  • Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối phải lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và bệnh nhân chạy thận tại nhà;
  • Người đi du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ bị viêm gan B cao như châu Phi, châu Á, Nam Mỹ…
  • Người bị viêm gan C, HIV, người lớn mắc tiểu đường từ 19 – 59 tuổi.
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như: xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ,…

Nên xem: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin viêm gan B

Cũng tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra một số tác dụng phụ là đau ở chỗ tiêm. Ngoài ra, có một số tác dụng nhẹ khác kéo dài trong một vài ngày như:

  • Sưng đỏ khu vực da chỗ tiêm.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, hay cáu kỉnh.
  • Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt nhẹ.
  • Buồn nôn.

Một số tác dụng khác hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu gặp phải các triệu chứng này cần liên hệ lập tức với bác sĩ:

  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Đau lưng, mắt mờ, thay đổi tầm nhìn.
  • Ớn lạnh, lú lẫn.
  • Ngất xỉu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • Ngứa, đặc biệt là ở chân tay.
  • Đau khớp.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Đỏ da, đặc biệt ở tai, mặt, cổ hoặc cánh tay.
  • Đổ mồ hôi.
  • Co thắt dạ dày hoặc đau bụng.
  • Sưng mắt hoặc bên trong mũi.
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu cơ
  • Giảm cân

Chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B  ở đâu?

Chích ngừa vắc xin phòng viêm gan B  ở đâu? 1

Trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên và người lớn cần đến các cơ sở y tế để đăng ký và tiêm phòng viêm gan B. Khi chích đủ liều, thời gian sẽ tạo kháng thể bảo vệ lớn hơn 90%. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả chích ngừa càng cao hơn nữa.

Hiện nay, tại các trung tâm y tế được cấp phép tiêm phòng viêm gan B đó là cấp huyện, tỉnh và thành phố. Chúng ta nên tới cơ sở y tế uy tín để được tiêm phòng đúng cách, hợp lý và an toàn. Một số cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng viêm gan B như:

Tại Hà Nội

1.    Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3834 3700

2.    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

  • Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 39716356 / 38213241

3.    Bệnh viện Việt Pháp

  • Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  •  Điện thoại: 04 3577 1100

4.    Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế.

  • Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).

5.    Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac

  •  Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội..

6.    Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh

7.    Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế:

  • Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 3733 9803
  • Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 3768.5512

Tại Hồ Chí Minh

1.    Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Tp.HCM
  • Điện thoại: (08) 54 042 829 – 38 395 117 – 38 392 722

2.    Bệnh viện phụ sản Mekong

  • Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • ĐT: (84-8) 38 442 986 – (84-8) 38 442 988

3.    Viện Pasteur HCM

  • 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84-8) 38230352

4.    Trung tâm Dinh dưỡng thành phố HCM

  • Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, phường 10 quận Phú Nhuận. TP.HCM
  • Điện thoại: 84-8-38445990

5.    Bệnh viện Nhi Đồng 1

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh – P.10 – Q.10 – TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (08) 39271119

6.    Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (08)38295723

7.    Bệnh viện Phụ sản Quốc tế

  • Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM
  • ĐT: 39253619 – 39253625

8.    Bệnh viện An Sinh

  • Địa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810)

9.    Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Quốc tế HẠNH PHÚC (Cơ sở của BV Quốc tế Hạnh Phúc)

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
  • ĐT: (84) 8) 3925 9797

Ở các tỉnh khác

Với những tỉnh thành khác, các mẹ hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, thành phố hoặc trung tâm y tế huyện, xã, thị trấn để tiêm phòng.

Để bảo vệ bản thân và người thân khỏi virus viêm gan B, bạn hãy chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt nhé. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh khác nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/nhung-hieu-biet-ve-chich-ngua-viem-gan-b.html/feed 0
Viêm gan B thể ngủ là gì? Có cần điều trị không? https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-the-ngu.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-the-ngu.html#respond Fri, 22 Mar 2024 06:49:00 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=13026 Việt Nam là quốc gia nằm trong danh sách có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Trong đó, có không ít bệnh nhân mắc viêm gan B ở thể ngủ. Vậy viêm gan B thể ngủ là gì? Có cần điều trị không? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có thêm những kiến thức hữu ích nhé.

Viêm gan B thể ngủ là gì? Có cần điều trị không? 1

Viêm gan B thể ngủ là gì?

Viêm gan B thể ngủ hay còn có tên gọi là là viêm gan B thể không hoạt động. Khái niệm này được dùng để chỉ những người có mang virus viêm gan B  (HBV) nhưng virus ở thể không hoạt động. Virus HBV tồn tại trong cơ thể nhưng không nhân lên, không gây tổn thương tế bào gan và không tàn phá cơ thể.

Người viêm gan B thể ngủ thường không có dấu hiệu gì nên rất khó phát hiện, thậm chí cả khi làm xét nghiệm men gan thông thường. Vì không phát hiện ra nên bệnh nhân không được điều trị cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. Điều này là nguyên nhân khiến bệnh càng dễ lây lan trong cộng đồng khi vô tình tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân.

Cách xác định viêm gan B thể ngủ?

Cách xác định viêm gan B thể ngủ? 1

Như đã trình bày ở trên, viêm gan B thể ngủ không có triệu chứng gì nên khó phát hiện kể cả khi làm xét nghiệm men gan thông thường. Hiện nay, cách duy nhất để phát hiện viêm gan B thể ngủ là xét nghiệm có đặt mục tiêu tìm kiếm. Bác sĩ sẽ chỉ định tìm kiếm và xét nghiệm HbsAg trong máu.

Xét nghiệm HBsAg: Xét nghiệm này cho biết có sự hiện diện của virus HBV trong cơ thể hay không. Nếu bạn chưa từng mắc bệnh hoặc từng mắc bệnh nhưng khỏi, HBsAg cho kết quả âm tính. Nếu HBsAg cho kết quả dương tính nghĩa là cơ thể đang nhiễm HBV. Khi chỉ số HbsAg dương tính đi kèm theo chỉ số men gan ở giới hạn bình thường và cơ thể không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào thì đối tượng này được xem là viêm gan B thể ngủ.

Sau khi đã xác định mắc viêm gan B thể ngủ, bước tiếp theo là đánh giá mầm bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp. Bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm kế tiếp là HbeAg và HBV DNA.

Xét nghiệm HBeAg:  Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết virus có đang nhân lên trong máu hay không. Nếu HBeAg xuất hiện chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh. Tuy nhiên, đây là chỉ xét nghiệm huyết thanh để đánh giá gián tiếp, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán khác để bổ sung là HBV DNA.

Xét nghiệm HBV DNA: Xét nghiệm này cho biết số lượng virus ở trong máu. Nếu kết quả HBV DNA cao chứng tỏ viêm gan B thể ngủ nhưng có khả năng lây lan cao nếu tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh. Nếu HBV DNA cho kết quả thấp hay dưới ngưỡng phát hiện, virus viêm gan B thể ngủ không gây tổn hại gì cho cơ thể và không lây lan cho người khác. Nồng độ cao khi trên 10.000 IU/ml, mức trung bình là khoảng 2000 – 10.000 IU/ml, mức thấp là dưới 2000 IU/ml.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần theo dõi men gan định kỳ để khi nào virus tấn công tế bào gan và bắt đầu thực hiện điều trị cụ thể. Trường hợp HBV DNA có kết quả thấp hoặc dưới ngưỡng phát hiện, họ được coi là người lành mang mầm bệnh, siêu vi HBV chung sống hòa bình trong cơ thể mà không gây ảnh hưởng tiêu cực gì cho cơ thể và không có khả năng lây lan cho người khác.

Viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây lan

Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm gan B thể ngủ thuộc dạng lành tính vì chúng không nhân lên và không gây tác động xấu lên bệnh nhân tại thời điểm hiện tại. Điều đáng nói ở đây là virus viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây truyền cho người khác thông qua các con đường chính là đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con.

  • Đường máu: Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh, sử dụng các dụng cụ y tế bị nhiễm khuẩn hoặc không vô trùng đúng cách, xăm hình, xỏ khuyên không sát khuẩn dụng cụ,  sử dụng chung vật dụng có dính máu người bệnh (kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…).
  • Đường tình dục: Virus viêm gan B tồn tại trong dịch tiết của cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo… Khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn với người bệnh viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Từ mẹ sang con: Nguy cơ lây nhiễm virus từ mẹ sang con có thể lên tới 90% tùy thuộc vào giai đoạn khác nhau trong thai kỳ. Nguy hiểm hơn, trường hợp trẻ sơ sịnh bị lây nhiễm virus viêm gan B thể ngủ sẽ chuyển thành dạng mạn tính và có diễn biến khá phức tạp.

Viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây lan 1

Viêm gan B thể ngủ vẫn có thể lây lan từ mẹ sang con.

Vrrus viêm gan B dù đang ở thể ngủ nhưng vẫn còn tồn tại trong cơ thể và có khả năng lây lan cho người khác. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Con đường lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B thể ngủ có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào!

Viêm gan B thể ngủ có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào! 1

Virus viêm gan B thể ngủ không hoạt động và không gây ảnh hưởng xấu tới gan. Tuy nhiên, virus viêm gan B chỉ tạm thời không hoạt động, chúng có thể bùng phát tái hoạt động bất cứ lúc nào. Thời gian ngủ kéo dài của virus khác nhau tùy thuộc vào khả năng dung nạp miễn dịch của cơ thể. Điều này có nghĩa là khi cơ thể có sức đề kháng kém, khả năng chống chọi với virus suy giảm làm tăng nguy cơ virus viêm gan B “tỉnh dậy” bất cứ khi nào.

Thực tế, phần lớn bệnh nhân viêm gan B thể ngủ có tâm lý rất chủ quan. Việc thường xuyên có thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều đồ dầu mỡ, sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, lười vận động và không kiểm tra sức khỏe thường xuyên… khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ virus tái hoạt động mạnh mẽ, gây tổn hại tới sức khỏe gan.

Viêm gan B được biết đến là bệnh lý có diễn biến phức tạp, dấu hiệu không rõ ràng, gan bị tổn thương dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Do đó, người viêm gan B thể ngủ tuyệt đối không được chủ quan, cần theo dõi và kiểm soát thường xuyên đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế nguy cơ virus hoạt động trở lại. Đặc biệt là phụ nữ mang thai hay có dự định mang thai để tránh lây nhiễm cho con cái về sau.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm gan B có sinh con được không?

