Hiện nay, mỗi năm trên thế giới bệnh viêm gan B làm khoảng 600.000 người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới liệt Việt Nam vào danh sách những nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B cao nhất, ước tính khoảng 8,6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Hình ảnh minh họa
Bệnh viêm gan B là do nhiễm siêu vi viêm gan B (Hepatitis B Virus viết tắt là HBV). Vi rút viêm gan B có trong máu của người bệnh, nước bọt, chất tiết âm đạo phụ nữ, trong tinh dịch nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành. Vi rút viêm gan B tấn công lá gan có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính.
Một số đường lây nhiễm quan trọng của Vi rút viêm gan B:
- Mẹ truyền sang con
- Đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, xăm trổ không tiệt trùng kỹ…
- Đường tình dục
Virus viêm gan B có những diễn biến phức tạp và phần lớn người bệnh bị nhiễm vi rút viêm gan B nhưng không có biểu hiện của bệnh nên khó phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số ít người bị nhiễm virut viêm gan B có biểu hiện giống cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi. Nếu nhiễm vi rút viêm gan B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn lên đến 90%, chỉ có 10% chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm vi rút viêm gan B từ lúc mới sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh viêm gan B mạn tính và có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
2. Điều trị bệnh viêm gan B
Hiện nay có phương pháp điều trị bệnh viêm gan B là giúp cơ thể đào thải toàn bộ hoặc 1 phần HBV, giúp ngăn chặn sự nhân lên của vi rút viêm gan B, giảm thiểu tình trạng viêm gan và làm chậm tiến triển bệnh sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
Điều trị viêm gan B cấp tính
Trường hợp mắc viêm gan B cấp tính không cần sử dụng thuốc để điều trị, chủ yếu là hỗ trợ điều trị bằng cách:
- Người bệnh chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ
- Cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi
- Kiêng bia rượu, hạn chế chất béo và muối, tránh các loại thuốc chuyển hóa gan
- Uống nhiều nước giúp tăng cường quá trình trao đổi, thải độc
Điều trị viêm gan B mạn tính
Trường hợp viêm gan B mạn tính cần điều trị bằng thuốc kháng virus, quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc.
Một số loại thuốc đã được cấp phép và sử dụng phổ biến hiện này như:
- Thuốc uống: entecavir (Baraclude), adefovir (Hepsera), lamivudine (Epivir), tenofovir (Viread,topflovir), telbivudine (Tyzeka).
- Thuốc tiêm: alpha-2a, pegylated interferon alfa-2a (Pegasys).
Đọc thêm: Các loại thuốc dùng điều trị viêm gan B hiện nay
3. Phòng bệnh Viêm gan B hiệu quả
Hình ảnh minh họa
- Để phòng tránh tối đa bệnh Viêm gan Virus B thì tiêm phòng viêm gan B là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ làm giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B, hạn chế viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan .
- Tiêm phòng Vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh.
- Những người bị nhiễm viêm gan Virus phải lành mạnh trong sinh hoạt tình dục và dùng bao cao su an toàn, khi khám và điều trị phải sử dụng các dụng cụ tiệt trùng để phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng…
- Hiện nay việc sử dụng các thảo dược tốt cho gan đang được nhiều người tin tưởng vì tính an toàn và hiệu quả cao, trong đó tiêu biểu là cây cà gai leo – dược liệu duy nhất được nghiên cứu chuyên sâu, chứng minh hiệu quả và độ an toàn trên bệnh nhân viêm gan virus B và xơ gan.