Viêm gan B thể ngủ có cần điều trị không?

Viêm gan B thể ngủ có cần điều trị không? 1

Viêm gan B thể ngủ nên virus ở trạng thái không hoạt động, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Vì vậy, bệnh nhân không cần điều trị bất kỳ loại thuốc nào. Bởi các thuốc tây y điều trị hiện nay chỉ có tác dụng ức chế virus HBV phát triển ồ ạt với viêm gan B cấp và mạn tính mà thôi.

Do đó, bạn vẫn có thể sống hòa bình với bệnh trong nhiều năm mà không cần điều trị. Thậm chí, nhiều trường hợp virus vẫn “ngủ quên” cả đời, không bao giờ thức dậy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn được phép chủ quan vì virus viêm gan B có thể tái hoạt động ở bất kỳ thời điểm nào. Khi virus hoạt động khiến men gan tăng, bệnh nhân bộc lộ các dấu hiệu của viêm gan cấp hoặc mãn tính. Lúc này, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Người bệnh cần chăm sóc sức khỏe và tầm soát bệnh thường xuyên để hạn chế nguy cơ virus viêm gan B tỉnh giấc, bằng cách:

  • Tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt mỡ động vật.
  • Tuyệt đối kiêng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tham gia các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu, chơi cầu lông…
  • Thiết lập thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và thực hiện các xét nghiệm liên quan tới virus viêm gan B để theo dõi chặt chẽ, đề phòng HBV tái hoạt động.
  • Sử dụng một số loại thảo dược như cà gai leo hay mật nhân được xem có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm nhanh và cao. Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho người thân và cộng đồng bằng cách sinh hoạt tình dục sử dụng bao cao su, không hiến máu, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm, dao cạo râu…). Phụ nữ có ý định mang thai cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.

Chủ động dùng Giải độc gan Tuệ Linh để giúp viêm gan B thể ngủ không tỉnh giấc!

Tuy viêm gan B thể ngủ không cần dùng thuốc điều trị gì nhưng nếu được hỗ trợ về mặt sức khỏe, giúp tăng kháng thể nội sinh và khống chế sự nhân lên của virus thì tốt nhất cho bệnh nhân. Để làm được điều này, bạn nên dùng TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh hoặc Giả độc gan Tuệ Linh Plus.

Chủ động dùng Giải độc gan Tuệ Linh để giúp viêm gan B thể ngủ không tỉnh giấc! 1

Giải độc gan Tuệ Linh có thành phần chuẩn hóa từ cà gai leo và mật nhân. Trong đó, hoạt chất có trong cà gai leo có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, tăng kháng thể nội sinh cho cơ thể. Còn mật nhân có khả năng phục hồi tổn thương tế bào gan. Do đó, Giải độc gan Tuệ Linh không chỉ dành cho người viêm gan virus thể hoạt động, bệnh nhân xơ gan dùng kết hợp thuốc điều trị mà còn đạt hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân viêm gan B thể ngủ.

Giải độc gan Tuệ Linh Plus là thế hệ cải tiến của Giải độc gan Tuệ Linh với công thức vượt trội khi bổ sung gấp đôi hàm lượng cà gai leo cùng mật nhân, khúng khéng, atiso, kế sữa có công dụng:

  • Hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan trong viêm gan virus, xơ gan, người uống nhiều bia rượu, thuốc có hại cho gan.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng: Men gan cao, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, mẩn ngứa do chức năng gan kém.

Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus được sản xuất từ nguồn cà gai leo sạch đạt chuẩn GACP tại Vùng trồng cà gai leo rộng lớn nhất Việt Nam (Mỹ Đức – Hà Nội) cho hàm lượng dược chất cao nhất kết hợp dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại nâng tầm chất lượng sản phẩm. Cho tới nay, Giải độc gan Tuệ Linh có được sự tin dùng của hàng triệu người dùng, góp phần chăm sóc sức khỏe gan của người Việt.

Để nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất BẤM XEM Ở ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Viêm gan B thể ngủ không gây tác động tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đảm bảo cho sức đề kháng của bản thân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe lá gan thật tốt để hạn chế nguy cơ virus viêm gan B tái hoạt động trở lại nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-the-ngu.html/feed 0
Bị viêm gan B tuyệt đối KHÔNG uống rượu bia! https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-uong-ruou-bia-duoc-khong.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-uong-ruou-bia-duoc-khong.html#respond Wed, 20 Mar 2024 07:22:06 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=12998 Rượu bia là thức uống không tốt với sức khỏe con người. Bạn biết mình bị viêm gan B nhưng nhiều khi trong công việc, xã giao lại phải uống rượu bia? Bạn không biết rằng liệu đã mắc viêm gan B thì có uống được rượu bia không? Nếu bắt buộc phải uống thì làm thế nào để hạn chế tác động của nó lên gan? Hay cùng viemgan.com.vn phân tích và tìm hiểu chi tiết nhé!

Bị viêm gan B tuyệt đối KHÔNG uống rượu bia! 1

Tác động của rượu bia lên gan

Rượu bia được biết đến là đồ uống không thể thiếu trong mỗi cuộc vui hay tụ họp. Khi dung nạp vào cơ thể, rượu bia sẽ được hấp thụ ở đường tiêu hóa (trong đó 20% tại dạ dày, 80% tại ruột non) và đi vào máu. Chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và khí thở.

Còn lại 90% lượng cồn trong đồ uống này sẽ thẳng tiến tới gan . Ở đây, cồn sẽ được các tế bào gan xử lý, tiến hành quá trình khử độc trước khi bị đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khả năng khử động của gan có hạn, các tế bào gan chỉ có thể lọc được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu nồng độ cồn trong máu càng cao, thời gian xử lý càng lâu hơn.

Tác động của rượu bia lên gan 1

Các chuyên gia cho biết, chất cồn nạp vào cơ thể ở mức an toàn là 1 đơn vị mỗi ngày. Trong đó, 1 đơn vị = 25ml thức uống có cồn 40 độ hoặc 50ml đối với đồ uống có cồn 20 độ. Khi vượt quá lượng này, tế bào gan hoạt động quá tải. Cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde nhưng lại không tiếp tục chuyển thành acid acetic. Khi đó acetaldehyde tích tụ lại sẽ rất độc cho gan mà cả hệ thần kinh, thị giác, dạ dày, đường tiêu hóa…

Khi độc tố ứ đọng lại ngày một nhiều trong gan khiến gan bị nhiễm độc nặng nề. Tình trạng này tăng dần và ảnh hưởng trên diện rộng khiến chức năng gan bị ảnh hưởng và tàn phá nghiêm trọng. Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động bị rối loạn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Càng uống nhiều rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng.

Theo thống kê, có khoảng 90 – 100% người nghiện rượu nặng phát triển gan nhiễm mỡ. Trong số đó, có tới 10 – 35% sẽ phát triển thành xơ gan do rượu. Và khoảng 20 – 40% người viêm gan do rượu tiến triển thành xơ gan. Trên 20% người gan nhiễm mỡ do rượu tiến triển trực tiếp sang xơ gan cực kỳ nguy hiểm. Như đã biết, người xơ gan có nguy cơ cao bị ung thư gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng.

Tóm lại, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây hại cho gan, có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan thậm chí ung thư gan. Bởi khi uống rượu bia, chất cồn gây tác động trực tiếp lên gan, khiến tế bào gan bị tổn thương, làm suy giảm chức năng gan và gây ra các bệnh lý nguy hiểm về gan.

Viêm gan B có uống rượu bia được không?

Viêm gan B là bệnh lý gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sau một thời gian làm chức năng gan suy giảm. Từ đó, khiến việc đào thải chất độc trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lâu ngày, chất độc tích tụ lại nhiều trong cơ thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Rượu bia là một trong những đồ uống nằm trong danh sách mà bệnh nhân viêm gan B cần tránh. Chính vì vậy người bị viêm gan B nên nói “KHÔNG” với rượu bia. Bởi khi dung nạp, chúng gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe, điển hình là:

Tăng chất độc cho gan

Tăng chất độc cho gan 1

Gan là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc xử lý cồn trong cơ thể. Khi tiêu thụ rượu bia, gan phải chuyển đổi chất cồn trong nó thành các chất khác như axit axetic và axit acetyl-CoA, sau đó phân huỷ thành CO2 và nước đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ rượu bia quá mức cho phép khiến gan hoạt động quá tải, nên chuyển hóa cồn thành acetaldehyde – một chất độc gây tổn thương gan. Theo thời gian, lượng acetaldehyde tích tụ lại làm tăng chất độc cho gan khiến gan ngày càng suy yếu.

Khiến bệnh viêm gan B nặng hơn

Chức năng gan vốn đã bị suy yếu khi bị virus viêm gan B tấn công, nếu bệnh nhân sử dụng rượu bia làm tăng tác động tiêu cực lên gan của mình. Trong quá trình phân hủy rượu của cơ thể tạo ra chất cực độc, những chất này kích hoạt quá trình viêm phá hủy tế bào gan khiến tình trạng viêm và tổn thương gan trầm trọng hơn. Điều này khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nguy hiểm như viêm gan B mạn, xơ gan, ung thư gan

Bên cạnh đó, uống rượu bia hay các đồ uống có cồn còn làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị viêm gan B như thuốc chống virus… Nó cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình phục hồi của bệnh

Theo các chuyên gia y tế, người bị viêm gan B cần tránh uống rượu bia hoàn toàn để hạn chế tổn thương gan và tăng cường quá trình điều trị. Nếu gặp khó khăn trong quá trình kiêng rượu, hãy thảo luận với bác sĩ về cách giảm lượng rượu bia tiêu thụ hoặc bỏ rượu bia hoàn toàn.

Giảm nguy hại khi uống rượu cho người viêm gan B

Nếu đang bị viêm gan B và có thói quen uống rượu bia, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ bỏ rượu bia. Tuy nhiên, nếu chưa bỏ được hoàn toàn, trong một số trường hợp bắt buộc phải uống thì bạn cần thực hiện một số khuyến cáo sao để giảm tải tác hại của rượu bia lên cơ thể như sau:

 Không uống rượu khi đói

 Không uống rượu khi đói 1

Uống rượu khi đói gây kích thích quá mức đến dạ dày khiến bạn cảm thấy khó chịu, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, uống rượu khi đói còn dẫn tới tình trạng say rất nhanh, gây căng thẳng cho gan và tăng nguy cơ tổn thương gan theo thời gian. Vì vậy, nếu phải sử dụng loại đồ uống này, bạn không nên uống khi bụng rỗng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cá nhân nhé.

Uống với lượng hạn chế tối đa

Thực tế, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân viêm gan B cần kiêng rượu bia tuyệt đối kể cả khi đang điều trị bệnh hoặc sức khỏe ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu chưa thể cai rượu hoàn toàn hoặc trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bạn nên dùng với lượng hạn chế nhất có thể để giảm tối thiểu tác động lên gan.

Uống thật nhiều nước cùng

Khi uống rượu bia, bạn càn uống nhiều nước cùng nhằm hỗ trợ cơ thể có đủ lượng dịch để đào thải rượu bia cùng các chất chuyển hóa của nó qua nước tiểu. Nhờ đó mà quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng, phòng ngừa tình trạng mất nước khi say rượu.

Nước lọc là lựa chọn đơn giản và an toàn nhất với hầu hết mọi người. Nên tránh sử dụng chung với các loại đồ uống chứa nhiều đường, caffeine, các loại đồ uống có ga… có thể khiến cơ thể mất nước, kéo dài các dấu hiệu nôn nao, khó chịu.

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả 1

Nạp rượu bia vào cơ thể gây tác động xấu lên cơ thể, để giảm thiểu tác hại của rượu bia bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây. Rau xanh và trái cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm tác động tiêu cực của rượu bia đối với cơ thể. Chúng giúp giảm việc hình thành các gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm, oxy hóa và tổn thương tế bào.

Bên cạnh đó, rau xanh và trái cây còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác khó chịu và khó tiêu khi uống rượu bia. Một số loại rau xanh, trái cây còn có khả năng tăng cường quá trình thải độc của cơ thể, loại bỏ các chất độc hại từ rượu bia nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, bạn đừng quên bổ sung loại thực phẩm này để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đồng thời giảm thiểu xấu của rượu bia nhé.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?

Sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh sau khi uống

Để giảm tác hại của rượu bia, bạn nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược nhằm giải rượu, chống say rượu và bảo vệ gan hiệu quả. Hai sản phẩm được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng là Giải độc gan Tuệ LinhGiải độc gan Tuệ Linh Plus.

Sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh sau khi uống 1

Giải độc gan Tuệ Linh với thành phần chuẩn hóa từ cà gai leo và mật nhân có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp giải độc rượu bia rất hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị viêm gan virus, làm chậm sự tiến triển của xơ gan, hỗ trợ giảm men gan cao, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan.

Giải độc gan Tuệ Linh Plus là thế hệ 2 của Giải độc gan Tuệ Linh danh tiếng với công thức đột phá khi gia tăng gấp đôi hàm lượng cà gai leo kết hợp mật nhân, kế sữa, khúng khéng cùng vitamin B giúp đem lại hiệu quả vượt trội, đặc biệt là tác dụng giải rượu, chống say rượu và bảo vệ gan hiệu quả.

Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus được sản xuất từ nguồn cà gai leo sạch đạt chuẩn GACP tại vùng trồng cà gai leo rộng lớn tại Mỹ Đức – Hà Nội cho hàm lượng hoạt chất cao nhất, kết hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại mang lại chất lượng sản phẩm vượt trội.

Với công thức ưu việt, Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus mang lại tác dụng giải độc rượu bia, giải độc gan, phòng ngừa xơ gan và hỗ trợ điều trị viêm gan virus hiệu quả.

Để nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất BẤM XEM Ở ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Uống rượu bia gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bệnh nhân viêm gan B. Vì vậy, khi mắc viêm gan B bạn cần kiêng tuyệt đối loại đồ uống này. Bên cạnh đó, cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-uong-ruou-bia-duoc-khong.html/feed 0
Điều trị viêm gan b bằng thuốc đông y – XEM NGAY! https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-thuoc-dong-y.html https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-thuoc-dong-y.html#respond Tue, 19 Mar 2024 07:54:09 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=12944 Có bệnh thì “vái tứ phương” nên nhiều bệnh nhân viêm gan B thường tìm đến nhiều phương pháp chữa bệnh từ đông đến tây y.  Trong đó, các bài thuốc đông y được nhiều người ưa chuộng vì an toàn, ít tác dụng phụ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các bài thuốc đông y chữa viêm gan B và lưu ý khi sử dụng. Cùng theo dõi nhé!

Điều trị viêm gan b bằng thuốc đông y - XEM NGAY! 1

Ưu nhược điểm khi điều trị viêm gan B bằng thuốc đông y

Viêm gan B là bệnh lý phổ biến về gan, nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra khiến chức năng gan dần suy giảm. Bệnh nhân có các dấu hiệu phổ biến như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn…

Trong đông y, gan thuộc hành Mộc, có chức năng chủ về tàng huyết, tiết mật, giúp tiêu hóa thức ăn và điều hòa khí huyết. Viêm gan thuộc chứng “Hoàng đản” (hay còn gọi là vàng da), “Hiếp thống” đi cùng với rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, phải kể đến thực tà xâm nhập (do virus viêm gan B, C…).

Theo đông y, thực tà xâm nhập là cảm phải thấp nhiệt tà khiến can khí uất lại, không sơ tiết được làm cho công năng vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng, khí huyết ứ trệ gây mệt mỏi. Lâu ngày, thấp nhiệt độc tà xâm nhập huyết phận, trở trệ can mạch và đởm mạch (can mạch phân bố ở vùng hạ sườn, đởm mạch tuần hoàn ở vùng mạn sườn) dẫn tới chứng Hiếp thống (đau tức nặng vùng hông sườn).

Ưu nhược điểm khi điều trị viêm gan B bằng thuốc đông y 1

Điều trị viêm gan B theo đông y được rất nhiều người bệnh áp dụng bởi những ưu điểm nổi bật như:

  • An toàn, ít tác dụng phụ: Bài thuốc đông y có thành phần là các thảo dược thiên nhiên, lành tính, ít các tác dụng phụ hơn so với thuốc tây y.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài: Các bài thuốc đông y chú trọng điều trị tận gốc nguyên nhân, giúp cơ thể được bồi bổ, tăng cường chức năng gan và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý đi kèm: Chẳng hạn như mất ngủ, cơ thể suy nhược.

Bên cạnh những ưu điểm, áp dụng các bài thuốc đông y trị viêm gan B cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Tác dụng chậm: Điều trị bằng đông y mang lại hiệu quả chậm hơn nên cần thời gian dài hơn so với sử dụng tây y.
  • Chất lượng thuốc khó kiểm soát: Có khá nhiều sản phẩm đông y trên thị trường với chất lượng kém gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, gây ra tình trạng tiền mất tật mang.
  • Cần sự kiên trì: Do có hiệu quả chậm nên bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc mới mang lại hiệu quả tốt.
Bệnh nhân cần lưu ý, đông y không phải là phương pháp thay thế cho chuẩn đoán và điều trị của y học hiện đại. Đặc biệt là trong trường hợp của viêm gan B, khi can thiệp y tế hiện đại như sử dụng thuốc kháng vi rút và theo dõi tổn thương gan là rất quan trọng.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm gan B có chữa khỏi được không?

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm gan B nổi bật

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm gan B nổi bật 1

1. Bài thuốc trị dương hoàng

Bài thuốc bao gồm:

  • Nhân trần 30g
  • Vọng cách 20g
  • Chi tử 10g
  • Vỏ đại (sao vàng) 10g
  • Ý dĩ 30g
  • Thần khúc 10g
  • Atiso 20g
  • Cuống rơm nếp 10g
  • Nghệ vàng 20g
  • Mã đề 12g
  • Mạch nha 16g
  • Cam thảo nam 8g

Cách thực hiện như sau:

  • Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc thuốc bằng đất cùng 500ml nước, sắc cho tới khi còn 150ml.
  • Chắt nước đầu ra, cho thêm nước vào sắc tiếp để lấy thêm 100ml.
  • Trộn chung nước thu được của cả hai lần, chia đều các phần và uống trong ngày.
  • Nên uống trước các bữa ăn và uống liên tục từ 7 – 10 ngày.

2. Bài thuốc trị âm hoàng

Bài thuốc bao gồm các vị thuốc:

  • Nhân trần 30g
  • Vọng cách 20g
  • Gừng khô 8g
  • Quế thông 4g
  • Ý dĩ 30g
  • Thần khúc 10g
  • Atiso 20g
  • Cuống rơm nếp 10g (đã sao)
  • Nghệ vàng 20g
  • Củ sả 8g
  • Mạch nha 16g
  • Cam thảo nam 8g (đã sao).

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả vị thuốc vào ấm đất sắc với 500ml nước cho tới khi còn 150ml.
  • Nước đầu chắt ra, tiếp tục cho nước vào sắc tiếp để lấy thêm 100ml.
  • Lấy nước đầu và nước sắc lần thứ hai trộn chung với nhau và chia đều các phần uống trong ngày.
  • Uống trước bữa ăn, uống liên tục từ 7 – 10 ngày.

3. Bài thuốc trị can nhiệt tỳ thấp (viêm gan có vàng da kéo dài)

3. Bài thuốc trị can nhiệt tỳ thấp (viêm gan có vàng da kéo dài) 1

Hay còn gọi là viêm da có vàng da kéo dài với các dấu hiệu như bụng chướng, miệng ăn không muốn ăn, tức vùng ngực sườn, miệng khô, vùng gan đau nóng, da sạm, đi tiểu ít, nước tiểu có màu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng, mạch huyền.

Bài thuốc 1:

  • Nhân trần 20g
  • Chi tử 12g
  • Uất kim 8g
  • Ngưu tất 8g
  • Đinh lăng 12g
  • Hoài sơn 12g
  • Ý dĩ 16g
  • Biển đậu 12g
  • Rễ cỏ tranh 12g
  • Sa tiền tử 12g
  • Ngũ gia bì 12g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Nhân trần 20g
  • Bạch truật 12g
  • Sa tiền 12g
  • Đẳng sâm 16g
  • Phục linh 12g
  • Trư linh 8g
  • Trạch tả 12g
  • Ý dĩ 12g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Bài thuốc 3:

  • Hoàng cầm 12g
  • Hoạt thạch 12g
  • Đại phúc bì 12g
  • Phục linh 8g
  • Trư linh 8g
  • Bạch đậu khấu 8g
  • Kim ngân 16g
  • Mộc thông 12g
  • Nhân trần 20g
  • Cam thảo 4g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

4. Bài thuốc trị can uất, tỳ hư, khí trệ

Bài thuốc trị viêm gan mạn tính do viêm gan siêu vi với biểu hiện đau tức mạn sườn phải, đau tức ngực sườn, miệng đắng, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, phân nát, lưỡi nhạt màu, có rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Các bài thuốc điều trị bao gồm:

Bài thuốc 1:

  • Rau má 12g
  • Mướp đắng 12g
  • Thanh bì 8g
  • Chỉ thực 8g
  • Uất kim 8g
  • Hậu phác 8g
  • Ý dĩ 16g
  • Hoài sơn 16g
  • Biển đậu 12g
  • Đinh lăng 16g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Sài hồ 12g
  • Bạch thược 8g
  • Chỉ thực 6g
  • Xuyên khung 8g
  • Hậu phác 6g
  • Cam thảo 6g
  • Đương quy 6g
  • Đại táo 8g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Sài thược lục quân thang

  • Bạch truật 12g
  • Đẳng sâm 12g
  • Phục linh 8g
  • Cam thảo 6g
  • Trần bì 6g
  • Bán hạ 6g
  • Sài hồ 12g
  • Bạch thược 12g

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

5. Bài thuốc trị can âm bị tổn thương

5. Bài thuốc trị can âm bị tổn thương 1

Bệnh nhân có các dấu hiệu hồi hộp, choáng đầu, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu có màu vàng, mạch huyền sác.

Bài thuốc 1:

  • Sa sâm 12g
  • Mạch môn 12g
  • Thục địa 12g
  • Thiên môn 8g
  • Kỷ tử 12g
  • Huyết dụ 16g
  • Hoài sơn 16g
  • Ý dĩ 16g
  • Hà thủ ô 12g
  • Tang thầm 8g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Bài thuốc 2:

  • Sa sâm 12g
  • Sinh địa 12g
  • Nữ trinh tử 12g
  • Mạch môn 12g
  • Bạch thược 12g
  • Kỷ tử 12g
  • Hà thủ ô 12g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, nếu bệnh nhân mất ngủ gia toan táo nhân 10g. Sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g.

6. Bài thuốc trị khí trệ huyết ứ (viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ)

Chủ trị viêm gan B mạn có kèm hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Các dấu hiệu bao gồm sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn uống kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác.

Bài thuốc 1:

  • Kê huyết đằng 12g
  • Cỏ nhọ nồi 12g
  • Uất kim 8g
  • Tam lăng 8g
  • Nga truật 8g
  • Chỉ xác 8g
  • Sinh địa 12g
  • Mẫu lệ 16g
  • Quy bản 10g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Bài thuốc 2:

Tứ vật đào hồng gia giảm:

  • Bạch thược 12g
  • Đương quy 8g
  • Xuyên khung 12g
  • Đan sâm 12g
  • Hồng hoa 8g
  • Đào nhân 8g
  • Diên hồ sách 8g.

Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Nếu bệnh nhân có biểu hiện lách to gia:  Tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

☛ Tham khảo thêm: Điều trị viêm gan B theo phác đồ Bộ Y tế!

Lưu ý khi chữa viêm gan B bằng bài thuốc đông y

Lưu ý khi chữa viêm gan B bằng bài thuốc đông y 1

Mặc dù việc sử dụng thuốc đông y để chữa viêm gan B an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây để mang lại hiệu quả:

  • Bệnh nhân không tự ý áp dụng bài thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để có chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của thầy thuốc, tuân thủ đúng giờ giấc và liều lượng mỗi lần uống thuốc.
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng, chỉ được thay đổi khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc ngay và tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Sau khoảng thời gian dài dùng thuốc mà tình trạng của bệnh nhân vẫn không mấy khả quan thì cần cân nhắc khám lại để bác sĩ tư vấn về cách chữa sao cho phù hợp.
  • Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn ăn uống; kiêng rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Thường xuyên theo dõi chức năng gan định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?

Giải độc gan Tuệ Linh – Giải pháp từ thảo dược cho người viêm gan B

Để điều trị viêm gan B hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc dược liệu giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus. Điển hình là 2 sản phẩm Giải độc gan Tuệ LinhGiải độc gan Tuệ Linh Plus.

Giải độc gan Tuệ Linh - Giải pháp từ thảo dược cho người viêm gan B 1

Giải độc gan Tuệ Linh với công thức chuẩn hóa từ cà gai leo và mật nhân với công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan virus (đặc biệt viêm gan B mạn thể hoạt động), làm chậm sự tiến triển của xơ gan, tăng cường miễn dịch nội sinh, hạ men gan, cải thiện chức năng gan.

Đặc biệt, Giải độc gan Tuệ Linh Plus được nâng cấp từ Giải độc gan Tuệ Linh với công thức vượt trội khi bổ sung gấp đôi hàm lượng cà gai leo kết hợp mật nhân, kế sữa, khúng khéng, actiso trở thành lựa chọn hàng đầu cho người viêm gan virus B, xơ gan và những người thường xuyên sử dụng rượu bia nhờ những ưu điểm nổi bật:

  • Hỗ trợ đưa virus viêm gan B, C về âm tính nhanh chóng.
  • Ngăn chặn sự tiến triển của xơ gan hiệu quả.
  • Hỗ trợ ổn định men gan, giảm các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, ngứa da.
  • Giải rượu và giảm thiểu tác động của rượu bia đối với gan và hệ thần kinh hiệu quả hơn.

Giải độc gan Tuệ LinhGiải độc gan Tuệ Linh Plus được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cà gai leo sạch đạt chuẩn GACP, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng hiệu quả. Từ đó, đem lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus, tăng cường khả năng giải độc gan, hạ men gan và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.

Tìm nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Điều trị viêm gan B bằng đông y có ưu điểm an toàn, ít tác dụng phụ, giúp cải thiện chức năng gan và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì sử dụng thuốc kết hợp một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bang-thuoc-dong-y.html/feed 0
Điều trị viêm gan B bao lâu, khi nào thì dừng? https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bao-lau.html https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bao-lau.html#respond Tue, 19 Mar 2024 04:01:56 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=12905 Viêm gan B là bệnh lý về gan rất nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó, việc điều trị nên được thực hiện càng sớm càng sớm càng tốt để giảm thiểu những tổn thương lên lá gan. Nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc “Điều trị viêm gan B trong bao lâu?”. Tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

Điều trị viêm gan B bao lâu, khi nào thì dừng? 1

Khi nào cần điều trị viêm gan B?

Viêm gan B được biết đến là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh do virus viêm gan B (HBV). Điều đáng nói hơn, có khoảng 30% người bệnh không có dấu hiệu nào rõ rệt cho tới khi bệnh chuyển nặng. Điều trị kiểm soát tình trạng viêm gan B là điều cần thiết.

Mục tiêu của điều trị là giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan, phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị mang lại kết quả tốt vẫn là một vấn đề rất nan giải bởi cho tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh lý này.

Khi nào cần điều trị viêm gan B? 1

Điều trị viêm gan B chủ yếu là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bị viêm gan B đều bắt buộc phải điều trị. Cụ thể như sau

Trường hợp không cần điều trị: HBsAg (+) HBeAg(-) chứng tỏ có virus viêm gan B nhưng virus không có dấu hiệu sinh sôi; không có các biểu hiện lâm sàng. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh.

Trường hợp bắt buộc phải điều trị: Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg (+) HBeAg (+) chứng tỏ người bệnh đang mắc viêm gan B, virus đang sinh sôi phát triển mạnh và người bệnh có dấu hiệu lâm sàng của bệnh rõ (mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt…), chỉ số ALT tăng (bình thường ALT= 40U/L, khi mắc bệnh ALT tăng >=2 lần) thì cần phải dùng thuốc điều trị gấp.

Trường hợp phải theo dõi sát sao chặt chẽ, chưa cần điều trị:

  • Nếu kết quả HBsAg (+) HBeAg(+) có sự xuất hiện của virus viêm gan b và đang sinh sôi nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Trường hợp này là người bệnh chưa cần dùng thuốc điều trị, song người bệnh có nguy cơ virus tái kích hoạt cao nên phải theo dõi sát sao khi thấy có dấu hiệu lâm sàng thì phải điều trị ngay.
  • Nếu HBsAg (+) HBeAg (-) chứng tỏ có sự xuất hiện của virus nhưng không có dấu hiệu sinh sôi nhưng lại xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Trường hợp này là người bệnh bị viêm gan B mạn, virus từng kích hoạt âm thầm sau đó ngừng kích hoạ. Ở trường hợp ngày người bệnh cũng chưa cần điều trị song cần phải theo dõi chặt chẽ, thực hiện thăm khám và xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải điều trị ngay.
Việc điều trị viêm gan B được khuyến khích nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ngừa tình trạng xơ gan, ung thư gan đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, quyết định điều trị như thế nào cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn dựa trên các yếu tố cụ thể của từng người bệnh.

Điều trị viêm gan B trong bao lâu?

Hiện nay, chưa có bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe nào khẳng định chính xác được thời gian điều trị viêm gan B. Điều này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp điều trị sử dụng và đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

Với các trường hợp bắt buộc phải điều trị, thời gian điều trị sẽ tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày kết quả xét nghiệm cho thấy HVN-DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường tức là đạt mục tiêu điều trị. Cụ thể chi tiết như sau:

Đối với viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính thường tự khỏi mà hiếm khi cần điều trị, hơn 95% trường hợp tự phục hồi mà không cần dùng thuốc. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số biện pháp hỗ trợ nên thực hiện như:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có dấu hiệu lâm sàng.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung tăng cường rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế chất béo, giảm lượng muối, kiêng rượu bia.
  • Tránh các thuốc chuyển hóa qua gan.
  • Uống nhiều nước nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, thải lọc các chất chuyển hóa qua gan.
Khi khỏi viêm gan B cấp tính, bệnh nhân vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ gan.

Đối với viêm gan B mạn tính

Nếu thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải điều trị, thì thời gian điều trị phụ thuộc phác đồ điều trị:

– Dùng thuốc kháng virus:

Đối với viêm gan B mạn tính 1

Điều trị bằng thuốc kháng virus như lamivudine, entecavir, tenofovir hoặc các biến thể khác, thời gian điều trị thường kéo dài từ ít nhất vài tháng đến 3 năm. Thời gian điều trị sẽ kéo dài tới một thời điểm mà HBV DNA về dưới ngưỡng và đưa ALT về mức bình thường mới ngừng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi định kỳ, kể cả những người ngừng điều trị HBV – DNA ở ngưỡng thấp. Nếu tái phát có thể sẽ điều trị đợt mới!

Cũng có một số bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc điều trị viêm gan B suốt đời nhằm duy trì kiểm soát virus và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

– Điều trị bằng tiêm interferon:

Sử dụng tiêm interferon, thời gian điều trị 1 liệu trình kéo dài từ vài tháng đến 1 năm. Bác sĩ thường chỉ định tiêm interferon trong các trường hợp đặc biệt (phụ nữ muốn sinh con, nhiễm đồng thời virus viêm gan B…) hoặc khi sử dụng thuốc kháng virus không đạt hiệu quả. Nếu tái phát sẽ dùng 1 liệu trình tiếp.

– Điều trị bằng phương pháp khác:

Ngoài thuốc, một số phương pháp điều trị khác như ghép gan có thể được áp dụng trong các trường hợp nặng. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nguồn tạng hiến tặng có sẵn không và có biến chứng đào thải của cơ thể với lá gan mới được cấy ghép hay không. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị xơ gan mất bù (biến chứng nghiêm trọng của viêm gan B).

Tóm lại, thời gian điều trị viêm gan B bao lâu sẽ được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa, dựa vào mức độ nhiễm virus, tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị. Bệnh nhân cần có tâm lý thoải mái, phối hợp điều trị với bác sĩ để mang lại hiệu quả cao.

☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc điều trị viêm gan B mới nhất hiện nay

Làm gì để rút ngắn thời gian điều trị viêm gan B?

Để rút ngắn thời gian điều trị viêm gan B, hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Điều trị sớm

1. Điều trị sớm 1

Sau khi chẩn đoán mắc viêm gan B, việc điều trị sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân, phải kể đến:

  • Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh: Bằng cách điều trị sớm sau khi chẩn đoán ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, giúp giảm nguy cơ tổn thương gan.
  • Kiểm soát nhiễm virus: Nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
  • Cải thiện chức năng gan: Chức năng gan được cải thiện, ngăn chặn suy giảm chức năng gan và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
  • Tăng cơ hội hồi phục: Điều trị sớm có thể tăng cơ hội hồi phục hoặc đạt được sự kiểm soát dài hạn của bệnh giúp bệnh nhân duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý việc quyết định sớm và phương pháp điều trị cụ thể cần được đưa ra dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

2. Tuân thủ điều trị

Điều trị viêm gan B thường sử dụng thuốc như lamivudine, entecavir, tenofovir… Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời điểm và đúng cách. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng thuốc đột ngột gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, thậm chí xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

3. Theo dõi định kỳ

Trong quá trình điều trị viêm gan B, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

4. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

4. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh 1

Để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý bằng cách:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi, các loại hạt và ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Lựa chọn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa từ thịt gà, cá, đậu hạt, sữa không béo.
  • Giảm tiêu thụ đường và đồ ngọt để hạn chế gánh nặng cho gan, duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Hạn chế rượu bia và thuốc lá để tránh gây tổn hại tới gan.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng cho gan và tăng cường miễn dịch.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế stress.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, khi bắt buộc phải tiếp xúc cần sử dụng các đồ bảo hộ cần thiết.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì?

4. Hỗ trợ về tâm lý

Người bệnh viêm gan B thường có tâm lý lo lắng, bất an gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị. Do đó, cần có biện pháp hỗ trợ tâm lý từ người nhà hoặc các chuyên gia để giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị, duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Giải độc gan Tuệ Linh – Giải pháp vàng cho người viêm gan B

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chỉ định, người bệnh viêm gan B có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm từ thảo dược nhằm cải thiện sức khỏe an toàn và hiệu quả. Điển hình là Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus.

Giải độc gan Tuệ Linh - Giải pháp vàng cho người viêm gan B 1

Giải độc gan Tuệ Linh với sự kết hợp chuẩn hóa giữa cà gai leo và mật nhân mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus (đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động), giảm men gan, làm chậm sự tiến triển của xơ gan.

Giải độc gan Tuệ Linh Plus là thế hệ thứ hai được cải tiến từ Giải độc gan Tuệ Linh với công thức vượt trội khi gấp đôi hàm lượng cà gai leo kết hợp cùng mật nhân, Kế sữa, Khúng khéng, actiso, vitamin nhóm B giúp hỗ trợ giảm nhanh virus viêm gan B, ngăn chặn xơ gan, hạ men gan, giảm các triệu chứng của bệnh gan (như mệt mỏi, chán ăn, vàng da…).

Sản phẩm được thử nghiệm dược tính, không tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

Nhiều năm có mặt trên thị trường, Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh PLus được các chuyên gia gan mật khuyên dùng và nhận được sự tin tưởng của hàng triệu người bệnh.

Tìm nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất TẠI ĐÂY

Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Điều trị viêm gan B trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân viêm gan B cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng lối sống lành mạnh để chung sống hòa bình với bệnh viêm gan B nhé.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/dieu-tri-viem-gan-b-bao-lau.html/feed 0
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Giải đáp từ chuyên gia https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-qua-duong-an-uong-khong.html https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-qua-duong-an-uong-khong.html#respond Fri, 15 Mar 2024 13:41:08 +0000 https://www.viemgan.com.vn/?p=6815 Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra, bệnh lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nên nhiều người thắc mắc không biết viêm gan B có lây qua đường ăn uống hay không. Cùng tìm hiểu những thông tin sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Giải đáp từ chuyên gia 1

Mức độ lây nhiễm của bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành với tốc độ cao gấp 50 đến 100 lần so với virus HIV. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus HBV có thời gian tồn tại trong môi trường ít nhất 7 ngày. Với những người chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B, nếu bị nhiễm virus HBV thì thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 30 đến 180 ngày. Sau khi cơ thể nhiễm virus tầm 30 đến 60 ngày có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm HBsAg.

Bệnh viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng cao phát triển từ cấp tính thành viêm gan B mạn tính. Do đó, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc viêm gan B các chuyên gia khuyến cáo bạn nên nắm rõ kiến thức về vấn đề lây nhiễm bệnh viêm gan B, bằng cách nào để có thể ngăn ngừa bệnh lây nhiễm.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh là virus HBV. Virus lây truyền từ người này qua người khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Do đó, có nhiều người nhầm tưởng rằng sử dụng chung các đồ dùng như bát, thìa, muỗng… trong ăn uống sẽ bị lây nhiễm virus viêm gan B. Từ đó, họ có thái độ xa lánh người bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tinh thần của họ.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? 1

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng viêm gan B không lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường như nói chuyện, bắt tay, hắt hơi, ho hay ăn thực phẩm được nấu bởi người bệnh viêm gan B, hôn má, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng có chứa dịch tiết nước bọt. Do đó, khi ăn uống và sử dụng chung bát đũa… với người bệnh thì khả năng lây bệnh hầu như không có.

Virus viêm gan B thường xuất hiện trong máu, dịch bạch huyết, dịch âm đạo, tinh dịch của người bệnh. Do đó, mọi người có thể yên tâm phần nào khi ăn uống và sinh hoạt cùng với người bệnh. Người bệnh mắc viêm gan B phải ăn uống, sinh hoạt riêng là điều không cần thiết.

Ngoài ra, mọi người cần tìm hiểu kỹ về con đường lây nhiễm của bệnh nhằm có biện pháp chủ động phòng tránh, hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh. Cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để có biện pháp điều trị mang lại hiệu quả.

Tìm hiểu chi tiết: Viêm gan B có lây qua đường nước bọt?

Viêm gan B lây nhiễm qua những đường nào?

Có rất nhiều con đường có nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ người này sang người khác. Nhằm phòng tránh căn bệnh này, ngoài việc tiêm phòng vắc xin, chúng ta cũng nên cẩn thận đề phòng các tác nhân gây truyền nhiễm bệnh. Để thực hiện đề phòng thật tốt, mỗi người bắt buộc phải nắm rõ những con đường lây bệnh chủ yếu. Có 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B bao gồm:

Đường máu

Đường máu 1

Virus viêm gan B tồn tại trong máu của người bệnh với số lượng lớn. Khi da hoặc niêm mạc bị xước mà tiếp xúc với máu của người bệnh rất có khả năng bị lây nhiễm. Với những người có vết thương hở tạo môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Một số việc làm làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B như:

  • Sử dụng chung bơm, kim tiêm.
  • Truyền máu, sử dụng các chế phẩm máu của người nhiễm bệnh.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu, bấm móng tay…
  • Thực hiện các dịch vụ làm đẹp (xăm hình, xỏ khuyên…), dịch vụ nha khoa, phẫu thuật ở những địa chỉ không đảm bảo uy tín…

Từ mẹ sang con

Theo kết quả của một số nghiên cứu, nếu mẹ bị viêm gan B mạn tính có thể lây truyền cho con mình lên tới 95% trong quá trình mang thai và chuyển dạ khi không có biện pháp phòng tốt. Ngoài ra, nếu mẹ bị viêm gan B mãn tính truyền virus cho con, khả năng cao đứa trẻ sẽ tiếp tục phát triển thành viêm gan B mãn tới 90% gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sau này. Do đó, phụ nữ mang thai cần được chẩn đoán, theo dõi nếu mắc viêm gan B, đây là bước rất quan trọng giúp ngăn chặn chu kỳ viêm gan B mãn.

Tùy thuộc vào giai đoạn mang thai, tỷ lệ nhiễm bệnh cho thai nhi như sau:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi khoảng 1%.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi tăng lên 10%.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Giai đoạn này tỷ lệ lây nhiễm khá cao, lên tới khoảng 70%.
  • Sau sinh: Nếu không có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bé, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con lên tới 90%.

Các chuyên gia khuyến cáo, các bà mẹ mang thai nên kiểm tra thường xuyên xem cơ thể có nhiễm virus viêm gan B hay không. Đối với trẻ được sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B mạn tính cần được tiêm vắc xin viêm gan B ngay từ khi chào đời để hạn chế khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Đây là biện pháp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm đáng kể. Đối với thai phụ có tải lượng virus rất cao cũng có thể được điều trị trong thai kỳ nhằm ngăn ngừa lây truyền cho bào thai.

Tuy virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con, nhưng việc cho con bú bằng sữa mẹ vẫn được coi là an toàn bởi virus viêm gan B không lây truyền qua sữa mẹ. Chúng chỉ lây nhiễm cho trẻ khi người mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú.

Đường tình dục

Đường tình dục 1

Virus viêm gan B tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch nên quan hệ tình dục không an toàn có thể lây nhiễm virus này. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục tăng lên khi quan hệ tình dục gây tổn thương dà kèm theo hoặc đồng mắc với các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác. Các bệnh lý này có thể gây ra các ổ mủ, loét da bộ phận sinh dục làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B.

Phương thức lây truyền qua đường tình dục đặc biệt thường gặp ở đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục với đồng giới hoặc có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm.

Thông tin chi tiết: Viêm gan B lây qua đường nào?

Làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B?

Virus viêm gan B có khả năng lây truyền nhanh chóng, gây ra những tổn thương gan nặng nề. Do đó, mọi người cần chủ động phòng tránh bệnh để ngăn chặn việc nhiễm virus HBV. Dựa vào các con đường lây nhiễm của bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo các trường hợp như sau:

1. Đối với con đường lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mắc viêm gan B nên điều trị dứt điểm mới tính mang thai. Trong quá trình mang thai phát hiện mắc viêm gan B cần theo dõi và thăm khám thường xuyên. Sau sinh cần có biện pháp phòng tránh lây lan cho trẻ.

Những thai phụ có nồng độ virus cao, có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng virus HBV trong 3 tháng cuối thai kỳ nhằm làm giảm nồng độ virus xuống mức thấp, giảm nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.

Với trẻ sơ sinh, việc tiêm ngừa vacxin viêm gan B được khuyến cáo thực hiện trong 24 giờ sau sinh để ngăn chặn việc lây truyền virus. Vắc xin viêm gan B giúp tạo ra kháng thể chống lại virus trong cơ thể của bé, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm virus khi chẳng may tiếp xúc với virus trong quá trình sinh nở.

Đặc biệt với những trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, ngoài việc tiêm phòng vacxin ngừa viêm gan B như những đứa trẻ khác thì bé còn cần tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng thể HBIG (là một loại thuốc chứa kháng thể chống lại virus viêm gan B) trong vòng 12 giờ sau khi sinh.

2. Đối với con đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục

Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung, cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn bằng các biện pháp như:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng với người chưa hiểu rõ về tình trạng nhiễm bệnh.
  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy 1 vợ – 1 chồng để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

3. Đối với con đường lây truyền qua đường máu

Thận trọng và tuân thủ các biện pháp an toàn khi tham gia các hoạt động tiếp xúc với máu người khác như:

  • Khi có vết thương hở cần vệ sinh sạch sẽ, băng bó cẩn thận để tránh lây nhiễm viurs viêm gan B cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xăm hình, xỏ khuyên… nên thực hiện ở những cơ sở đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
  • Khi truyền máu cần đảm bảo an toàn, kiểm tra máu trước khi truyền nhận, dụng cụ y tế cần đảm bảo vô trùng, khử trùng theo tiêu chuẩn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm viêm gan B qua đường máu một cách tối đa.

4. Đối với con đường lây truyền qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân

Đảm bảo vệ sinh và tiệt trùng đồ dùng cá nhân của riêng mình, không sử dụng chung vật dụng cá nhân và các vật dụng có khả năng dính máu của người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ lót, dụng cụ cắt móng, khăn tắm, kim tiêm… Điều này giúp giảm nguy cơ truyền nhiễm virus viêm gan B qua con đường này.

Hiện nay, biện pháp phòng ngừa viêm gan B tốt nhất là tiêm vaccine ngừa viêm gan B. Việc tiêm vaccine được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất trong việc phòng ngừa bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine ngừa viêm gan B đã chứng minh hiệu quả lên đến 98%. Nó cũng được xác định là an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B? 1

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu

Đọc chi tiết: Hướng dẫn tiêm phòng viêm gan B

Mặc dù viêm gan B không lây qua đường ăn uống, nhưng lại dễ dàng lây truyền qua máu và dịch tiết nhiễm bệnh. Do đó, mọi người cần tăng cường ý thức phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin phòng viêm gan B, thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, và duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.

]]>
https://www.viemgan.com.vn/viem-gan-b-co-lay-qua-duong-an-uong-khong.html/feed 0
Xét nghiệm viêm gan B ở đâu là tốt nhất? https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-o-dau-la-tot-nhat.html https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-o-dau-la-tot-nhat.html#respond Wed, 13 Mar 2024 09:43:03 +0000 https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-o-dau-la-tot-nhat.html Viêm gan B là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất ở gan. Tuy nhiên, căn bệnh này lại không có những triệu chứng rõ ràng nên việc sàng lọc cũng như chẩn đoán bệnh cần thực hiện thông qua việc thăm khám và xét nghiệm. Chính vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm viêm gan B là rất cần thiết cho việc thăm khám và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các địa chỉ xét nghiệm viêm gan B uy tín.

Xét nghiệm viêm gan B ở đâu là tốt nhất? 1

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ xét nghiệm Viêm gan B tốt

Như đã nói ở trên, nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B không có biểu hiện lâm sàng. Ngay cả khi nhiễm virus trên 6 tháng, bệnh phát triển thành mãn tính, người bệnh vẫn không có triệu chứng, biểu hiện gì. Chính vì tính chất “thầm lặng” như vậy mà viêm gan B đã trở thành một căn bệnh rất nguy hiểm trên toàn thế giới. Nó không chỉ tác động xấu đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng tới người xung quanh bởi khả năng lây truyền mạnh mẽ.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp không có hoặc có rất ít triệu chứng, chỉ đến khi bệnh phát triển có những biến chứng nặng nề thì mới đi xét nghiệm để chẩn đoán điều trị bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm viêm gan B là rất cần thiết để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn, giảm gánh nặng chi phí cũng như rút ngắn thời gian chữa trị.

Để lựa chọn một địa chỉ xét nghiệm viêm gan B đáng tin cậy và uy tín, cần xem xét các tiêu chí sau đây:

  • Kinh nghiệm và danh tiếng: Địa chỉ xét nghiệm nên có kinh nghiệm lâu năm và được công nhận trong ngành. Điều này đảm bảo rằng họ đã tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các xét nghiệm một cách chính xác và đáng tin cậy. Bạn cũng nên kiểm tra xem họ có giấy phép hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật hay không.
  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Cơ sở y tế cần được trang bị đầy đủ và hiện đại các thiết bị cần thiết để thực hiện xét nghiệm viêm gan B. Đảm bảo rằng trang thiết bị đạt tiêu chuẩn về chất lượng của Bộ Y tế và có nguồn gốc uy tín. Nếu trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn, có thể dẫn đến kết quả không chính xác.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Đội ngũ bác sĩ và nhân viên có bằng cấp và kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng quá trình xét nghiệm được thực hiện bởi những người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
  • Chi phí xét nghiệm: Một địa chỉ xét nghiệm uy tín cũng nên cung cấp thông tin chi phí xét nghiệm một cách minh bạch trên bảng tin hoặc website của họ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và số lượng xét nghiệm bạn được chỉ định.
  • Chất lượng dịch vụ: Bạn cũng nên xem xét đánh giá từ người dùng trước đó, trải nghiệm trực tiếp của họ và thông tin được cung cấp trên website chính thức của địa chỉ xét nghiệm. Chất lượng dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm.

Tóm lại, việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm viêm gan B nên dựa trên sự kết hợp của các tiêu chí trên để đảm bảo bạn nhận được kết quả chính xác và đáng tin cậy nhất.

Xét nghiệm viêm gan B ở đâu tốt nhất

Xét nghiệm viêm gan B là cách tốt nhất để chúng ta phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nhờ đó tránh được những biến chứng xấu xảy ra. Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm định lượng virus viêm gan B. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở y tế có uy tin và mức độ tin cậy cao để không bị tiền mất tật mang. Dưới đây là những địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tốt nhất tại 3 thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Hà Nội

1. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Hà Nội 1

Bạch Mai là một trong 6 bệnh viện top đầu cả nước. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng cao, chăm sóc toàn diện với mô hình khép kín, bao gồm cả khám bệnh ngoại trú, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, thăm dò chức năng với những trang thiết bị y tế hiện đại, và đội ngũ các thầy thuốc giỏi, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm.

Thực hiện xét nghiệm viêm gan B ở bệnh viện Bạch Mai sẽ được khoa Truyền nhiễm, trung tâm bệnh nhiệt đới của bệnh viện thực hiện.

Bệnh nhân có thể đăng ký ngày giờ đến khám bệnh và lựa chọn bác sĩ khám qua website của bệnh viện. Việc đăng ký này sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi. Ngoài ra, mọi người đều có thể truy cập vào trang web để tham vấn sức khỏe để được các bác sỹ chuyên khoa giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh tật một cách sớm nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng kho truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai, số 78 Đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Sáng từ: 6h30 – 12h00. Chiều từ: 13h30 đến 18h00. (Từ thứ 2 đến thứ 7)
  • Điện thoại: 024 3868 9963 – Hotline: 1900 3228

2. Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương

Đây là địa chỉ hàng đầu trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó có viêm gan virus. Đặc biệt, bệnh viện có khoa Viêm gan, nơi tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về gan như: xơ gan, viêm gan, rối loạn chuyển hóa…

Không những vậy, bệnh viện còn trang bị nhiều kỹ thuật cùng trang thiết bị hiện đại phục vụ trong xét nghiệm viêm gan như: sinh thiết gan, định lượng virus… Bệnh viện có một số bác sĩ khám và điều trị viêm gan giỏi như:

  • ThS.BS Nguyễn Ngọc Phúc: Trưởng khoa Viêm gan
  • ThS. BSCK2 Mai Đình Cửu: Phó khoa Viêm gan

Để tiết kiệm thời gian và không phải chờ lâu, người bệnh có thể đặt lịch khám qua tổng đài để sắp xếp thời gian.

Thông tin liên hệ:

+) Cơ sở 1: Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội

  • Thời gian làm việc: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00 (từ thứ 2 đến thứ 6). Thứ 7 sáng từ 7h30 – 11h30.
  • Số điện thoại: 024 3581 0173

+) Cơ sở 2: Số 78 đường Giải Phóng, Hà Nội

  • Thời gian làm việc: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h (từ thứ 2 đến chủ nhật). Cuối tuần chỉ khám dịch vụ
  • Số điện thoại: 024 3576 3491

3. Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Hà Nội 2

Phòng khám trực thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập từ năm 2011 để chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh ở nhiều lĩnh vực. Người bệnh có thể đến chuyên khoa tiêu hóa để được thực hiện xét nghiệm Viêm gan B. Phòng khám hội tụ nhiều Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đến từ các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, viện E… cùng với máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp việc xét nghiệm và chẩn đoán có độ chính xác cao.

Để không phải chờ lâu người bệnh có thể đến phòng khám sớm hoặc liên hệ lịch khám qua số điện thoại bên dưới.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 574 7788
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 7h30 đến 12h từ thứ 2 – thứ 7

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Đà Nẵng

1. Bệnh viện Đà Nẵng

Thành lập từ trước năm 1945, bệnh viện Đà Nẵng là một trong những bệnh viện hàng đầu và lâu đời nhất của thành phố. Bệnh viện phục vụ khám và chữa trị đa dạng các chuyên khoa, trong đó khoa Tiêu hóa – Gan mật là một trong những thế mạnh của bệnh viện.

Có nhiều bệnh nhân hài lòng về chất lượng thăm khám tại bệnh viện, độ hài lòng của khách hàng xoay quanh trình độ chuyên môn của bác sĩ cao, nhẹ nhàng và tận tâm chia sẻ với bệnh nhân cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại nên việc thực hiện thăm khám và chẩn đoán được chuẩn xác và nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236 3821 118

2. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tại Đà Nẵng 1

Là bệnh viện tư nhân hàng đầu tại miền Trung Việt Nam, Hoàn Mỹ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với hơn 45 khoa, 42 phòng điều trị và 8 phòng VIP. Trong đó, khoa ngoại tiêu hóa – gan – mật tại bệnh viện được đông đảo người bệnh tìm đến và đánh giá rất cao. Họ hài lòng với trình độ của bác sĩ và phương pháp chữa trị với các đơn thuốc cực kỳ chất lượng.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 291 Nguyễn Văn Linh, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236 3650 676

3. Bệnh viện C Đà Nẵng

Với nhiều năm hoạt động trong nghề, bệnh viện C là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ y tế nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đơn vị thường xuyên nâng cấp về cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ nên luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh từ trước đến nay.

Đặc biệt, chi phí thăm khám và xét nghiệm bệnh gan có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người bệnh. Không những thế, quy trình thăm khám tại bệnh viện cũng đơn giản nên có thể tiết kiệm được thời gian và không phải chờ đợi lâu.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 122 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 0236 821 480

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tốt ở TP. Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tốt ở TP. Hồ Chí Minh 1

Đây cũng là một trong những bệnh viện lớn được nhiều bệnh nhân thăm khám mỗi ngày. Đặc biệt, bệnh viện Đại học Y dược Tp. HCM còn có phòng khám Viêm gan chuyên biệt có nhiệm vụ thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan.

Do đó, đây là địa chỉ xét nghiệm viêm gan B đáng tin cậy được nhiều người lựa chọn. Vì là bệnh viện lớn nổi tiếng với lượt người đến thăm khám đông nên trước khi đến thăm khám, người bệnh nên gọi điện trước qua tổng đài để đặt số khám.

Thông tin liên hệ của bệnh viện:

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Sáng 6h30 – 11h30 (từ thứ 2 – thứ 6) và sáng thứ 7 từ 6h30 – 12h
  • Điện thoại: (+84-28) 3855 4269

2. Bệnh viện Chợ Rẫy

Là 1 trong 5 bệnh viện thuộc hạng đặc biệt cấp quốc gia, bệnh viện Chợ Rẫy được đánh giá là địa chỉ khám và xét nghiệm viêm gan B tốt nhất ở TP. HCM. Hiện nay, bệnh viện có khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan với 2 phòng khám bao gồm:

  • Phòng khám tại tầng 1 toàn nhà A của bệnh viện thực hiện khám cho các bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
  • Khu khám dịch vụ 602, phòng khám dịch vụ dành cho bệnh nhân không sử dụng thẻ hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan của bệnh viện trang bị đầy đủ máy móc tiên tiến và đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng ứng dụng xét nghiệm PCR trong chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi điều trị viêm gan B nên số lượt thăm khám ở bệnh viện vô cùng đông đúc.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: 7h – 16h Từ thứ 2 – thứ 6, từ 7h – 11h vào thứ 7

3. Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM

Địa chỉ xét nghiệm viêm gan B tốt ở TP. Hồ Chí Minh 2

Nếu như bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương ở Hà Nội là địa chỉ hàng đầu trong việc thăm khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm khu vực phía Bắc thì phía Nam đứng đầu là bệnh viện Nhiệt đới TP HCM.

Với đội ngũ giáo sư, chuyên gia, y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về gan cùng với cơ sở vật chất hiện đại nên thu hút được không ít bệnh nhân tới bệnh viện để xét nghiệm viêm gan B.

Khi đến xét nghiệm viêm gan B tại bệnh viện Nhiệt đới Tp HCM, người bệnh có thể lựa chọn khoa khám bệnh như sau:

Khám tại Khoa khám bệnh (Nằm ở ngay cổng chính của bệnh viện): Khám từ 7h30 – 11h30 sáng và từ 13h – 16h cho thứ 2 đến thứ 6. Khoa cũng có dịch vụ khám theo yêu cầu ngoài giờ làm việc là từ 16h-18h.

Khám tại Khoa khám theo yêu cầu (Nằm ở tòa nhà số 3):Thời gian làm việc từ 6h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30 T2 – T6; Thứ 7 – CN từ 7h30 – 11h30.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 765 Võ Văn Ngân, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 3923 5804

Một số lưu ý khi đi xét nghiệm viêm gan B

Sau khi lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm viêm gan B uy tín, bạn cũng cần chú ý đến một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm. Bao gồm:

  • Tìm hiểu kỹ về thời gian thăm khám, để tiết kiệm thời gian nên đặt lịch qua số qua tổng đài để tránh tình trạng phải chờ đợi.
  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 4 – 6 tiếng để cho kết quả xét nghiệm chính xác. Tốt hơn hết là bạn nên đến bệnh viện vào buổi sáng để thực hiện xét nghiệm viêm gan B.
  • Không sử dụng rượu bia và chất kích thích: Trước giờ làm xét nghiệm nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, cafein để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số trong kết quả xét nghiệm.

Trên đây là một số địa chỉ xét nghiệm viêm gan B uy tín, cho kết quả chính xác mà bạn có thể tham khảo. Bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt, nên nhanh chóng thăm khám khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, nhất là các triệu chứng về gan.

Có thể bạn chưa biết: Bị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính sống được bao lâu?

]]>
https://www.viemgan.com.vn/xet-nghiem-viem-gan-b-o-dau-la-tot-nhat.html/feed 0
Bệnh viêm gan B có lây không? Con đường lây nhiễm viêm gan B https://www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-b-lay-qua-nhung-con-duong-nao.html https://www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-b-lay-qua-nhung-con-duong-nao.html#respond Thu, 23 Nov 2023 08:20:14 +0000 https://www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-b-lay-qua-nhung-con-duong-nao.html Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus viêm gan B (HBV) gây ra và được biết đến là bệnh lý có tính lây truyền với tốc độ nhanh chóng. Bởi vậy, có không ít người cho rằng chỉ cần tiếp xúc tay chân, hơi thở hay ăn uống chung cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, viêm gan B lây truyền từ người bệnh qua người lành như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Bệnh viêm gan B có lây không? Con đường lây nhiễm viêm gan B 1

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus HBV tấn công gan và gây ảnh hưởng xấu tới chức năng gan. Bệnh diễn biến cấp tính với hơn 90% trường hợp khỏi hoàn toàn. Có gần 10% chuyển biến thành viêm gan mạn tính đồng nghĩa virus HBV sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Nếu không có những biện pháp cải thiện, viêm gan mạn tính gây ra biến chứng thành xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Viêm gan B có diễn biến phức tạp và trải qua hai giai đoạn chính là cấp và mạn tính. Cụ thể:

Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, bệnh phát sinh đột ngột, thời gian mắc bệnh ngắn. Có thể phát sinh trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm virus viêm gan B. Hầu hết người bệnh chỉ các các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Một số dấu hiệu mờ nhạt như mệt mỏi, chán ăn, chức năng gan và hệ tiêu hóa suy giảm, đau nhức gan, sốt, nôn mửa, cảm cúm…

Giai đoạn mạn tính: Khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể trên 6 tháng bệnh chuyển sang dạng mạn tính. Bệnh viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu, thậm chí 15 – 30 năm mà ít triệu chứng đặc biệt. Đây là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra. Virus viêm gan B có khả năng lây truyền rất mạnh, hơn từ 50 – 100 lần so với virus HIV. Chúng có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong 7 ngày. Và trong thời gian này nó vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể người được tiêm phòng viêm gan B.

Thông thường, thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi từ 30 – 180 ngày. Virus viêm gan B được phát hiện trong vòng 30 – 60 ngày sau khi nhiễm bệnh. Chúng tồn tại trong cơ thể và tấn công gan của người bệnh. Cách thức lây nhiễm của virus HBV giống HIV, tức là thông qua 3 con đường chính như sau:

Lây truyền qua đường máu

Lây truyền qua đường máu 1

Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B qua đường máu thông qua các trường hợp như sau:

  • Tiếp nhận chế phẩm máu của người bị viêm gan B.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm qua vết thương hở…
  • Dùng chung các đồ dùng có nguy cơ dính máu cao như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người bị nhiễm,
  • Thực hiện các thủ thuật có thể gây chảy máu ( nhổ răng, xăm hình…)
  • Dùng chung các dụng cụ phẫu thuật, tiểu phẫu mà không xử trí vô trùng tốt…

Lây truyền qua quan hệ tình dục

Lây truyền qua quan hệ tình dục 1

Virus viêm gan B có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua hoạt động tình dục. Bởi dịch âm đạo và tinh dịch là nơi “cư trú” của virus HBV nên chúng có thể dễ dàng lây nhiễm cho người khác. Vì thế, nếu quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh lý truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/gái mại dâm…

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B có thể lây truyền sang cho thai nhi. Tỷ lệ lây nhiễm tùy thuộc từng giai đoạn của thai kỳ:

  • Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%,
  • Trường hợp mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10%.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ tỷ lệ lây nhiễm tăng lên 60 – 70%.
  • Ngay sau khi sinh không có biện pháp bảo vệ, tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 90%.

Lây truyền từ mẹ sang con 1

Mẹ truyền sang con là 1 phương thức lây truyền của virus viêm gan B

Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Các liều tiếp theo bổ sung theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe của trẻ và bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B.

Virus viêm gan B có khả năng xuất hiện trong tuyến sữa của người mẹ nhưng rất ít. Trẻ chỉ có thể nhiễm virus từ mẹ qua đường bú nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở và bị chảy máu. Người mẹ bị viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường, nếu xuất hiện vết thương hở ở đầu vú thì ngưng lại cho tới khi lành.

➤ Đọc thêm :Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không?

Một số thắc mắc khác về con đường lây nhiễm viêm gan B?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? 1

Viêm gan B không lây qua ăn uống, tiếp xúc tay chân, nước bọt…

Có nhiều con đường lây nhiễm virus viêm gan B từ người bệnh sang người lành. Có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng chung đồ dùng như bát, thìa, đũa… cũng sẽ bị lây nhiễm virus viêm gan B. Từ đó họ có thái độ xa lánh người bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần cũng như sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe nhận định viêm gan B không lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường như bát tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm nấu bởi người viêm gan B, hôn môi, hôn má, dùng chung các vật dụng có chứa nước bọt. Do đó, khi ăn uống cùng nhau, sử dụng chung bát đũa với người bệnh khả năng nhiễm bệnh hầu như không có.

Virus viêm gan B thường có trong máu, dịch bạch huyết, dịch sinh dục của người bệnh nên lây chủ yếu qua các con đường đã nêu ở phần trên. Mọi người có thể yên tâm phần nào khi sinh hoạt hay ăn uống cùng người bệnh. Thực tế, việc người mắc viêm gan B cần phải ăn uống, sinh hoạt riêng là điều không cần thiết.

Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?

Như đã trình bày các con đường lây nhiễm virus viêm gan b ở trên, có thể khẳng định rằng virus viêm gan B không lây qua đường tiếp xúc thông thường như bắt tay, đường hô hấp như hắt hơi, ho. Tuy nhiên, với trường hợp hôn môi mà khi cả hai bị trầy xước ở môi hoặc các bệnh lý về răng miệng thì có nguy cơ bị lây nhiễm.

Chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không?

Chồng bị viêm gan b có lây sang vợ không? 1

Virus viêm gan B tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo. Do đó, nếu chồng hoặc vợ bị viêm gan B có thể lây cho bạn đời nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn và chưa tiêm phòng viêm gan B. Do đó, tiêm vắc xin viêm gan B là hình thức phòng bệnh chủ động.Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị viêm gan B mà người kia chưa được chích ngừa vắc xin viêm gan B, sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

Người vợ bị viêm gan B thì virus viêm gan B xuất hiện nhiều trong dịch tiết âm đạo của người vợ. Nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn như không sử dụng bao cao cu, dương vật bị trầy xước thì người chồng sẽ dễ bị lây từ vợ. Vi khuẩn viêm gan B có trong dịch tiết âm đạo của vợ sẽ vào trong máu của người chồng qua chỗ trầy xước. Còn nếu không có sự trầy xước thì khó lòng người chồng bị lây nhiễm.

Người chồng bị viêm gan B thì virus viêm gan B có trong tinh dịch của người chồng. Người vợ sẽ dễ dàng bị lây nhiễm nếu người chồng không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và trong âm đạo có sự trầy xước. Virus viêm gan B có trong tinh dục của chồng sẽ vào trong máu của vợ thông qua chỗ trầy xước. Nếu không có sự trầy xước ở âm đạo thì khả năng lây nhiễm cho vợ thấp hơn.

Xem chi tiết: Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ?

Đã từng nhiễm virus viêm gan B có nhiễm lại không?

Hầu hết những người đã từng bị nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ virus này ra khỏi cơ thể thì không bị nhiễm lại. Khi loại bỏ virus viêm gan B, cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh trở lại. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhiễm virus từ thời thơ ấu vẫn bị nhiễm bệnh suốt đời và không bao giờ loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể. Phương pháp xét nghiệm máu giúp bạn biết được mình từng nhiễm virus hay chưa, thời điểm hiện tại có bị nhiễm virus hay không.

Chủ động phòng ngừa viêm gan B có ý nghĩa rất quan trọng, tiêm vắc xin là phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên làm việc với vật sắc nhọn hoặc phụ nữ mang thai…

Tiêm vaccine phòng viêm gan B thì có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm không?

Hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm vaccine viêm gan B quyết định bởi nồng độ kháng thể HbsAb trong máu người. Nồng độ kháng thể cao thì có khả năng bảo vệ chống lây nhiễm tốt. Cụ thể, nồng độ HbsAb trên 10 mlU/ml thì vẫn có khả năng bảo vệ, ngược lại thì không có khả năng bảo vệ. Nồng độ HBsAg vượt 300 mlU/ml thì khả năng kháng virus tốt nhất.

Tiêm vaccine phòng viêm gan B thì có thể ngăn ngừa 100% nguy cơ lây nhiễm không? 1

Tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Đặc biệt, tiêm Vacxin viêm gan B chỉ có tác dụng đối với những người chưa bị nhiễm virus viêm gan B. Tiêm vắc xin viêm gan B giúp cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại virus viêm gan B, tránh lây nhiễm virus sau khi có tiếp xúc sau này. Nếu được tiêm phòng đúng và đủ, hiệu quả bảo vệ của vắc xin lên tới 95% đối với trẻ em và người lớn. Đối với người trên 40 tuổi, hiệu quả bảo vệ khoảng 90%. Hiệu quả bảo vệ có thể kéo dài từ 15 – 20 năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào từng người.

Sau khi tiêm phòng, nồng độ kháng thể HbsAb tốt nhất, song sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mỗi người có thể cần tiêm nhắc lại nếu lượng HbsAb trong máu giảm quá thấp.

Phải làm gì để phòng ngừa viêm gan B?

Hiện nay, nước ta có hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, số người bệnh chuyển sang viêm gan mạn tính, tiến triển thành xơ gan, ung thư gan rất cao nếu không có biện pháp điều trị sớm và đúng cách. Do đó, việc phòng ngừa virus viêm gan B là việc làm hết sức quan trọng.

Hiện nay, đã có vắc xin phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Những người chưa có miễn dịch với viêm gan B cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Đối với những trẻ sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay lập tức để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh tiêm phòng, chúng ta có thể phòng ngừa viêm gan B bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
  • Đối với các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn nên thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân, làm kiểm tra và làm xét nghiệm HbsAg xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch thì nên tiêm phòng trước khi phát sinh quan hệ tình dục.
  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm, vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bông tai…
  • Không được tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai khi chưa có dụng cụ bảo vệ.
  • Băng các vết thương hở để tránh tiếp xúc với máu của người bệnh.
  • Không thực hiện xăm hình, xỏ khuyên…ở những cơ sở làm đẹp không đảm bảo an toàn.

Giải độc gan Tuệ Linh Plus – Sản phẩm thảo dược số 1 cho người viêm gan B

Cà gai leo được nghiên cứu bài bản và chứng minh là thảo dược số 1 cho người bệnh viêm gan virus. Và trong các sản phẩm từ Cà gai leo hiện nay thì TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh Plus hiện đang là sản phẩm đầu tiên được nhiều người tin tưởng chọn lựa.

Giải độc gan Tuệ Linh Plus - Sản phẩm thảo dược số 1 cho người viêm gan B 1

TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh Plus là sản phẩm cải tiến từ Giải độc gan Tuệ Linh – một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất trên thị trường về tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B. Không chỉ tiên phong kết hợp chiết xuất chuẩn hóa Cà gai leo, Mật nhân, Kế sữa, Actiso, Khúng khéng mà còn được thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh viện lớn chứng minh an toàn và hiệu quả vượt trội trong việc:

  • Giúp giải độc, bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại
  • Giúp hạ men gan
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan virus B
  • Giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan.

Sản phẩm đã thử nghiệm dược tính, không có tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Giải độc gan Tuệ Linh Plus thích hợp dùng cho người hay uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với hóa chất độc hại, người bị men gan cao, viêm gan virus, xơ gan.

Sau 2 thập kỷ đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân, Giải độc gan Tuệ Linh và Giải độc gan Tuệ Linh Plus đã vinh dự nhiều năm liền nhận giải thưởng uy tín: Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng, Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng…

Tìm nhà thuốc bán Giải độc gan Tuệ Linh Giải độc gan Tuệ Linh Plus gần bạn nhất TẠI ĐÂY

HoặcBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Giải độc gan Tuệ Linh Plus tại nhà.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời độc giả liên hệ hotline miễn cước 1800.1190 (giờ hành chính) để được giải đáp.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết thắc mắc “Viêm gan B lây qua đường nào?”. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có kiến thức để phòng bệnh viêm gan B một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
]]>
https://www.viemgan.com.vn/benh-viem-gan-b-lay-qua-nhung-con-duong-nao.html/feed 0